Pages

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

Bao giờ đường cao tốc mới mang lại hiệu quả?


Ông Huỳnh Ngọc Sĩ bị bắt trong vụ hối lộ
“Dự án đại lộ Đông – Tây”

Hòa Ái

Đặc biệt vấn đề quản lý trong sử dụng đồng vốn hiện nay của Việt Nam đang còn bị thất thoát. Tham nhũng tiêu cực nhiều cho nên nhiều công trình bị rút ruột bởi số vốn người ta cấp có khả năng đảm bảo chất lượng tương đối, nhưng trong quá trình tổ chức bị thất thoát, có khi đến 20-30% lượng vốn đó – nguyên ĐBQH. Lê Văn Cuông
Trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, chính phủ Việt Nam kêu gọi ưu tiên cho xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, qui mô lớn và hiện đại, đặc biệt dành cho phát triển hạ tầng giao thông.
Trong đó các dự án đường cao tốc là một trong những ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng thực trạng hiệu quả kinh tế của những dự án này ra sao?

Chưa có một km đường đạt tiêu chuẩn quốc tế
Phát biểu gần đây với báo giới, ông Thang Văn Phúc, nguyên thứ trưởng Bộ Nội Vụ cho biết nhận định của mình về đường cao tốc của Việt Nam hiện nay chưa có nổi một km đạt tiêu chuẩn quốc tế, dẫn đến hiện trạng đường sá không có chất lượng, tốc độ phát triển giao thông vẫn không được cải thiện dù chủ trương của chính phủ là đầu tư chiến lược, trọng điểm và mũi nhọn dành cho phát triển hạ tầng giao thông, đặc biệt là các tuyến đường cao tốc.
Ông Phúc nhận định vì chủ trương dàn trải, không tập trung, chổ nào cũng làm đường mà không ra đường sá gì cả. Ông Phúc nêu lên ví dụ Đại Lộ Thăng Long được cho là tốt nhất Việt Nam cũng chỉ xứng là “đại lộ làng”. Ông Phúc cho rằng Việt Nam chưa có nổi một km đường cao tốc đạt chuẩn quốc tế thì làm sao mà phát triển và công nghiệp hóa được.
chổ nào cũng làm đường mà không ra đường sá gì cả, ví dụ Đại Lộ Thăng Long được cho là tốt nhất Việt Nam cũng chỉ xứng là “đại lộ làng”. Việt Nam chưa có nổi một km đường cao tốc đạt chuẩn quốc tế thì làm sao mà phát triển và công nghiệp hóa được.
ông Thang Văn Phúc
Trong khi đó, các chuyên gia trong ngành giao thông cho rằng phương án dàn trải để khắc phục khó khăn của hệ thống hạ tầng đường sá thấp kém của Việt Nam hiện nay là hợp lý. Thạc sĩ Trần Minh Phụng cho biết ý kiến của mình:
“Theo quan điểm của mình thì đất nước vẫn còn nghèo. Mạng lưới giao thông của Việt Nam thì rất phức tạp. Có hai đồng bằng lớn, đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, có hệ thống kênh mương chằng chịt rất là nhiều. Do đó để hiện đại hóa mạng lưới đường giao thông thì phải đầu tư dàn trải vậy thôi. Chính phủ cũng hướng về nông thôn là chủ yếu vì nông thôn Việt Nam chiếm 80%.
Tôi thấy chủ trương của nhà nước như vậy là thích hợp để thu ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Ngoài ra, nhà nước cũng đầu tư tuyến đường trọng điểm để nối liền những khu kinh tế thương mại lớn như đường huyết mạch quốc lộ 1. Do đó đầu tư dàn trải theo tôi thấy cũng phù hợp.”

Những hư hỏng trên tuyến cao tốc TP.HCM-Trung Lương. Nguồn: vaidiakythuatvn.com
đất nước vẫn còn nghèo. Mạng lưới giao thông của Việt Nam thì rất phức tạp. Có hai đồng bằng lớn, đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, có hệ thống kênh mương chằng chịt rất là nhiều. Do đó để hiện đại hóa mạng lưới đường giao thông thì phải đầu tư dàn trải
Thạc sĩ Trần Minh Phụng
Dù phát triển giao thông được ưu tiên nhưng trong điều kiện nguồn vốn bị hạn chế hiện nay, thì chủ trương đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông có tính chất dàn trải như mở rộng quốc lộ 1, xây mới một số tuyến đường, làm đường cao tốc với chất lượng tương đối trong điều kiện xã hội hiện nay là điều nên làm.
Phát triển không hiệu quả là do đầu tư dàn trải?
Mỗi một dự án được triển khai đều được cân nhắc về hiệu quả kinh tế một cách kỹ lưỡng. Thế nhưng từ khi bắt đầu thực hiện cho đến lúc đưa vào sử dụng một công trình đều có nhiều bất cập. Nguyên nhân chính của những bất cập này lại là vì lý do đầu tư dàn trải. Vì đầu tư dàn trải dẫn đến nguồn vốn bị phân tán, thất thoát nhiều trong quá trình thực hiện, tiến độ đưa vào sử dụng chậm, chất lượng công trình không đảm bảo… Nguyên đại biểu Quốc Hội Lê Văn Cuông nhấn mạnh về điều này:
“Đặc biệt vấn đề quản lý trong sử dụng đồng vốn hiện nay của Việt Nam đang còn bị thất thoát. Tham nhũng tiêu cực nhiều cho nên nhiều công trình bị rút ruột bởi số vốn người ta cấp có khả năng đảm bảo chất lượng tương đối, nhưng trong quá trình tổ chức bị thất thoát, có khi đến 20-30% lượng vốn đó. Cho nên nhiều công trình chất lượng rất thấp kém, mới vừa đưa vào sử dụng một thời gian ngắn đã bị xuống cấp, bị hư hỏng. Nên đây là một tồn tại thực tế yếu kém trong vấn đề sử dụng nguồn vốn đầu tư cho các dự án. ”
Đặc biệt vấn đề quản lý trong sử dụng đồng vốn hiện nay của Việt Nam đang còn bị thất thoát. Tham nhũng tiêu cực nhiều cho nên nhiều công trình bị rút ruột bởi số vốn người ta cấp có khả năng đảm bảo chất lượng tương đối, nhưng trong quá trình tổ chức bị thất thoát, có khi đến 20-30% lượng vốn đó
nguyên ĐBQH. Lê Văn Cuông

Chúng tôi nêu ra trường hợp điển hình để minh họa cho một công trình từ khi bắt đầu triển khai như là dự án đại lộ Đông Tây, trong quá trình đấu thầu, quan chức ban quản lý dự án nhận hối lộ của công ty dự thầu PCI và một trường hợp điển hình khác cho công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng là tỉnh lộ 671 nối từ huyện Dak Hà, Kon Tum đến xã Ngọc Wang có cột mốc km làm bằng bê tông cốt tre.


Dầm cầu số 9 cầu vượt Chợ Đệm bị gãy đôi, rơi xuống sông. Ảnh: Ngọc Hiếu. Source sggp.org.vn
Các chuyên gia cho rằng vì tính chất dàn trải mà nguồn vốn liên quan đến nhiều nhóm lợi ích. Họ tìm mọi cách để chiếm nguồn vốn cho cá nhân. Do đó, đòi hỏi chính phủ phải có cơ chế quản lý tốt hơn để cải tạo và khắc phục hiện trạng tồn tại này. Trả lời câu hỏi dưới gốc độ của một nhà chuyên môn khi triển khai công trình giao thông thì cần phải làm gì để có chất lượng đúng như trong hồ sơ thiết kế đề ra. Thạc sĩ Trần Minh Phụng đáp:
“Đó là một câu hỏi rất lớn, không phải một người làm được và cũng không phải một tổ chức làm được. Đó phải là một sự kết hợp từ trung ương cho đến những đơn vị dưới cùng là những đơn vị thi công. Họ phải có sự giám sát chặt chẽ việc xây dựng để kiểm soát chất lượng công trình.”
Đối với giới chuyên môn của ngành giao thông vận tải cũng như các nhà quản lý thì rõ ràng chính sách xây dựng dàn trải hiện nay là hợp lý nhưng hiệu quả kinh tế từ chính sách này thì không đạt được như kế hoạch ban đầu đề ra. Mục đích xây dựng những công trình hạ tầng giao thông trong đó chủ yếu là những đường cao tốc để thu hút các thành phần tham gia giao thông.

Mặt một tuyến đường cao tốc ở TP.HCM giăng đầy ổ gà – Ảnh: M.Thuận/Tuoitre
không phải một người làm được và cũng không phải một tổ chức làm được. Đó phải là một sự kết hợp từ trung ương cho đến những đơn vị dưới cùng là những đơn vị thi công. Họ phải có sự giám sát chặt chẽ việc xây dựng để kiểm soát chất lượng công trình
Thạc sĩ Trần Minh Phụng
Một công trình hoàn thành đưa vào sử dụng dù bị thất thoát, dù có chất lượng không đạt tiêu chuẩn nhưng vẫn có hiệu quả kinh tế nếu như thu hút được người tham gia giao thông vì những tuyến đường này vẫn tốt và an toàn hơn nhiều so với hệ thống đường sá nhỏ hẹp, cũ kỹ trước đây. Một chủ xe tải nhẹ đi lại trên tuyến đường cao tốc Trung Lương mỗi ngày chia sẻ với đài RFA như sau:
“Đường đó nói chung là tiện và lẹ hơn nhiều. Nhưng mới ngày hôm qua là bắt đầu thu phí, mà cước quá cao. Thành ra hướng tới chắc xe “né” nhiều lắm, chấp nhận đi đường nhỏ. Xe tải lớn đi về là hết 600 ngàn đồng rồi, tiền cước đến 320 ngàn đồng một quận. Khoảng 50-60% xe tải là “né” hết. Thành ra tạm thời chỗ nào “né” được, nhẹ chi phí thì cứ đi, chứ một tiếng đồng hồ làm gì mà kiếm được mấy trăm ngàn. Giá cước quá cao, không ai chấp nhận được.”
Mục đích cuối cùng của một dự án hạ tầng giao thông là để đáp ứng lợi ích cho người tham gia giao thông. Hiệu quả kinh tế của một tuyến đường khang trang được xây dựng hoàn thành là thu hút được nhiều người tham gia, chứ không phải là biểu tượng để triễn lãm hay để thể hiện tầm vóc của một quốc gia.
Theo: RFA

Không có nhận xét nào: