Pages

Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2012

KHÔNG VỀ VIỆT NAM NẾU CÒN VIỆT CỘNG

Xin phép mượn danh xưng diễn đàn ‘Không Về Việt Nam Nếu Còn Việt Cộng’ để làm đề tài cho bài hôm nay. Mục đích của người viết không ngoài việc nhắc nhở và khẩn cầu những ai – đến giờ nầy – vẫn còn về Việt Nam du lịch, nhất là trong dịp Tết Nguyên Đán vừa qua. Đây là đề tài đã được nhiều chiến lược gia cũng như những nhà tranh đấu đưa ra mổ xẻ những điểm nghịch lý và bất lợi cho cuộc tranh đấu của toàn dân Việt Nam. Và hôm nay, một lần nữa tôi trở lại vấn đề nhằm kêu gọi người Việt gốc tỵ nạn hãy tạm thời quên đi cái tầm thường của những người đổi đời ở hải ngoại để đóng góp phần nhỏ nào vào giai đoạn cuối trong cuộc tranh đấu chung của toàn dân.
Một điều xin ghi nhận, cuộc chiến giữa người Việt Quốc Gia với tập đoàn cộng sản đang bước vào gian đoạn quyết liệt thì bổn phận của tất cả mọi người – nhất là những ai không chấp nhận chế độ cộng sản và bỏ nước ra đi – hãy suy nghĩ lại khi đã nhắm mắt làm ngơ trước cao trào tranh đấu của toàn dân. Thành phần nầy cũng vì một chút nhục dục phục vụ bản thân mà đành đoạn quên cái thân phận tỵ nạn của mình để hí hửng quay về ve vãn kẻ thù truyền kiếp ! Ngoài ra, cũng xin nhắc đến một chuyện đau lòng nữa, trong dịp Tết những năm vừa rồi, một vài hội đoàn tại vùng ngoại ô Pháp còn tổ chức sổ số vui Xuân với giải nhất là vé máy bay khứ hồi du lịch Việt Nam của hàng không ‘Vietnam Airlines’. Những người nầy đã đi du hí thỏa mãn cho bản thân gia đình rồi còn tạo cơ hội dụ dỗ lôi kéo người khác về ‘du dâm và nhậu nhẹt’ nữa thì hành động nầy có thể xem như một hình thức đâm vào lưng tập thể người Việt Quốc Gia hải ngoại.

Trong thời gian sinh viên trí thức tại nội địa đang âm thầm tìm cơ hội và phương tiện chống ngụy quyền cộng sản bằng những hình thức truyền thông và xuống đường, hải ngoại sôi sục đốt giai đoạn tranh đấu…thì vẫn còn một số người Việt gốc tỵ nạn hân hoan bước xuống máy bay, cười tình, o bế, nịnh bợ và đút lót tiền cho kẻ thù cộng sản để được phép du hý. Những người mất gốc nầy không nhớ rằng họ đang thỏa mãn trên mồ hôi nước mắt của người dân đang sống dưới chế độ cũng như xương máu của kẻ khuất mặt đã nằm xuống cho tự do dân chủ và sự tòa vẹn của lãnh thổ. Nhất là những người chết đã dùng bản thân mình làm lá chắn cản bước tiến cộng quân trong giai đoạn 30 tháng 4 năm 1975 để cho đám người vô ơn bạc nghĩa nầy được an toàn xuống tàu ra nước ngoài.
Không biết những kẻ về Việt Nam ‘mua vui’ còn chút lương tri nào khi quay về chốn cũ để khoe khoang thân phận đổi đời giàu có của mình tại các vùng trời tự do ? Có chút ngậm ngùi nào trên đau khổ của những đồng đội thương phế binh đang sống dở chết dở trong những ngày còn lại, của bà con láng giềng nghèo khổ thiếu ăn, của cô nhi quả phụ mà cha chồng họ đã hy sinh cho tổ quốc quê hương ! Chắc là không, vì thành phần nầy, lý trí tình nghĩa cũng như liêm sỉ đâu còn nữa để đánh thức lương tâm…mà đối với họ, khi nào để dành được một chút tiền thì vội vã bay về Việt Nam để thỏa mãn thú tính bản thân qua việc ‘ăn cho sướng, du hí cho đã’ (là những cái tầm thường của đa số người đổi đời ở hải ngoại) nhằm bù đắp những ngày kéo cày trả nợ trên đất khách quê người !
Có thể nói rằng hành động đi về Việt Nam – ngoại trừ những trường hợp bắt buộc như người thân chết, tu sửa mồ mả gia tộc – còn lại đại đa số đều mang lại cho chế độ cộng sản :
1. Về mặt chính trị :
a. Đối với quốc tế : Với số lượng gần nửa triệu người về du lịch trong năm, ngụy quyền Hà Nội có bằng cớ để rêu rao với quốc tế rằng : cộng sản rất nhân đạo, nhà nước cởi mở và sẵn sàng bắt tay hòa giải hòa hợp với thành phần quân cán chính và gia đình thuộc chế độ cũ. Ngoài ra, đảng cộng sản còn có thể chứng minh với quốc tế rằng, những tên trộm cắp đỉ điếm ngày trước, nay thuần phục và đã trở thành những Việt kiều ngoan ngoãn, họ đang hăm hở quay trở về đóng góp công sức xây dựng quê hương. Hơn nữa, ngụy quyền Việt gian cộng sản cũng lợi dụng cơ hội nầy để tuyên truyền với thế giới rằng, phong cảnh Việt Nam nên thơ, ẩm thực thơm ngon và gái đẹp thì đầy đường…với giá rẻ như bèo để mời thế giới đến Việt Nam hưởng thụ theo lời chào hàng ‘vàng ngọc’ của ‘Chủ Tịch Nước Kiêm Ma Cô’ Nguyên Minh Triết, khi ông ta công khai đưa gái ra làm mồi kêu gọi quốc tế đến đầu tư ! Còn nữa, đối với người Việt hải ngoại, chúng ngầm quảng cáo rằng những ai đi về Việt Nam, chỉ cần ăn ‘nhậu’ và ngủ ‘động’ vài tuần thì cũng đáng đồng tiền bát gạo bỏ công đi cày, dũa móng hoặc quét rác cả năm trời, hay đã nhọc công giựt hụi, buôn bột (trắng) để kiếm vé máy bay !
Trong lúc đó, người địa phương không hiểu nổi lối suy nghĩ cũng như hành động của những kẻ mà trước đây đã đưa tay lên tuyên thệ xin hưởng quy chế tỵ nạn và vào quốc tịch của họ : ‘Chúng tôi bỏ xứ ra đi vì không thể nào sống chung được với cộng sản’. Nhưng ngày nay thì chính những người đó lại ùn ùn về du hí, buôn bán thuốc Tây, bạch phiến, ôm vai bá cổ và ăn nhậu tiệc tùng với kẻ thù. Họ quên rằng ngày trước tập đoàn cộng sản đã thẳng tay trấn lột họ không còn manh vải che thân với những lời xỉ vả thậm tệ :‘Chúng mày là bọn đỉ điếm, đầu trộm đuôi cướp, chạy ra nước ngoài để làm nô lệ ngoại bang’ ! Ngày nay than ôi, chính bọn đỉ điếm đầu trộm đuôi cướp trước kia lại quay về vuốt mặt cười tình với những tên cướp núi răng hô, đút tiền mãi lộ cho chúng để được thỏa mãn thú tính trong vài ba tuần lễ !
Chúng ta phải tự đặt câu hỏi, truớc tình trạng người hải ngoại gốc tỵ nạn về Việt Nam như đi chợ thì người địa phương nước ngoài nghĩ thế nào khi họ đã nhiệt tình giúp đở và ủng hộ các cộng đồng để đòi hỏi nhân quyền cho người dân đang còn sống dưới chế độ cộng sản ? Thế giới tự do và người nước ngoài nghĩ thế nào khi họ đã lên tiếng đòi hỏi thế giới phải can thiệp để giải quyết tình trạng cách nhà tranh đấu đang bị cô lập trong vòng quản chế cũng như đang ở trong các trại tù chính trị ? Như vậy có thể kết luận rằng chính thành phần về Việt Nam du hí đã làm xấu đi hình ảnh tranh đấu của tập thể đối với người ngoại quốc cũng như với các chính quyền quốc gia chúng ta đang định cư. Và cũng chính thành phần nầy đã làm mất hẳn niềm tin của quốc tế đối với công cuộc tranh đấu của người Việt Nam hải ngoại.
Tóm lại, hành động của một số người đi về Việt Nam là một hình thức không những đã quảng cáo cho việt gian cộng sản mà còn là ngón đòn quật ngược lại mục đích tranh đấu của các cộng đồng. Như vậy, những lời tố cáo chế độ cộng sản tàn bạo gian ác của tập thể người Việt Quốc Gia hải ngoại không nhiều thì ít cũng bị tổn thương và mất hiệu nghiệm phần nào.
b. Đối với quốc nội :
Ở hải ngoại, cộng đồng tổ chức biểu tình cổ võ thúc giục người trong nước đứng lên chống cộng sản, hội họp hội thảo tố cáo tội ác cộng sản, đồng thời kêu gọi chuyển lửa cho các nhà tranh đấu trong nước. Nhưng rồi cũng vài bộ mặt đó (một số nhỏ), thường xuyên xuất hiện giữa những khối thịt đi về Việt Nam. Vừa bước xuống phi trường đã gập mình xin dấu nhập cảnh, nhưng ra đường thì huênh hoang áo gấm về làng và tối vào bia để ôm và chụp hình với hàng chục gái chạy bàn… thì làm sao ăn nói với những người trong nước ? Làm sao thuyết phục được người dân quốc nội phải hy sinh, phải gian khổ ?
Không có súng và không thể vác súng về để góp mồ hôi xương máu với quốc nội thì đành phải dùng phương tiện ‘đánh võ mồm’ để yểm trợ quê nhà là việc phải làm. Nhưng khó chấp nhận tình trạng hôm nay hô hào chống cộng nhưng ngày mai lại lén lút lên phi cơ tại hải ngoại (sợ nhận diện), và chỉ chừng hơn chục tiếng đồng sau thì mặt mày rạng rỡ bước chân xuống Nội Bài hay SàiGòn. Với hình ảnh nầy, người ngoại quốc cùng đi chung chuyến bay sẽ nghĩ thế nào ?
c. Đối với cộng đồng hải ngoại :
Đối với những người thường đi Việt Nam như đi chợ thì chỉ có hai mục đích. Một là đi buôn, hai là móc nối làm ăn hoặc kiếm vợ gã chồng (mai mối) cho con cháu cán bộ, ba là chủ đích đi du hí…thì họ thường tránh các sinh hoạt cộng đồng người Việt Quốc Gia gốc Tỵ Nạn. Do đó cộng đồng càng ngày càng mất dần những người tham gia tranh đấu. Đây là thành quả của nghị quyết 36 mà chính người Việt hải ngoại đã thi hành không công cho cộng sản từ nhiều năm qua.
2. Về mặt kinh tế :
Phải nói rằng những người thường về xứ du hí đã làm giảm đi thành quả tranh đấu cho tự do nhân quyền dân chủ đồng thời đưa cuộc chiến giữa người Việt Quốc Gia hải ngoại với tập đoàn cộng sản đi vào sai lầm một cách trầm trọng. Đi về du lịch hay việc gởi tiền về Việt Nam đều hoàn toàn đi ngược với binh pháp : Vừa đánh giặc nhưng cũng vừa bắt tay ăn nhậu và nhất là lại tiếp tế cho kẻ thù ! Nếu tình trạng nầy vẫn xảy ra thì trận chiến nầy bao giờ mới chấm dứt ? Giữa ta và địch (cộng sản) ta sẽ trắng tay mà kẻ thù thì hưởng lợi hàng chực tỷ ngoại tệ hàng năm. Chưa có trận chiến nào trong lịch sử nhân loại lại có chuyện nghịch lý trầm trọng như vậy ! Kẻ gây ra sai lầm, phá hoại cuộc tranh đấu chung của toàn dân chính là những bị thịt hàng năm ồ ạt kéu nhau về để thỏa mãn tự ái vặt với hàng xóm láng giềng, kiếm miếng ăn rẻ và tìm của lạ nơi những người đáng tuổi con cháu.
a. Có thể nói đem tiền về du lịch là một hình thức dùng ‘ximăng bê tông cốt sắt’ để củng cố và nuôi sống chế độ, là cung cấp trụ sinh, thuốc bổ cho một con bệnh đã đến ngày kiệt sức sắp nằm xuống, là tiếp tay cho tập đoàn việt gian cộng sản tiếp tục con đường cai trị sắt máu, bóc lột tham nhũng.
b. Về Việt Nam du hí chính là một hành động pháp lý hợp thức hóa tất cả những gì mà việt gian cộng sản đã làm, từ tội ác diệt chủng, ăn cướp của đất, đục khoét tài nguyên đất nước, bán đất nhượng biển cho kẻ thù cũng như mời ngoại xâm vào tiếp tục đô hộ dân ta và tự nguyện biến quê hương tổ quốc thành một tỉnh nhỏ của Tàu cộng… Không biết những khối thịt thường về Việt Nam du hí, ủng hộ và đóng góp công của cho Hà Nội…có lúc nào động não để biết rằng mình chính là thành phần đã tiếp tay với kẻ thù là tập đoàn Việt gian cộng sản để giết hại dân lành hay không ? Thành phần nầy không biết xấu hổ với ngay cả người trong nước, nhất là những bạn trẻ và những nhà trí thức yêu nước. Họ đang kêu gọi dân chúng trong nước đồng loạt rút hết tiền trong các ngân hàng ra thì nhà nước sụp đổ tức khắc. Và mới đây chính người trong nước còn kêu gọi đồng bào đừng bao giờ trao vàng cho tập đoàn ăn cướp, là tập đoàn cộng sản, nổi danh chơi trò bài ba lá. Thật là xấu hổ, ngay giới trẻ trong nước, bất chấp bắt bớ tù đày để lên tiếng kêu gọi ngay trong nước là phải bóp chết chế độ bằng vàng, bằng ngoại tệ… trong lúc đó người Việt hải ngoại lại nhởn nhơ ôm tiền về dâng cúng cho chúng nó.
3. Về mặt tâm lý
Đối với quốc nội, ngoại trừ những gia đình có thân nhân gần định cư nước ngoài thì họ thấy việc người Việt hải ngoại trở về thăm quê nhà bà con dòng họ là những cơ hội tốt. Nhưng còn biết bao gia đình thuộc chế độ cũ cũng như thành phần nghèo khổ, thất nghiệp, sinh sống bằng lao động cật lực… thì họ cảm thấy buồn cho thân phận nghèo khó và cảm thấy có một cái gì chia cách, như một làn ranh tình cảm, giữa nạn nhân cộng sản đang sống tại Miền Nam với thành phần đổi đời sung sướng ở ngoại quốc. Những người về du hí cũng còn làm mất niềm tin của thành phần sinh viên và trí thức tranh đấu thầm lặng trong nước về những trò thỏa mãn thiếu văn hóa tại Việt Nam. Họ đánh giá các cộng đồng hải ngoại thấp về nhiều phương diện (trừ tiền bạc), từ đó niềm tin đối với người Việt tỵ nạn cũng như cường độ tranh đấu của người Việt hải ngoại sẽ bị những ảnh hưởng của các đám mây đen quá tầm thường, đôi khi lố bịch qua các hình ảnh các ‘việt kiều’ huênh hoan trở vừa khoe của, khoe gia đình, khoe con cái đến các thái độ trịch trượng trong việc xử thế với người nghèo địa phương.
Tóm lại về du hí du dâm ăn chơi vung vãi tiền bạc, kể chuyện những lần đi ăn đi chơi tốn hàng triệu, chục triệu đồng trước mặt đồng bào nghèo khó cũng như đồng đội cũ, là ngọn giáo đâm vào thương phế binh, thuộc cấp ngày trước cũng như đại đa số đồng bào đang sống nghèo khổ tại quê nhà.
Để chấm dứt bài viết, tôi có vài ý nghĩ sau đây, xin hỏi những người thường về Việt Nam du dâm du hí :
1. Ai đó đang ngồi trong các nhà hàng, có để ý những bà mẹ tay bồng con dại và các trẻ em đang cầm lon đứng ăn xin ngoài cửa kính không ? Nếu thấy thì hãy cố nhớ lại, họ có phải là những người đàn bà đã bị các ông gạt gẩm ‘chơi chạy’ trước đây và những đứa trẻ đáng thương kia là bà con dòng họ, là con cháu của các thương phế binh VNCH hay của các đồng đội cấp dưới ngày trước ?
2. Các ông mỗi lần về Việt Nam vào ‘động’ tìm của lạ, có khi nào nghĩ rằng em bé đang ôm ấp trong tay có phải là con cháu rơi rớt của mình trước kia hay không ?
Đinh Lâm Thanh

Không có nhận xét nào: