Pages

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

Chiến lược Tàu: biến không thành có

http://plxh.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2011/10/17/Bien-Dong.jpg
Nguyễn Văn Tuấn

Cách đây không lâu, nhật báo Asahi (Nhật) có bài phỏng vấn Wu Shicun, chủ tịch viện quốc gia về nghiên cứu biển đông (tên tiếng Anh là National Institute for South China Sea Studies). Trong bài phỏng vấn, Wu nói rằng China (Tàu) có quyền lịch sử trên các đảo vùng biển Đông (mà Tàu gọi là Nam Hải – South China Sea). Một anh bạn nhân cơ hội bài phỏng vấn này hỏi ý kiến tôi và vài bạn khác về phát biểu của Wu. Xin chia sẻ cùng các bạn vài ý kiến của tôi về vấn đề chủ quyền biển Đông.
Thú thật, mỗi lần đọc ý kiến hay phát biểu của các quan chức Tàu về biển Đông tôi rất nản. Nản vì họ chẳng có ý gì mới. Quan chức của họ, chẳng hiểu vì sao, đều phát biểu cùng một ý, thậm chí dùng từ ngữ y chang nhau. Chẳng hạn như họ nói những cụm từ “historical rights” (quyền lịch sử) hay “indisputable sovereign” (chủ quyền không thể tranh cãi) cứ như là tụng kinh. Mà, lại tung kinh rất dở.

Quan chức Tàu khi đi dự hội nghị về biển Đông cũng rất ngổ ngáo, mất lịch sự. Chúng ta đã thấy thái độ của họ trong Hội thảo về an ninh biển Đông ở Washington năm ngoái, và phải ngao ngán không hiểu nổi tại sao có những quan chức xem ra cũng có bằng cấp (chẳng biết giả hay thật!) mà ăn nói như là người đứng đường chợ búa. Họ mất lịch sự đến nỗi chính phủ Phi Luật Tân cấm cửa không cho gặp.
Ông Wu này cũng thuộc loại quan chức Tàu như thế, tức là lưỡi gỗ. Nhưng ông này xem ra có học hơn và mềm dẽo hơn (cũng có thể gian ngoa hơn) các quan chức trước đây. Trong bài này, ông không có vẻ nhân nhượng rằng có thể Trung Quốc không thể đòi hỏi chủ quyền toàn bộ biển Đông.
Riêng tôi thì không tin rằng đó là một bước lùi. Tôi nghĩ những gì Wu phát biểu nằm trong những bước của Tàu để thôn tính biển Đông. Theo tôi nghĩ, chiến lược của họ là 3 bước: bước 1 là biến chuyện bình thường thành bất bình thường (kiếm chuyện); bước 2 là đe doạ để dồn đối phương vào bàn đàm phán; và bước 3 là chia chác. Sau khi hoàn thành bước 3, họ chiếm được phần mà họ chưa bao giờ có trước đây.
Do đó, khi được hỏi bình luận ý kiến của Wu, tôi nói thế này:
“Tôi nghĩ những ý kiến của Wu như phát biểu trên đây là một phần trong chiến lược thôn tính Biển Đông của China. Xin cho tôi không dùng chữ ”Trung Quốc”. Nhìn chung, chiến lược xâm lấn lãnh thổ và lãnh hải của China có thể tóm lược bằng một câu: biến không thành có. Chiến lược này thường được thực hiện qua 3 bước như sau:
  • Bước 1, biến một vấn đề hoàn toàn không tranh chấp thành một vấn đề tranh chấp;
  • Bước 2, gây áp lực — nếu cần dùng bạo lực — trên nước láng giềng nhỏ bé hơn;
  • Bước 3, đàm phán, và trong đàm phán thì phải có nhân nhượng, China dĩ nhiên sẽ chiếm được một phần dưới danh nghĩa là “nhường” cho nước nhỏ! Đối với những nước nhỏ mà người đàm phán bất tài thì sẽ hả hê vì nghĩ rằng mình thắng (nhưng thật ra là thua)!
Trong thực tế, chúng ta thấy họ đã thành công ở thác Bản Giốc (và có thể vùng biên giới nữa mà chúng ta chưa/không biết). Bởi thế, có quan chức có vẻ tự hào cho rằng sau khi đàm phán với Tàu chúng ta chiếm nhiều diện tích thác Bản Giốc hơn Tàu! Trong khi đó tác giả Mai Thái Lĩnh cho thấy rõ ràng thác này thuộc về VN từ xưa cho đến khi ta thua họ. Trong bài của tác giả Mai Thái Lĩnh còn có một chi tiết rất đáng quan tâm: đó là quan chức ta đàm phán không có tham vấn các học giả Việt Nam nên họ thiếu dữ liệu trong khi đàm phán. Làm việc như thế mà không thua thì mới đáng ngạc nhiên. Đau đớn thay!
Đối với Biển Đông, họ khởi đầu bằng những bài báo khoa học và ngoài khoa học có lồng bản đồ đường lưỡi bò, như là một cách tranh thủ dư luận, rồi sau đó là phô trương và sử dụng bạo lực để chứng minh rằng họ thật lòng với ý định thôn tính Biển Đông. Bài phỏng vấn này do đó đặt vào bối cảnh chung thì chúng ta cũng không ngạc nhiên.
Nhưng chúng ta ngạc nhiên vì những lí lẽ có thể nói là thiếu thông minh và phi khoa học của Wu. Thiếu thông minh là vì những biện luận mang tính ngụy biện. Ví dụ như “quan điểm được chấp nhận rộng rãi” là một kiểu ngụy biện, nói lấy có lấy được. Lấy gì để nói là nhiều người chấp nhận quan điểm của China về đường lưỡi bò? Trong thực tế thì không có; ngược lại, giới học giả trên thế giới, kể cả Việt Nam, phản đối đường lưỡi bò và sự ngụy tạo đường lưỡi bò. Luận điểm China có quyền “lịch sử” cũng là một cách nói lấy được, bất chấp logic và chứng cứ lịch sử của Việt Nam. Nó cũng chẳng khác gì một kẻ chỉ có nhìn bằng một mắt. Do đó, tôi thấy ý kiến của Wu rất ư là phi khoa học, khó có thể chấp nhận được trong những thảo luận nghiêm túc.
Do đó, những ý kiến của Wu trên đây một lần nữa khẳng định rằng những phản đối bản đồ đường lưỡi bò của giới khoa học Việt Nam là đúng. Biết được chiến lược xâm lấn của China, chúng ta cũng không nên “tham gia” vào bàn cờ mà họ đang hay sắp đi”.
Sau đây là ý kiến và bình luận của anh Phạm Quang Tuấn và Dương Danh Huy về bài phỏng vấn của Wu.
Một con bài nhũn của TQ sau khi bị cô lập và bị chất vấn về thái độ của TQ về Biển Đông
Phạm Quang Tuấn (giáo sư ĐH New South Wales, Úc): “Theo ý kiến của tôi thì dường như ông này đưa một quan niệm vừa phải hơn về đường lưỡi bò, so với một số quan điểm cực đoan của một số học gỉả Tàu khác trong thời gian gần đây (cụ thể là những hội thảo quốc tế về Biển Đông (BĐ) ở Hà Nội và Kuala Lumpur vào cuối năm 2011). Chẳng hạn, ông ta không còn đòi hỏi quyền quản lý hầu như tất cả BĐ mà chỉ nhấn mạnh quyền lợi kinh tế trong vùng nước quanh các đảo. Ông ta chấp nhận rằng “Chúng không nhất thiết phải độc quyền”. Chữ “”indisputable” (không thể tranh cãi) không xuất hiện trong bài này. Ông ta nhấn mạnh là phải “căn cứ vào các luật quốc tế” về biển cũng như về chủ quyền, tức là không còn đưa ra luận điệu rằng chủ quyền của TQ có trước và do đó đứng lên trên luật pháp quốc tế. Rất lạ là ông ta dùng chữ “cow tongue” (lưỡi bò) là một chữ chưa bao giờ tôi thấy dùng trong các bài của các tác giả Tàu, vì nó hàm ý chế nhạo.
Về sự khác nhau giữa quan điểm của TQ về Biển Đông Trung Hoa và Biển Nam Trung Hoa, ông ta thú nhận rằng hai quan điểm này mâu thuẫn. Câu giải thích rằng TQ làm vậy chỉ để “tối đa hóa lợi ích quốc gia” thì người ngoài (không phải là người TQ) ai cũng thấy, nhưng thốt ra từ miệng một học giả Tàu thì có lẽ là lần đầu.
Có thể đây là một con bài nhũn của TQ sau khi bị cô lập và bị chất vấn về thái độ của TQ về Biển Đông ở Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vào năm ngoái, cũng như bị chỉ trích ở nhiều diễn đàn khác. Tuy nhiên, cũng nên nhớ là ông Wu Shicun chỉ trả là một học giả chứ không phải là phát ngôn viên chính thức của TQ”.
Quan điểm của nhà học giả Trung Quốc này là hoàn toàn sai lầm
TS. Dương Danh Huy (Anh, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc Qũy nghiên cứu Biển Đông):
“Một số lập luận rằng toàn bộ khu vực biển, được gọi là “đường lưỡi bò” vì hình dạng địa lý của nó, nên thuộc về Trung Quốc. Điều đó có vẻ miễn cưỡng, tuy nhiên, và đó không phải là quan điểm chính thức của Bắc Kinh. Quan điểm được chấp nhận rộng rãi (ở TQ) là một đường phân định ranh giới cho các đảo. Quan điểm này là tất cả các quần đảo nằm trong “đường lưỡi bò” thuộc về Trung Quốc, và rằng Trung Quốc có “quyền lịch sử”, bao gồm cả các quyền đánh cá, trên các vùng biển xung quanh.
Sự thật là một số lập luận rằng “toàn bộ khu vực biển, được gọi là “đường lưỡi bò” vì hình dạng địa lý của nó, nên thuộc về Trung Quốc” không chỉ là miễn cưỡng mà còn là hoàn toàn vô lý.
Nhưng điều quan trọng ở đây là chưa chắc đó không phải là quan điểm chính thức của Bắc Kinh, và GS Wu Shicun đang tìm cách tạm thời che đậy nó, kiểu như giấu mình chờ thời. Sự thật là Bắc Kinh cố ý mập mờ về quan điểm của họ. Nếu Bắc Kinh không muốn để ngỏ khả năng đòi vùng biển bên trong đường lưỡi bò thì tại sao lại mập mờ như thế. Trên thực tế, việc Trung Quốc gây áp lực với Việt Nam và Ấn Độ về các lô dầu khí 127, 128 của Việt Nam, gây áp lực với BP tại hai vịnh MộcTinh, Hải Thạch của Việt Nam, là hành động đòi biển bên trong đường lưỡi bò.
Việc cho rằng quan điểm được chấp nhận rộng rãi (ở TQ) là “đường lưỡi bò” được xem như là một đường phân định ranh giới cho các đảo thì chỉ nhằm trấn an để đánh lạc hướng, chứ không có ý nghĩa gì. “Được chấp nhận rộng rãi” là thế nào? Thí dụ như quan điểm của giáo sư Shu Hao, giám đốc trung tâm nghiên cứu chiến lược và quản lý tranh chấp của đại học ngoại giao, cụ thể là
The South China Sea is the sea area which was discovered and explored by the ancient Chinese people, and was then effectively managed by the Chinese government. Compared with its neighboring counties, China owns abundant historical records to prove its legal rights over the South China Sea and most islands in that area.
không được chấp nhận rộng rãi không? Trên thực tế, quan điểm như của GS Shu Hao đã bị các nhà học giả và chính trị gia trên thế giới bác bỏ hoàn toàn, và quan điểm như của GS Wu Shicun là nhằm khoác chiếc áo “có thể chấp nhận được cho thế giới” lên một điều không thể chấp nhận được.
Câu hỏi để đánh giá ý nghĩa của quan điểm như của GS Wu Shicun là cái gọi là “quyền lịch sử” đó có ra tới đường lưỡi bò hay không. Nếu cho rằng ra tới thì quan điểm đó thực chất cũng không hơn quan điểm của GS Shu Hao gì mấy.
Cá nhân tôi tin rằng điều quan trọng nhất là để giữ gìn cái “quyền đánh bắt cá.” Ngư dân đầu tiên được phát hiện và sử dụng quần đảo Trường Sa và các đảo khác. Tôi đang đề cập đến các quyền mà họ đã tích lũy được. Chúng cũng bao gồm quyền hàng hải và quyền ưu tiên cho sự phát triển các nguồn lực. Chúng không nhất thiết phải độc quyền.
Về các “quyền lịch sử” mà GS Wu Shicun mạo nhận ở trên, tôi cho rằng:
Thứ nhất, không có chứng cớ gì để cho rằng ngư dân Trung Quốc là những người đầu tiên khám phá ra và sử dụng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Thứ nhì, nếu ngư dân Trung Quốc có quyền đánh cá truyền thống trong vùng đặc quyền kinh tế 200 HL từ bờ các nước khác, thì ngư dân các nước khác cũng phải có quyền đó trong vùng đặc quyền kinh tế 200 HL từ bờ Trung Quốc. Và nếu như vậy thì chắc chắn là ngư dân Việt Nam có quyền quyền đánh cá truyền thống chung quanh Hoàng Sa, chưa nói đến Hoàng Sa là của Việt Nam.
Thứ ba, theo luật quốc tế thì việc ngày xưa đánh cá ở nơi nào không nhất thiết có nghĩa ngày nay có quyền khai thác dầu khí ở nơi đó. Không thôi thì ngày nay các nước Địa Trung Hải hay Bắc Hải đều có quyền khai thác dầu khí trên thềm lục địa của nhau, hoặc các nước đánh cá hay săn cá voi khắp thế giới sẽ có quyền khai thác dầu khí khắp nơi trên thế giới.
Thứ tư, việc Trung Quốc đã phê chuẩn UNCLOS có nghĩa nước đó phải tôn trọng vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác, không thể đòi cái gọi là “quyền lịch sử” một cách lung tung được. Nếu nước nào cũng đòi cái gọi là “quyền lịch sử” trên biển một cách lung tung như các học giả và chính phủ Trung Quốc đòi thì còn gì là trật tự đại dương nữa. Nếu như thế thì nước Anh cũng có thể đòi lung tung khối cái gọi là “quyền lịch sử” trên khắp các đại dương – nhưng trên thực tế thì nước Anh đã để thời đế quốc lại trong quá khứ.
Như vậy, quan điểm của nhà học giả Trung Quốc này là hoàn toàn sai lầm. Vậy mà ông ta còn đòi quyền ưu tiên cho Trung Quốc. Cũng xin nói thêm quan điểm đó là thuộc loại tương đối tiến bộ của Trung Quốc mà còn thế.
Khi GS Wu Shicun nói Trường Sa là của Trung Quốc thì đó là một sự sai lầm không có gì mới.
Không có nhu cầu cho sự hợp nhất [trong lập luận của TQ về Biển Đông và Biển Hoa Đông]. Tranh chấp lãnh thổ không chỉ về pháp luật quốc tế mà còn về việc làm thế nào để tối đa hóa các lợi ích quốc gia. Mọi quốc gia đều muốn tối đa hóa lợi ích riêng của mình.
Điều này thì GS Wu Shicun đã thành thật và nói rõ việc Trung Quốc sẵn sàng bỏ qua luật pháp, cũng như sẵn sàng dùng tiêu chuẩn kép để tối đa hóa quyền lợi. Chúng ta không bao giờ nên lầm lẫn về điều đó.
Không chính phủ nào có thể có đủ khả năng để thừa nhận sự dấy lên của tình cảm dân tộc ở các nước liên quan. Không có cách nào khác ngoài việc chấp nhận một giải pháp từng bước trong khi tìm kiếm thời điểm thích hợp.
Thật ra có giải pháp là đưa cho Tòa án Công lý Quốc tế xử trang chấp, hoặc đưa cho Tòa án Trọng tài Luật Biển xử một bước của tranh chấp (cụ thể là đưa cho Tòa án Trọng tài Luật Biển phán quyết về các đảo có bao nhiêu biển và thềm lục địa). Nhưng Trung Quốc lại tuyên bố không chấp nhận cơ chế quải quyết tranh chấp của UNCLOS. Như vậy, chính Trung Quốc đã cố tình cản trở một cách giải quyết khả thi, khách quan và công bằng, xong rồi họ lại nói không có cách nào khác”.
Bài này do TS Lê Văn Út phỏng vấn.
NVT
===
Official says Beijing has ‘historical rights’ over South China Sea
By NOZOMU HAYASHI / Correspondent
BEIJING–China is claiming jurisdiction over most areas of the South China Sea, including waters off the coast of the Philippines and Vietnam.
Beijing is pressing its claims with its southern neighbors as it steps up its maritime activities in the region.
Wu Shicun, president of the National Institute for South China Sea Studies, a think tank affiliated with the Chinese Ministry of Foreign Affairs that is based in Haikou, Hainan province, explained the rationale for Beijing’s territorial claims during an interview with The Asahi Shimbun.
Excerpts from the interview follow:
***
Question: What is the meaning of the rights of jurisdiction that China claims over the South China Sea?
Wu: Some argue that the entire marine area, which is called the “cow’s tongue” because of its geographical shape, should belong to China. That sounds forced, however, and that is not Beijing’s official viewpoint. The widely accepted view (in China) is that of a demarcation line for islands. That view holds that all islands lying within the “cow’s tongue” belong to China, and that China has “historical rights,” including fishing rights, over the surrounding waters.
Q: What do you mean by “historical rights”?
A: I personally believe that the most important thing is to preserve the “fishing rights.” Fishermen first discovered and used the Spratlys and other islands. I am referring to the rights they have accumulated. They also include navigation rights and priority rights for resources development. They are not necessarily exclusive rights.
Q: China’s southern neighbors are claiming their own rights on the basis of provisions on exclusive economic zones and continental shelves in the United Nations Convention on the Law of the Sea.
A: The Spratly Islands belonged to China even before the U.N. Convention on the Law of the Sea took effect. The question is about which country the islands belong to. It has nothing to do with discussions over continental shelves. The convention defines the issue of the rights of jurisdiction, but it is not enough to solve the South China Sea issue. It is necessary to look at many other international laws on territorial issues (that form a basis for the rights of jurisdiction).
Q: China claims rights over a natural extension of its continental shelf in the East China Sea, but does not recognize Vietnam’s rights over its continental shelf in the South China Sea. Isn’t that inconsistent?
A: Some make that point even in China, but the issues of the East China Sea and of the South China Sea should be dealt with separately. There is no need for unity (in China’s arguments). Territorial disputes are not only about international law but are also about how to maximize national interests. Every country wants to maximize its own national interests.
Q: There could be no end to discussions on who first discovered and developed an island, don’t you think?
A: No government can afford to concede amid the rise of nationalist sentiment in respective countries. There is no way but to aim for a gradual solution while seeking appropriate timing.
Theo: Blog NVT

Không có nhận xét nào: