Pages

Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2012

SỬA ĐI SỬA LẠI VẪN “VÊNH” – “CHỈNH” MÃI VẪN CỨ “ĐỐN” – TẠI SAO ?

Tổng Hợp Tin Tức ngày 29-2-2012 – Trích Diễn Đàn Paltalk VietnamExodus
Bom Tiên Lãng nổ bùng trong khi quốc hội bù nhìn VGCS còn đang cãi vã chưa xong chuyện sửa Luật Đất Đai. Lần sửa này đã là lần thứ 6, tính từ năm 1992, khi nó ra đời, chỉ 1 năm sau khi “thành trì xã hội chủ nghĩa” Liên Xô “chuyển sang từ trần”. Được hỏi về chuyện “nhùng nhằng sửa luật” này, “tổng bí” Trọng đã thú thật là “sửa đi sửa lại vẫn vênh”. Tại sao vênh ? Và vênh chỗ nào ?
Từ khi còn làm chủ nửa nước cho đến khi chiếm trọn nước, đảng cộng sản VN đã “sao chép” Liên Xô, “quốc hữu hóa” toàn bộ đất đai của quốc gia, tập trung vào tay “nhà-nước chuyên chính”, như tất cả các nguồn tài nguyên khác, mà “lý luận cộng sản” gọi là “phương tiện sản xuất” hay “tư liệu sản xuất”. Liên Xô sụp đổ năm 1991; “đảng ta” phải “sửa” cả điều lệ đảng lẫn hiến pháp, xóa cho kỳ được câu “Trung Quốc là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất”, triển khai thực hiện “nhận thức chung” ở Thành Đô sau khi được Tàu tha tội phản chủ với câu thơ tiếng Tàu “cười một tiếng, oán thù biến thành mây khóí”.

 Từ đó, căn cước “Việt gian cộng sản” (VGCS) được Tàu (mà VGCS coi như “thay chân Liên Xô lãnh đạo cách mạng thế giới”) tái cấp phát cho đảng cộng sản vn. Theo chân Mỹ vào kinh tế thị trường, hiến pháp 1982 Tàu Cộng luật hóa khái niệm “sở hữu toàn dân xã hội chủ nghĩa” (trường đại học luật Saigon của VGCS dịch là “socialist people’s ownership”) thì hiến pháp 1992 VGCS cũng phải “sao chép” cái khái niệm “toàn dân” rất mơ hồ kia, nhưng “nhòe nhoẹt” hơn, giấu bớt cái đuôi “xã nghĩa” đi, dọn đường mở quan hệ với Mỹ năm 1995. Cộng sản – dù “quá cố” hay “sống sót” – từ khởi thủy, vốn khẳng định sự hiện hữu của nó, là tiêu diệt tư sản, trước mắt là tiêu diệt thị trường; tổ chức sản xuất tập thể theo mô thức “công xã” – commune – trao đổi và phân phối lợi nhuận qua “bao cấp” và tem phiếu”. Nó thất bại thế nào, cả loài người đều đã thấy. Chỉ có bọn “lú lẫn mộng du” mới tự “dối mình và lừa người”, tiếp tục phất cờ “búa liềm”, hát Quốc Tế Ca và “tụng kinh” Mác-xít Lê-nin-nít. Từ bên Tàu sang bên “ta”, chúng bịa ra khái niệm “sở hữu toàn dân” để lấp liếm dã tâm cướp ruộng đất của dân, biến thành “quỹ đất” dưới quyền “quản lý” của chúng, dùng quỹ ấy làm vốn liếng – tư bản – capital – triển khai thành “tư bản đỏ”, ngang nhiên “hội nhập” vào “kinh tế thị trường”. Vào thị trường tự do “sống chung và cạnh tranh với tư bản” (theo cái gọi là “đồng thuận Bắc Kinh” hay “đồng thuận Hoa Thịnh Đốn”), chúng được thế giới tư bản gọi là “chủ nghĩa xã hội thị trường” – market socialism – và cho hưởng nhiều ưu đãi có tính cách “nâng đỡ”, với điều kiện là phải “dân chủ hóa” khi phát triển đã “vượt mức trung bình”. Tàu đã vượt xa mức trung bình, trở thành “siêu cường kinh tế” mà chưa chịu dân chủ hóa, trước sau cũng sụp đổ như Liên Xô, tuy cách sụp đổ có thể khác. VGCS khai báo với thế giới là cũng đã vượt mức trung bình, thậm chí đòi được đối xử như một nền “kinh tế thị trường trọn vẹn” mà vẫn còn “cố bám” cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa”, e rằng số phận chúng thảm hại hơn Tàu rất nhiều. Về phương diện đất đai, xưa nay công hữu và tư hữu vẫn sống chung hài hòa. Đó là quy luật khách quan. Cộng sản từ sơ thủy đã nuôi tham vọng xóa tư hữu, thâu tóm hết đất đai tư, nhập chung vào khối đất công, thành cái gọi là “sở hữu toàn dân”, giao cho “nhà-nước quản lý”. Nhà-nước lại do “đảng ta độc quyền lãnh đạo”. Khi còn “một mình một chợ”, dựng lên “màn sắt” rồi “màn tre”, cai trị dân trong một thế giới “bịt kín”, đấu tranh giai cấp hết đợt này đến đợt khác, hết “chiến tranh nóng” đến “chiến tranh lạnh”, trả giá bằng sinh mạng hàng trăm triệu người, cộng sản đã thất bại, không áp đặt nổi một hệ giá trị phản nhân tính lên loài người của thế kỷ 20. Đế quốc Liên Xô đã đi vào lịch sử. Bọn cộng sản ở Châu Á được tha cho “sống sót”, lẽ ra phải nhìn đấy làm gương, tự “dọn mình” lo chuyện “hạ cánh an toàn”. Ngược lại, chúng tìm cách lượm mót, gọt dũa những mảnh giá trị cộng sản vụn vỡ, mong chắp nối lại thành một thứ gì đó, với “đặc thù” này nọ, giông giống như “lý tưởng ảo” ngày xưa, còn vương vấn trong “não trạng mộng du” của chúng. Nói khác đi, chúng đang sống với “hội chứng hậu cộng sản” – post-communist syndrome. Hội chứng này, bên Tàu nhẹ hơn bên “ta”, vì dù sao cộng sản Tàu khác VGCS ở chỗ chúng không hề “phản quốc”, cũng chưa “phản chủ” (kết đồng minh với Mỹ phản Liên Xô, cùng lắm chỉ là “phản bạn”). Hồi ký Trần Quang Cơ cho chúng ta đủ bằng cớ VGCS ít ra đã ba lần phản quốc và hai lần phản chủ. Cho nên, xoay trở cách chi, nhìn bằng con mắt của khoa học xã hội, những nỗ lực “cố bám tuyệt vọng” của VGCS trên “thang quyền bính” của xã hội VN hôm nay, chỉ làm tung tóe thêm những mảnh vỡ của một hệ giá trị quái thai đang tan rã. Với tình huống ấy, VGCS bày ra trò gì cũng vênh, huống chi là sửa luật.
Nền tảng của kinh tế thị trường – hay kinh doanh tư bản – là chủ nghĩa cá nhân. Tâm điểm của chủ nghĩa cá nhân là sở hữu tư – của riêng. Theo định nghĩa của trường luật Sài-gòn (TP/HCM) : “… quyền cơ bản của chủ sở hữu là quyền chiếm hữu, quyền định đoạt, và hưởng lợi”. Nhà-nước VGCS ra Luật Đất Đai, cướp quyền sở hữu của dân, nhưng bịa ra “quyền sử dụng” – chiếm hữu tạm – cho dân vẫn ở nhà mình, vẫn cày cấy ruộng mình, nhưng nhà-nước dành quyển thu hồi bất cứ lúc nào, thậm chí không cần viện lý do “lợi ích công cộng”, cũng bất chấp nguyên tắc “bồi thường thỏa đáng”. Từ đó nảy sinh nạn Dân Oan, khiếu kiện đến ba đời vẫn chưa được giải quyết. Cũng từ đó, cuộc đấu giữa một bên là chủ nghĩa cá nhân – individualism của mọi cá thể trong xã hội, với bên kia là chủ nghĩa tập thể – collectivism – do nhà-nước đại diện, tạo thành tử huyệt đe dọa làm sụp đổ chế độ, khi “tức nước vỡ bờ”. Đó là khi tiếng bom Tiên Lãng nổ ra. Thoạt nghe, tuồng như đó chỉ là “tiêng pháo đẹt”, so với oan khiên chồng chất của đời nối đời Dân Oan khiếu kiện mấy chục năm vừa qua. Nhưng, chính cung cách “đối phó sảng” của chế độ cầm quyền đã khuếch đại âm hưởng của tiếng bom ấy, đưa đến những “hậu quả khó lường”. Trong môi trường “hội chứng hậu cộng sản”, tiếng bom ấy đang làm chế độ chao đảo từ trên xuống dưới.
Trước hết, ai cũng thấy, chế độ đương quyền VGCS đang chưa hết “rét” trước Mùa Xuân Ả Rập và Cách Mạng Hoa Nhài. Lại đúng lúc “Biển Đông Nổi Sóng” vì Mỹ/Tàu “từ đối tác chuyền sang đối đầu”, làm bộc lộ “căn cước bán nước từ khuya” của “đảng ta”, dẫn đến mười mấy cuộc biểu tình “chống Tàu cứu nước”. Chậm đàn áp, lập tức bị Tàu công bố “công hàm Phạm Văn Đồng”, nhắc nhở những “nhận thức chung” từ Thành Đô năm xưa. Chuyển sang “biện pháp mạnh”, mặc nhiên “củng cố” bản án “bán nước từ khuya”. Tiếp theo, một loạt “đàn áp nóng”, bắt bớ “nguội”, truy tố muộn, quấy nhiễu thường xuyên để “răn đe”… theo quán tính “thứ nhất rỉ tai, thứ hai mã tấu” (tuyên truyền vận động không được thì khủng bố) vô hiệu hóa mọi nỗ lực “giảm nhiệt” từ “đảng” ra “đoàn” và “mặt trận”. Ngay trong “đối phó”, bộ máy chuyên chính của VGCS cũng mảng nọ “vênh” với mảng kia. Mảng “lợi ích dầu hỏa” và Bộ Ngoại Giao “mắng” Tàu là “ngang ngược” thì mảng “lợi ích than khoáng, hầm mỏ” cùng Bộ Quốc Phòng kéo nhau sang Tàu “tụng niệm 16 chữ vàng”. Chóp bu xử lý “trớt quớt” vụ bom Tiên Lãng, dù “tháo ngòi muộn”, không thuyết phục được “sứ quân Hải Phòng” nguôi giận, vẫn mắng lại là “về hùa với thằng Đoàn Văn Vươn. Tất cả chứng tỏ chế độ không những “lỗi hệ thống”, “lỗi cơ cấu”, “dột từ nóc dột xuống”, mà còn “vênh tột cùng” – tha hóa tột độ với xã hội mà nó “trị vì”. Trong tình huống đó, không ai ngạc nhiên khi “tổng bí” Trọng, còn trong “nhiệm kỳ”, đã “thành thật khai báo” rằng “việc chỉnh đốn đảng tuy vô cùng phức tạp nhưng không thể không làm vì có thể đưa đảng và chế độ đến nguy cơ sụp đổ”. Đảng đã nhân đôi số chóp bu “lý luận” (tuyên truyền – thứ nhất rỉ tai), “công an”, “quân đội” (đàn áp – thứ hai mã tấu) trong Bộ Chính Trị. Trước đây mấy tháng, Trọng đã “rao Nam rao Bắc” chuyện “đột phá lý luận”. Gần đây lại thấy y quảng cáo Hội Đồng Lý Luận Trung Ương. Song song, Ba Dũng bổ nhiệm hàng loạt “tướng công an” vào các nhiệm sở cấp trung ương và cấp tỉnh; đặc biệt, một tướng công an cầm đầu Ban Tôn Giáo Trung Ương. Xem ra, chuyện “không thể không làm” đang tỏ ra “có làm”. Khi “Trọng lú” hé lộ chuyện “chỉnh đốn đảng”, dư luận trong và ngoài nước không khỏi cười ồ, cho rằng đảng của y đã “hết thuốc chữa”; y càng “chỉnh”, đảng của y càng “đốn”. Không nao núng, y triệu tập hội nghị trung ương, đưa ra phương án chỉnh đảng “cụ thể” và “nghiêm túc”. Sau khi đọc diễn văn tràng giang đại hải, y công bố 19 điều cấm đảng viên không được làm, khiến cho thiên hạ không còn “cười ồ” được nữa, mà “cười té ghế” luôn. Anh đưa ra 19 điều cấm, mặc nhiên anh “tự thú” đảng anh đã và đang làm những điều ấy mà chưa bị cấm, cho nên đảng của anh mới “đốn” và anh phải “chỉnh”. Lập tức, vô số vị “trong chăn, biết chăn có rận” lên tiếng, cho rằng với đợt “chỉnh đảng” này, “tổng bí” Trọng tỏ ra chẳng những “lú” mà còn “ngố”, hoặc “ngố nghế làm chiếu lệ”. Một vị bảo :”Chẩn mạch đúng rồi, anh chóp bu nào chịu uống thuốc trước, giơ tay lên!”. Vị khác nói : “Tắm thì phải gội đầu trước. Cái đầu nào chịu gội trước, đưa đầu ra đây!”. Quý vị lão thành còn cho biết : từ khi hô “đổi mới hay là chết” đến giờ, đã có đến 14 lần chỉnh đảng; mấy chục năm rồi, sao “vẫn cứ đốn”, để phải “chỉnh” ? Tại sao ?
Trở lại vấn đề hệ giá trị. Hệ cộng sản coi “giá trị vật chất là thống soái”. Nó phủ nhận giá trị tâm linh mà nó cho là duy tâm. Ý hệ cộng sản xây dựng trên “luận lý nhất nguyên tuyệt đối”; vậy không thể “vừa duy vật vừa duy tâm”. Cũng không thể “vừa hữu sản vừa vô sản” hoặc “vừa là đày tớ vừa là lãnh đạo”. Lại càng không thể “nhận tiền, chịu ân huệ của tư bản mà vẫn chửi tư bản là thế lực thù địch” . Khi anh đã “chung giường” với tư bản thì anh không còn tư cách nói đến “cách mạng vô sản thế giới”, dù đã “nói tránh” ra là “cách mạng xã hội chủ nghĩa”. Cứ chắp nối “vênh” như thế, chỉ “tự lừa dối” mình, chứ đừng hòng lừa dối ai ở cái thời đại văn minh hậu hiện đại – post-modern civilisation – này, của thế kỷ 21. VGCS vào kinh tế thị trường, cho đảng viên làm tư doanh, là chấp nhận “chung giường” với “chủ nghĩa cá nhân”; vậy không thể cấm đảng viên không được vì cá nhân vị kỷ mà phạm các điều cấm của “Trọng lú”. Đảng “duy vật” phạt đảng viên phải dùng “hình phạt vật chất” (tiền, tài sản, quyền lợi vật chất). Kêu gọi “tinh thần tự giác” hay “thành thật khai báo”, “phê, tự phê” v.v… chẳng bõ “làm trò cười”. Hèn chi, “chỉnh” 14 đợt rồi mà vẫn cứ “đốn”.
Janos Kornai đã đến tận Hà Nội cảnh báo bọn “lú lẫn” ở đó, đại ý rằng “chủ nghĩa xã hội thị trường là ngõ cụt”. Phải mở lối Tự Do Dân Chủ mà thoát khỏi ngõ cụt ấy; bằng không, chủ nghĩa tư bản rừng rú – savage capitalism – sẽ là cỗ xe tang tống tiễn bọn “cộng sản trái mùa sống sót” đến huyệt mộ đang chờ sẵn ở cuối đường.

Không có nhận xét nào: