Đọc bản tin về việc chính quyền Hà Nội đối thọai với những người đã ký kiến nghị phản đối thông báo yêu cầu ngưng biểu tình của UBND Hà nội, tôi thấy đây là một bứơc tiến mới trong tiến trình chuyển hóa dân chủ tại Việt Nam. Tuy nhiên chúng ta không nên vội lạc quan. Theo tôi đây chỉ là một thủ thuật, vừa trấn áp, vừa “vuốt”, của nhà cầm quyền. Những thủ thuật này có thể làm “nguội” đi cơn sốt biểu tình, va do đó, đạt được mục đích “hai mặt” của HN: sử dụng đúng đô (dose) các cuộc biểu tình trong các cuộc đối thọai với TQ, đồng thời làm nguội nó đi khi không cần thiết nữa, để không cho đụng đến các lãnh vực và vấn đề nhậy cảm.
Tình hình vừa qua, nhìn tổng quát, đã diển ra như thế này: “cho phép” biểu tình ở Hà Nội và cấm triệt để ở Saigon, đều là có toan tính. Ở HN nhà cầm quyền dễ kiểm sóat được tình hình, còn ở Saigon, dễ chuyển sang các khu vực “cấm” nhanh hơn. Ngay tại HN, khi biểu tình trở thành “thói quen”, đạt đỉnh cao, kéo dài, bắt đầu “nóng” , cần hạ nhiệt bằng biện pháp vùa qua: vừa cấm vừa “đối thọai”.
Các nhân sĩ và thanh niên HN làm sao “gây lại” biểu tình sau thủ thuật “hạ nhiệt” vừa qua của chính quyền?? Đây là một bài tóan khó. Chúng ta thử động não xem thế nào. Căng với chính quyền thì không đuợc. “Nhịn” đi biểu tình thì “ấm ức”. Làm sao gỉai tỏa ấm ức này. Ngược lại, Hà Nội có thể mua thêm được thời gian để tìm một giải pháp, nhưng giải pháp nào thì cũng không có nền tảng để bền vững nếu không chấp nhận dân chủ.
Tôi cho rằng chúng ta cần có một cách nhìn thích hợp với trường hợp VN. Cuộc chiến đấu chống độc tài vì dân chủ diễn ra trong bối cảnh chính trị đặc thù của VN: vừa phải chống bành trướng Tầu, lại vừa phải chống độc tài đảng trị CS, lai vừa phải sống chung trong chế độ CS (như dân miền tây Nam bộ sống chung với lũ). Cuộc chiến giữa hai bên lại phải tiếp tục, sau đối thọai, nhưng ở một giai đọan mới –giai đọan sau biểu tình. Trong bối cảnh đó, cuộc đấu tranh cho dân chủ tại VN mang một sắc thái đặc thù chính vì nó diễn ra trong mối quan hệ “vừa đối lập vừa thống nhất” và luôn biến chuyển, giữa bên phản kháng và bên cầm quyền, trong mối nguy bành trướng Đại Hán “đỏ” TQ –bành trướng TQ tự nhiên trở thành một yếu tố thứ ba, bên ngòai hai yếu tố đối lập kia. Yếu tố ngọai tại này làm cho hai yếu tố nội tại (tại VN) kia trở nên vừa đối lập vừa thống nhất. Và cuộc diện chính trị tại VN đang và sẽ tiếp tục diễn tiến trong mối tương quan đặc biệt này. Và cũng chính vì thế mà nó mang tính chuyển hóa (transformation), nhưng là một chuyển hóa mang tính Việt Nam: vừa đấu tranh, vùa chuyển hóa, và chuyển hóa ở cả hai bên, đối kháng và cầm quyền, và bên nào chuyển hóa kịp thời và đúng tình thế, bên đó sẽ nắm ưu thế hơn. Kết quả sau cùng của cuộc chuyển hóa nào cũng phải là “đột biến”, nhưng ở VN, đột biến êm thắm hay đổ vỡ, tùy thuộc vào kết quả “tự chuyển hóa” của giới cầm quyền.
Tôi đề nghị chúng ta thử áp dụng cách nhìn này, và cái khung sườn tham khảo (frame of reference hay working theory) này, khi theo dõi biến chuyển tại VN từ trước đến nay, từ sau “đổi mới” của đảng CS, và nhất là cho thời kỳ đang tới –thời kỳ sau biểu tình chống Trung quốc.
Đoàn Viết Hoạt
(28.8.2011)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét