Pages

Thứ Năm, 4 tháng 8, 2011

Liệu Trung Cộng Có Dám Đánh Việt Nam Không?


Tác giả : Kỷ Nguyên Nguyễn Văn Tâm
Tranh chấp Biển Đông ngày càng căng thẳng. Sự căng thẳng này lên cao độ khi tàu tuần dương của Trung Cộng ngang ngược cắt dây cáp của tàu Bình Minh 2 trong vùng lãnh hải của Việt Nam rồi không lâu sau đó Trung Cộng tiếp tục hung hãn cắt cáp tàu Viking lần thứ hai.
Mặc dù những hành động hung hăng ăn hiếp đàn áp giết ngư phủ Việt Nam và ngang nhiên chiếm đảo Trường Sa và Hoàng Sa rồi tự đặt lãnh hải hình lưỡi bò bị các nước ASEAN và quốc tế phản đối nhưng Trung Cộng vẫn cứ tiếp tục hành động bá quyền.
Từ lâu nay chính quyền CS Việt Nam đã nhu nhược im lặng một cách ươn hèn chấp nhận sự lấn lướt của bá quyền Trung Cộng. Lần này với biến cố tàu Bình Minh 2 và tàu Viking với sức đề kháng của người dân trong nước cũng như ở hải ngoại quá cao với lòng yêu nước của người dân đang lên như những đợt sóng biển Đông qua những cuộc biểu tình của người dân tại Hà Nội, Saigon và vài thành phố ở Việt Nam và ở hải ngoại đã làm cho những lãnh tụ chóp bu CS Hà Nội không thể im lặng nhu nhược như trước đây nữa. Một vài lãnh tụ chóp bu chớp thời cơ lên tiếng nhưng vẫn còn dè dặt và nước đôi.
Căng thẳng tiếp tục dâng cao khi có thêm nhiều nước trong vùng Đông Nam Á nhảy vào vòng tranh chấp như Phi Luật Tân, Mã Lai và Singapore cực lực lên án hành động bá quyền ngang ngược của Trung Cộng. Nếu trước đây Trung Cộng tuyên bố Biển Đông là vùng quyền lợi cốt lõi thì gần đây Úc cũng cho rằng “an ninh biển Đông là quyền lợi của Úc”. Một thông cáo chung Việt-Mỹ vừa ký kết về tình hình biển Đông cùng với những cuộc tập trận chung Việt-Mỹ, Mỹ-Phi Luật Tân và Mỹ – Nhật cho thấy tình hình biển Đông ngày hôm nay không còn là cục bộ song phương hay chỉ đa phương các nước liên hệ trong vùng mà ảnh hưởng cả thế giới. Tất cả những hành động trên cho thấy Trung Cộng đang bị đẩy vào thế thủ và cô lập. Học giả Tô Hạo (Trung Cộng) đã thổ lộ “hành động của các nước trong khu vực đã làm cho Trung Quốc sợ”
Tính cách cô lập và vô lý bá quyền của Trung Cộng càng lộ rõ tại “Hội Nghị An Ninh Hàng Hải Biển Đông” do Trung Tâm Chiến Lược Quóc Tế Hoa Kỳ (CSIS) tổ chức tại thủ đô DC Mỹ trong hai ngày 20-21 tháng 6, 2011 mà hầu hết những nước tham dự trong đó có Việt Nam, Trung Cộng , Ấn Độ, Úc và nước chủ nhân Hoa Kỳ …. .. đều phản đối luận điệu vô lý và ngược ngạo mâu thuẫn với lịch sử của học giả Tô Hạo đại diện Trung Cộng và lột trần sư trơ trẽn bá quyền chiếm, đảo giành biển của Trung Cộng là phi lý và vi phạm nhửng công ước quốc tề về vùng biển và hải đảo của Liên Hiệp Quốc mà chính Trung Cộng đã ký kết. Thượng nghị sĩ John Mc Cain trong hội nghị đã xác nhận lại lập trường của Hoa Kỳ về biển Đông như sau : ” Hoa Kỳ có lợi ích an ninh quốc gia trong việc duy trì một sự cân bằng chiến lược thuận lợi trong khu vực quan trọng này”, đồng thời TNS Mc Cain còn lên án Trung Cộng đã tạo nên tình trạng căng thẳng biển Đông hiện nay qua những hành đông hung hăng và đòi chủ quyền lãnh thổ vô căn cứ mà họ đang theo đuổi”. Để làm mạnh hơn TNS Mc Cain (CH) cùng với TNS James Webb (DC) đã áp lực để thượng viện Hoa Kỳ đã ra nghị quyết lên án Trung Cộng đến nỗi Trung Cộng phải lên tiếng yêu cầu Mỹ không nên can thiệp vô biển Đông và kết án Hoa Kỳ và các nước bên ngoài dính vô biển Đông là “đang đùa với lữa”.
Dù vậy Trung Cộng trong lòng rất lo ngại sự can dự của nhiều nước vào tình hình biển Đông mà họ sẽ khó một mình tự tung tự tác ăn hiếp các nước nhỏ như Việt Nam
Trước những tấn công của quốc tế, Trung Cộng điên cuồng lại giở trò củ đe dọa Việt Nam dọa sẽ cho Việt Nam thêm một “bài học thứ hai” hoặc kết án cho rằng những hành động của Việt Nam là gây hấn là “phiêu lưu và Việt Nam phải lãnh hậu quả”. Nhà cầm quyền Trung Cộng đã tung ra một chiến dịch vận động đưa ra những học giả, những nhà viết sử và những tướng lãnh đang tại chức cũng như đã về hưu đi khắp nơi trên các phương tiện truyền thông như radio, TV và báo chí để xuyên tạc và kích động lòng yêu nước của người dân Trung Hoa cần phải đứng lên bảo vệ tổ quốc đang bị các nước đe dọa..
Để biểu dương sức mạnh quân sự của mình và để hù dọa Việt Nam và các nước trong vòng tranh chấp, Trung Cộng đã tung ra những tập trận quân sự biểu dương sức mạnh quân sự của nước lớn cho xuất hiện những tuần dương hạm nhất là chiếc Hàng Không Mẫu Hạm đầu tiên vừa mới tân trang mua lại của Nga. Không khí chiến tranh đang bao trùm trên toàn lãnh thổ Trung Hoa. Những nhà lãnh đạo Trung Cộng cố tạo ra những hình ảnh khẫn trương chiến tranh giả tạo để thúc đẩy lòng yêu nước và phẫn nộ của người dân Trung Hoa
Những nhà lãnh đạo chóp bu CS Hà Nội dù nhu nhược nhưng vẫn không thể không nghỉ đến một cuộc đụng độ giữa Trung Cộng và Việt Nam như năm 1979 cho nên Việt Nam cũng có những chuẩn bị quân sự để đương đầu lại với Trung Cộng một khi chiến tranh xảy ra. Việt Nam đã tiếp tục mua những tàu chiến, tàu ngầm của Nga những phi cơ chiến đấu của Nga và của Pháp. Những lãnh tụ chóp bu CS Việt Nam còn phóng tin đồn về triễn vọng một cuộc tổng động viên toàn quốc sẽ xảy ra.
Chạy đua vũ trang và kích động lòng yêu nước bảo vệ tổ quốc cực đoan của Việt Nam và Trung Cộng cùng với những chuyển động quân sự của các nước liên hệ như Hoa Kỳ đã đưa hạm đội vào Biển Đông. Úc cũng điều động lực lượng hải quân đến biển Đông. Ấn Độ từ xa cũng không ngồi yên cũng đưa lực lượng hải quân tiến về biển Đông. Nhật là nước có nhiều xung đột với Trung Cộng cũng chuẩn bị quân đội Nhật Hoàng trong thế chiến đấu làm cho người dân thế giới cảm thấy cuộc chiến tranh giữa Trung Cộng và Việt Nam không thể tránh khỏi.
Chiến tranh giữa Trung Cộng và Việt Nam có xảy ra hay không là do phía Trung Cộng chủ động ra tay trước chớ còn Việt Nam là nước nhỏ và đa số lãnh tụ chóp bu của đảng Cộng Sản Việt Nam là những tay sai lệ thuộc Tàu làm sao dám đi trước trong chiến tranh.
Lập trường nhìn từ phía Trung Cộng liệu họ có dám ra tay trước để gây chiến như năm 1979 hay không?
Chắc chắn tình hình ngày hôm nay sẽ không giống như năm 1979 khi đó Việt Nam bị cô lập trên trường quốc tế và hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Cộng. Chiến tranh biên giới trước đây hoàn toàn không ảnh hưởng đến quyền lợi của thế giới nhứt là Hoa Kỳ và khối ASEAN nên họ đã không can thiệp cho để Trung Cộng tha hồ tự tung tự tác tác oai tác quái mà Việt Nam chỉ biết cúi đầu chịu trận chống đở mà thôi. Dù vậy Trung Cộng vẫn không tạo được một chiến thắng như ý. Trái lại Trung Cộng đã chịu nhiều thiệt hại đáng kể với hàng chục ngàn binh sĩ tử thương rồi cũng phải rút quân hết về bên Tàu một cách âm thầm.
Ngày hôm nay các nhà lãnh đạo quân sự cũng như chính trị gia chóp bu Trung Cộng phải lượng định và học bài học năm 1979 và phải phối hợp với tình hình biển Đông phức tạp và đa diện khác hẳn với tình hình chiến tranh biên giới năm 1979 chắc chắn họ sẽ không dám liều lĩnh phiêu lưu vào một cuộc chiến tranh mà chắc chắn kết quả sẽ không như ý. Trái lại khi Trung Cộng gây ra chiến tranh Trung-Việt thì họ sẽ nhận lãnh thêm nhiều hậu quả.
Trong chiến tranh năm 1979 với lực lượng hùng hậu nhiều binh đoàn và sư đoàn nhưng Trung Cộng đã không đạt được kết quả như ý thì ngày hôm nay làm sao Trung Cộng có thể đạt được kết quả như ý khi đơn phương gây ra cuộc chiến với Việt Nam trên biển Đông với ý đồ giành đảo, chiếm biển bá quyền vô lý đang bị cộng đồng thế giới lên án và các nước trong vùng chống đối.
Nói theo luật giang hồ băng đảng một “tay anh chị” đàn anh khi đối đầu với đồi thủ băng đảng yếu hơn thuộc đàn em của mình thì “tay anh chị” phải tính cho kỷ “đánh là phải thắng và phải hạ đối thủ” thì mới ra tay để tiếp tục bảo vệ cái tên tuổi, tiếng tăm “tay anh chị” của mình bằng không ngược lại nếu cuộc thư hùng bất phân thắng bại thì tên tuổi của “tay anh chị” đó sẽ tiêu tan và có thể mất đi vị thế đàn anh “băng đảng” của mình.
Trở lại tình hình biển Đông, Trung Cộng được coi như “tay anh chị băng đảng” trong vùng chắc chắn những lãnh tụ chóp bu Trung Công phải lượng giá được kết quả cùng những hậu quả khi cuộc chiến với Việt Nam xảy ra. Cho nên nhiều phần Trung Cộng sẽ không dám ra tay trước tấn công Việt Nam trên biển Đông.
Dù Trung Cộng không dám đánh Việt Nam trong lúc này nhưng tình hình biển Đông không phải vì vậy mà yên. Căng thẳng vẩn tiếp tục lên cao nếu những tham vọng bá quyền giành đảo chiếm biển chưa được giải quyết. Khi căng thẳng này còn thì những lãnh tụ chóp bu CSViệt Nam sẽ lợi dụng sự căng thẳng này tạo ra tình hình khẩn trương để tiếp tục trấn át những tiếng nói dân chủ đối lập và kiểm soát những phong trào yêu nước vừa dâng cao trong những cuộc biểu tình tự phát chống Trung Cộng gần đây để phục vụ và củng cố những chiếc ghế của mình để tiếp tục lãnh đạo đàn áp nhân dân và tham nhũng ăn cướp tài sản của nhân dân.
Từ chỗ này những nhà hoạt động dân chủ, những lãnh tụ thanh niên sinh viên trong phong trào yêu nước vừa qua với những tổ chức đang có sẵn với lòng yêu nước đang dân cao phải đề cao cảnh giác và đoàn kết chặt chẽ thành một khối tạo ra một phong trào có thế nhân dân rộng khắp tiếp tục chống Trung Cộng bá quyền bảo vệ tổ quốc và lật đổ chế độ độc tài toàn trị của tập đoàn CSViệt Nam để đưa nước Việt Nam đến một nước Việt Nam tự do, đa nguyên dân chủ, và nhân quyền để từ đó Việt Nam mới được quốc tế, trong đó có Hoa Kỳ, ủng hộ mạnh mẽ hơn và liên kết trong những liên minh gắn bó như liên minh Mỹ-Phi và Mỹ-Nhật để Việt Nam được bảo vệ lâu dài trước ý đồ tham vọng bá quyền của Trung Cộng thì lúc đó Việt Nam mới có thể tạm yên thân để xây dựng và phát triển đất nước tiến bộ theo theo trào lưu thế giới phát triển văn minh của ngày hôm nay./.

Không có nhận xét nào: