Pages

Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2012

Do đâu mà Nhật Bản phú cường

Trần Chung Ngọc
 
Người Việt chúng ta thường ngưỡng mộ thành quả canh tân đất nước của Nhật Bản và các “sử gia” Ca Tô Việt Nam thường đổ trách nhiệm lên đầu các vua quan triều Nguyễn là không biết noi gương Nhật Bản để canh tân đất nước. Nhưng bối cảnh lịch sử của hai nước Nhật và Việt trong thế kỷ 19 hoàn toàn khác nhau. Muốn hiểu tại sao Nhật Bản canh tân được mà Việt Nam lại không, chúng ta phải trở lại lịch sử tiếp xúc của Nhật với Tây phương, và từ đó nhận ra sự khác biệt giữa những điều kiện chính trị, xã hội của hai nước. Sự thành công của Nhật Bản trong vấn đề canh tân đất nước dựa phần lớn vào thái độ dứt khoát, quyết liệt của Nhật đối với Ca Tô Giáo như chúng ta sẽ thấy sau đây.
Từ đầu thế kỷ 16, Nhật Bản đã tiếp xúc với Tây phương qua những thương gia ngoại quốc, nhất là những thương gia Bồ Đào Nha. Khi đó Nhật Bản hoan nghênh những sự trao đổi ý kiến và trao đổi hàng hóa và mở cửa cho thông thương tự do. Tuy nhiên, theo sau các thương gia là những thừa sai Ki Tô Giáo, nhất là những thừa sai Ca Tô, tới để truyền đạo. Muốn hiểu hiện tượng trên, tưởng chúng ta cũng nên nhắc lại là:

“Vào cuối thế kỷ 15, (1493), Giáo hoàng Alexander VI, tự cho Ca Tô giáo cái quyền thống trị hoàn cầu, đã chia thế giới ra làm hai vùng ảnh hưởng: 1) toàn thể Mỹ Châu, trừ Ba Tây, thuộc Tây Ba Nha; 2) còn Bồ Đào Nha thì được Ba Tây và tất cả những đất đai nào chiếm được ở Á Châu và Phi Châu. Sắc lệnh phân chia vùng ảnh hưởng này quy định rằng, song song với việc chiếm cứ đất đai là bổn phận phải kết hợp các dân địa phương vào trong giáo hội Ca Tô. Do đó, đi cùng với những đoàn quân xâm lăng là những linh mục. Sự có mặt của gìới linh mục đã biện minh cho những hành động áp chế dân địa phương cũng như bất cứ thủ đoạn cưỡng ép nào được coi là cần thiết để kéo họ vào niềm tin Ca Tô.”
(Missionaries, trg. 132-133: By the end of the fifteenth century, Pope Alexander VI created two spheres of influence; he determined that the whole of the Americas with the exception of Brazil , should belong to Spain , while Portugal would take Brazil and whatever could be seized in Asia and Africa . It was decreed that along with territorial gains would go the duty to incorporate any native peoples into the Catholic Church…With the invading armies came priests and friars whose presence justified the subjugation of the people and the use of whatever coercion was judged necessary to bring them to the faith.)
Các thừa sai Ca Tô được sự ủng hộ nồng nhiệt của Nobugata, một lãnh chúa Nhật Bản (1573-1582).
Nobugata, ngoài việc cho phép các giáo sĩ tự do truyền đạo còn cấp đất cho họ ở Kyoto , cùng hứa hẹn cấp cho họ một khoản tiền mỗi năm. Do đó, Ca Tô giáo lan tràn khắp nước, hàng ngàn người theo đạo và các trung tâm Ca Tô mọc lên ở nhiều nơi trong nước Nhật.
Nếu các giáo sĩ Ca Tô chỉ giới hạn trong việc truyền bá tình thương của đạo Chúa thì chắc chắn Nhật Bản và các nước khác ở Á Châu sẽ để cho họ tự do, nhất là Việt Nam, một dân tộc đã nổi tiếng là hiếu khách và không hề có chuyện kỳ thị tôn giáo. Nhưng, do sự cực đoan tôn giáo của Ca Tô giáo là Giáo hội Ca Tô phải thống trị giáo dân trong tất cả những lãnh vực tôn giáo, đạo đức, xã hội, chính trị v..v.., kết quả là các cộng đồng Ca Tô ở Nhật Bản đều phải đặt dưới quyền thống trị của Vatican . Theo giáo điều Ca Tô, Giáo hội không cho phép những người dân Nhật theo đạo phục tùng những người cầm quyền như là một người dân trong một nước. Những người gia nhập Giáo hội Ca Tô đương nhiên tự biến họ thành những thuộc hạ của Giáo Hoàng. Một khi sự t rung thành đã chuyển sang một thế lực ngoại quốc ở ngoài đất Nhật, các giáo dân trở thành bất trung đối với những nhà cầm quyền Nhật Bản. Điều này rất nguy hại cho sự an ninh của Nhật, quốc nội cũng như quốc ngoại.
Vì Ca Tô Giáo dạy rằng đạo Ca Tô là đạo duy nhất chân thật, các tín đồ Ca Tô Nhật đã phát động tinh thần bất khoan nhượng tôn giáo, và khi ở vị thế có quyền hành, tìm cách xóa bỏ các tôn giáo khác bằng bạo lực. Điều này đã gây nên những xáo trộn trong xã hội. Bất cứ ở nơi nào mà Ca Tô giáo chiếm đa số trên đất Nhật thì ở nơi đó Phật Giáo và các tôn giáo khác đều bị chèn ép. Chùa chiền bị phá hủy, đóng cửa hay chiếm đoạt để làm nhà thờ. Trong nhiều trường hợp, Phật tử bị cưỡng bách theo đạo, từ chối có thể bị tịch thu gia sản hay xử tử. (Những người sống ở miền Nam, nhất là vùng Nam, Ngãi, dưới triều Ngô Đình Diệm chắc chắn chưa quên những cảnh này).
Trước tình thế quốc gia như vậy, những nhà cầm quyền Nhật Bản, Hideyoshi rồi Ieyasu, thay đổi thái độ và bắt đầu từ năm 1614 Ieyasu đưa ra một chính sách để đối phó với những xáo trộn mà các giáo sĩ và giáo dân Gia Tô giáo đã gây ra:

“Mọi công dân Nhật theo đạo được lệnh phải bỏ đạo; các nhà thờ và tu viện Ca Tô bị phá hủy, tài sản đất đai bị tịch thu, và tất cả linh mục ngoại quốc được lệnh phải rời khỏi các xứ đạo, tập trung tại Nagasaki để chờ tống xuất.”
Sắc lệnh này chưa kịp thi hành thì “một sắc lệnh khác khe khắt hơn được ban hành, và sự đàn áp tôn giáo trở thành tàn nhẫn hơn cho tới khi mọi vết tích công khai của Ki Tô Giáo bị phá hủy.”
(Missionaries: A further decree, much fiercer in tone, set in train a ruthless persecution that continued until all overt vestiges of Christianity had been destroyed.)

“Khi sắc lệnh trục xuất thứ hai được ban hành, một số thừa sai rời khỏi nước Nhật nhưng nhiều vị ở lại và toan tính tiếp tục gây dựng ngầm các xứ đạo. Tất cả đều bị săn lùng và hành quyết.

Toàn thể các cộng đồng Ki Tô phải chịu đựng những biện pháp cấm đạo. Họ bị cưỡng bức giẫm lên hình tượng của Mẹ Maria bồng Con khắc trên những bản nhỏ, ai từ chối đều bị hành quyết. Hình phạt thông thường là đóng đinh, nhưng được thay đổi một cách ác độc, nạn nhân bị đóng đinh đầu ngược xuống đất và ở bờ biển. Khi thủy triều lên họ bị chết ngộp dần dần.”
(When the second decree of expulsion was promulgated, a number of missionaries left Japan but many remained and tried to continue their ministry in hiding. All of them were hunted down and put to death.. . Whole communities were put to the test. They were forced to trample upon a fumie, a small plaque bearing a carved image of the Virgin and Child, and those who refused were executed. Crucifixion was the usual fate, but, in a cruel refinement, the victims were crucified upside down on the shoreline. As the tide came in, they slowly drowned. )
Vào thời điểm này, những tín đồ Ca Tô ở Nhật bắt đầu tổ chức võ trang chống lại chính quyền. Cuộc chiến bùng nổ vào mùa đông năm 1637 tại Shimbara và tại đảo Amakusa, những vùng hầu như toàn tòng Ca Tô. Những cộng đồng Ca Tô này, cầm đầu bởi các linh mục Tây phương, công khai chống lại chính quyền.
Chính quyền Nhật, sợ rằng các toán giáo dân đó liên kết với những giáo dân Ca Tô Tây phương và bị Bồ Đào Nha dùng làm phương tiện để chiếm đất đai của Nhật, đánh thuế rất nặng trên những cộng đồng này. Các linh mục dòng Tên tổ chức một đạo quân khoảng 30000 giáo dân Nhật, với cờ xí mang tên Giê-Su, Maria, Thánh Iago, tiến quân đối đầu với đại diện chính quyền về dân sự và quân sự ở địa phương, và nhiều cuộc chiến đẫm máu đã xảy ra trong vùng Shimbara và vùng vịnh Nagasaki. Giáo dân giết luôn Thống Đốc ở Shimbara và rồi cố thủ trong một thành lũy kiên cố khi quân chính phủ kéo đến dẹp.
Với vũ khí thô sơ, chính quyền Nhật phải nhờ đến sự trợ giúp của Hòa Lan (theo Tin Lành) về súng đại bác và tàu chiến. Hòa Lan ưng thuận, và giúp chính quyền san thành bình địa nơi cố thủ của các giáo dân và hầu như tất cả các giáo dân trong đó đều bị tàn sát.
Kết quả cuộc nổi loạn của giáo dân này là một đạo Dụ bài Ngoại của chính quyền Nhật Bản ban hành năm 1639, Manhattan , Catholic Imperialism and World Freedom, trg. 361:

“Trong tương lai, chừng nào mà mặt trời còn soi sáng thế giới, không một ai được phép nhập cảnh Nhật Bản, ngay cả với tư cách là đại sứ…”
(For the future, let none, so long as the Sun illuminates the World, presume to sail to Japan , not even in the quality of ambassadors…)
Đạo Dụ trên được áp dụng cho mọi nước Tây phương, trừ Hòa Lan vì Hòa Lan đã giúp phương tiện cho chính quyền Nhật dẹp cuộc nổi loạn của các giáo dân Ca Tô. Nhưng ngay cả đối với người Hòa Lan, họ cũng bị hạn chế tối đa. Lý do: tuy họ không phải là tín đồ Ca Tô Giáo nhưng cũng là tín đồ Ki Tô Giáo. (Nevertheless, even they were put under extreme restrictions owing simply to the fact that although they were not Catholics they were Christians.)
Đối với Nhật Bản khi đó, bất cứ cái gì liên hệ đến Ki Tô Giáo nói chung đều bị nghi ngờ là có âm mưu lừa dối, chinh phục, và bất khoan dung.
Manhattan, (Ibid.,trg. 362):
“Người Hòa Lan không được phép đọc ngay cả những lời cầu Kinh Ki Tô Giáo trước mặt một công dân Nhật nào. “
(The Dutch were not permitted to use Christian prayers in the presence of a single Japanese subject).
Hiệp ước thương mại giữa Nhật và Hòa Lan có những điều khoản như:
- Không một tàu buôn nào của Hòa Lan được chở một tín đồ Ki Tô bất cứ quốc tịch nào hoặc chuyên chở thư từ viết bởi tín đồ Ki Tô.
- Hòa Lan phải báo cho chính quyền Nhật biết tình hình bành trướng của Ki Tô Giáo ở ngoại quốc.
- Mọi sách viết về những đề tài tôn giáo phải khóa kín, niêm phong trong các rương hòm và trao cho chính quyền Nhật giữ trong suốt thời gian tàu cặp bến Nhật.
(No Dutch ship should carry a Christian of any nationality or convey letters written by Christians.
The Dutch should convey to the Japanese governor any information about the spreading of Christianity in foreign lands that might be of interest.
All books, especially those dealing with religious subjects, belonging to Dutch ships had to be put into trunks, sealed, and turned over to the Japanese during the period the ship was in port)
Với những biện pháp quyết liệt và tàn nhẫn đối với Ca Tô Giáo nói riêng vàì Ki Tô Giáo nói chung, Nhật Bản đã giữ nước khỏi bị cái họa Ki Tô Giáo trong suốt hơn 200 năm, trong thời gian này trên đất Nhật không hề có bóng dáng của ngay cả một linh mục thừa sai và con chiên bản địa, đỡ hẳn mối lo âu về một số tín đồ Ca Tô sẵn sàng theo lệnh các thừa sai Tây phương phản quốc, cho tới khi Đô Đốc Perry của Mỹ dùng 10 tàu chiến tấn công và uy hiếp Nhật phải mở cửa giao thương và cho truyền đạo lại vào năm 1854. Trước mối nhục vì bị thua kém về kỹ thuật và súng ống này, Nhật Bản đã quyết tâm canh tân. Năm 1866, Nhật còn là một dân tộc thuộc loại Trung Cổ. Chỉ trong vòng 33 năm, tới năm 1899, Nhật đã trở thành một cường quốc không kém các nước Tây phương. Ngoài lòng yêu nước cao độ và quyết tâm, yếu tố chính trong sự thành công canh tân của Nhật là một tình trạng xã hội, chính trị ổn định, không có một đạo quân thứ 5 nằm vùng trong lòng dân tộc và các thừa sai gián điệp chuyên gây xáo trộn trong các quốc gia để thủ lợi về mặt tôn giáo cũng như về vật chất thế tục.
Missionaries, trg. 169:

“Trong 24 năm đàn áp Ki Tô Giáo ở Nhật Bản, 62 thừa sai Tây phương đã bị hành quyết cùng với hàng ngàn giáo dân Nhật. Phải tới hơn 200 năm sau Nhật mới lại mở cửa cho các thừa sai trở lại, nhưng lòng của họ vẫn khép kín.”
(During the twenty-four years of the great Japanese persecution, sixty-two European missionaries were put to death together with thousands of Japanese Christians. It was to be more than 200 years before the Japanese would again open their doors to missionaries but even then, they did not open their hearts.)
Một câu ngắn gọn sau đây của Hal Dareff trong cuốn Câu Chuyện Việt Nam (The Story of Vietnam, trg. 28,) có thể nói lên hoàn cảnh khác biệt giữa Nhật Bản và Việt Nam trong thế kỷ 19:

“Đóng cửa biên giới, họ
(triều đình Gia Long. TCN) sẽ tránh được sự xâm nhập của người ngoại quốc với những lối sống xa lạ của họ. Bất hạnh thay, trong nước đã có những người ngoại quốc rồi – Các giáo sĩ thừa sai.”
(By sealing off their borders, they would keep out the foreigner and his alien ways. Unfortunately, there were already foreigners in Vietnam – The Missionaries.)
(Trích trong cuốn “Công Giáo Chính Sử” của giáo sư Trần Chung Ngọc, từ trang 156-165. tựa bài do tôi đặt (NHB)

Không có nhận xét nào: