TTXVN
(Tài liệu tham khảo đặc biệt)
(Bắc Kinh 27/2) – Theo tạp chí “Tri thức thế giới” của Bộ Ngoại giao Trung Quốc số ra gần đây, một nửa giang sơn của Trung Quốc là phần bao bọc xung quanh phía Nam nước này, đồng thời đặt câu hỏi một nửa giang sơn đó hiện nay có phải đang ở trong trạng thái của “mùa Đông lạnh giá’’? về tình hình biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), tạp chí này cũng đặt câu hỏi “Trung Quốc cần phải có kế sách đối phó như thế nào trong bối cảnh như vậy? ” Dưới đây là một số bài viết đăng trên tạp chí nói trên liên quan đến những vấn đề vừa nêu.
BÀI I: NHÌN NHẬN THẾ NÀO VỀ TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG HIỆN NAY
(Trương Hải Văn. Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược phát triển biển – Cục hải dương quốc gia Trung Quốc)
Xem xét từ góc độ chính trị quốc tế và quan hệ giữa các quốc gia, tôi cho rằng tình hình Nam Hải (Biển Đông) vẫn đang ổn định, hay nói cách khác các nước ở khu vực Nam Hải và các nước ngoài khu vực như Mỹ đang duy trì quan hệ chính trị ngoại giao bình thường với Trung Quốc, khả năng xảy ra xung đột quân sự ở Nam Hải không lớn. Tuy nhiên, nếu xem xét từ góc độ khác thì đã có rất nhiều vấn đề tồn tại.
Xét từ góc độ quyền phát ngôn thì từ năm 2010 đến 2011, vấn đề Nam Hải đã bị nhào nặn thành một trong những vấn đề nóng của khu vực này. Một số nước Đông Nam Á như Việt Nam và các nước ngoài khu vực như Mỹ, Nhật Bản… đã ngang nhiên tô vẽ vấn đề Nam Hải, trong khi đó Trung Quốc lại dường như im lặng. Tuy nhiên, trước năm 2010, nếu Trung Quốc phản đối mạnh thì dù là nước xung quanh Nam Hải hay nước ngoài khu vực sẽ đều không thể công khai thảo luận vấn đề tranh chấp Nam Hải theo cơ chế mang tính khu vực hoặc tại các hội nghị mang tính khu vực như Diễn đàn khu vực ASEAN. Tại Diễn đàn khu vực ASEAN năm 2010, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cũng đã phản bác những ngôn luận được gọi là tự do hàng hải ở Nam Hải trong tình hình không thể nhẫn nại hơn nữa. Nói tóm lại, quyền phát ngôn của Trung Quốc trong vấn đề Nam Hải hiện nay là bị động, đương nhiên tình hình này chủ yếu cũng bắt nguồn từ chính sách tự kiềm chế và dịu giọng của Trung Quốc.
Xét về góc độ khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên biển thì các nước xung quanh Nam Hải mỗi năm khai thác đến hàng triệu tấn, thậm chí hàng chục triệu tấn dầu khí từ vùng biển tranh chấp ở Nam Hải, trong khi một sự thực không thể tranh cãi là Trung Quốc lại không có một giếng dầu nào trong vùng biển tranh chấp. Trong thời gian rất dài trước đây, khi muốn lôi kéo công ty dầu khí của các nước phương Tây vào thăm dò, khai thác dầu khí, Philíppin và Việt Nam thường dè dặt, đắn đo trước phản ứng của Trung Quốc nhưng hiện nay tình hình rõ ràng đã khác trước. Ví dụ như Philíppin, khi hợp tác với công ty dầu khí phương Tây khai thác dầu khí ở vùng biển tranh chấp, nước này tạo dư luận ồn ào trước, dùng thủ đoạn “kẻ cướp kêu bắt kẻ cướp”. Như vậy cũng có thể nói trước đây Philíppin khai thác vụng trộm dầu khí ở vùng biển tranh chấp, nay trắng trợn hành động, cho thấy Trung Quốc đang ngày càng mất đi khả năng kiểm soát tình hình trước hành vi xâm phạm chủ quyền nghiêm trọng của các nước xung quanh như vậy. Xét về phương diện đánh bắt cá thì ngư dân Trung Quốc hiện nay đến đâu cũng bị bắt bớ, trong đó bao gồm Nam Hải (Biển Đông) và Đông Hải (Biển Hoa Đông).
Xét về góc độ so sánh lực lượng và xây dựng quan hệ chiến lược, từ năm 2010 đến nay, so sánh lực lượng ở khu vực Nam Hải đã có thay đổi to lớn. Quan hệ chiến lược giữa các nước trong và ngoài khu vực Nam Hải có bước phát triển mới, về tổng thể, cơ bản đã hình thành mối quan hệ so sánh lực lượng trong đó một bên là Trung Quốc, còn bên kia là một số nước khác do Mỹ và Việt Nam đứng đầu. Quan hệ so sánh này biểu hiện cụ thể ở hai phương diện:
Một là, xem xét tình hình quan hệ giữa thế lực bên ngoài khu vực và các nước vùng biển xung quanh, từ năm 2010 đến nay, Mỹ không ngừng gia tăng sự hiện diện quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ngoài việc lớn tiếng tăng cường quan hệ liên minh quân sự với các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Philíppin, Mỹ đã nhiều lần tổ chức diễn tập quân sự chung, cuối năm 2011 Mỹ lại tuyên bố đạt được thỏa thuận xây dựng căn cứ hải quân ở Ôxtrâylia. Một số nước xung quanh Nam Hải cũng có động thái quan trọng, ví dụ như quan hệ quân sự hiện nay giữa Việt Nam với Mỹ có thể nói là thời kỳ tốt đẹp nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam; Việt Nam và Ấn Độ, Nhật Bản đều đã thiết lập và tăng cường quan hệ hợp tác quân sự, trong đó cả Ấn Độ và Nhật Bản đều cam kết rõ phải giúp Việt Nam nâng cao khả năng quân sự trên biển. Philíppin, Inđônêxia cũng đều lần lượt nâng cấp quan hệ với Nhật Bản lên thành quan hệ đối tác chiến lược, tuyên bố phải bảo vệ “lợi ích chung” ở Nam Hải.
Thứ hai, xem xét tình hình phát triển quan hệ giữa các nước tranh chấp Nam Hải, Việt Nam không ngừng điều chỉnh chiến lược Nam Hải của họ, ra sức phát triển quan hệ với nước tranh chấp Nam Hải khác như Philíppin. Việt Nam đã từng bước thay đổi lập trường đối phó tranh chấp Nam Hải, bất đầu gác lại tranh chấp với các nước khác như Philíppin, tích cực lôi kéo Philíppin và Malaixia nhằm mục đích cùng đối phó với Trung Quốc.
Một vấn đề cần phải xem xét kỹ là, từ những năm 70 của thế kỷ trước đến nay, vấn đề tranh chấp Nam Hải đã tồn tại mấy chục năm nhưng về cơ bản các nước và Trung Quốc đều giữ lập trường giống nhau hoặc tương tự nhau, đó là có tranh chấp nhưng không làm to chuyện. Nhưng từ năm 2010 đến nay, vấn đề Nam Hải đã bị hâm nóng lên, dường như hai năm trở lại đây Nam Hải đã luôn xuất hiện tình trạng tranh chấp mới nào đó! Sự thực cái gọi là vấn đề Nam Hải đang bị khuấy lên hiện nay, trên thực tế là bị người ta cố ý làm cho nóng lên.
Tôi cho rằng vấn đề này trước hết là Mỹ và việt Nam phối hợp với nhau nhằm đạt mục đích giúp Mỹ nhanh chóng can thiệp vấn đề Nam Hải, tranh giành ánh hưởng ở khu vực Nam Hải, đồng thời giúp Việt Nam củng cố và giành giật lợi ích thực tế ở Nam Hải, hơn nữa xét tình hình hiện nay, rõ ràng họ đã rất thành công. Từ năm 2010 đến nay, Mỹ và Việt Nam đã lợi dụng mặt bằng đối thoại ASEAN ở nhiều cấp độ, triển khai thế tiến công Trung Quốc về mặt dư luận, tạo bầu không khí dư luận để cùng công khai “lên án’ Trung Quốc. Xét bầu không khí dư luận hiện nay, dường như vấn đề Nam Hải chính là vấn đề mà một bên là Trung Quốc, bên kia là các nước ASEAN và Mỹ, Nhật Bản, là hình thức xung đột giữa lợi ích của Trung Quốc ở Nam Hải và “lợi ích chung” của tất cả các nước này tại Nam Hải.
Thứ hai là tạo môi trường dư luận để làm méo mó hình ảnh của Trung Quốc, cô lập Trung Quốc, phục vụ cho Mỹ và Việt Nam thành lập liên minh đại chiến lược chống Trung Quốc, bao vây Trung Quốc từ hướng Nam Hải. Hơn nữa, cho đến cuối năm 2011, liên minh nói trên đã rõ hình hài, tiêu chí trực tiếp nhất là quan hệ đối tác các loại mà các nước tranh chấp Nam Hải như đã nói trên là Việt Nam, Philíppin… và các thế lực ngoài khu vực như Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ, đã hình thành và đang tăng cường, củng cố.
Tuy nhiên, các nước này cũng có tính hai mặt rất rõ rệt. Một mặt, xét từ góc độ an ninh, họ muốn dựa vào Mỹ để kiềm chế, cân bằng Trung Quốc, không muốn tin vào Trung Quốc; Mặt khác, về phương diện kinh tế lại muốn dựa vào Trung Quốc, có được lợi ích thực tế từ Trung Quốc. Ngoại trưởng Philíppin đi thăm Trung Quốc, có được lợi ích thực tế từ Trung Ọuốc nhưng sau khi về nước đã lập tức cho công ty dầu khí phương Tây vào thăm dò khai thác dầu khí ở khu vực tranh chấp thuộc Nam Hải. Việt Nam và Nhật Bản rất thành thạo lợi dụng những dịp đi thăm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo hai nước, vừa ca tụng bài ca hữu nghị với Trung Quốc, vừa nhân cơ hội để thăm dò, điều tra trên biển, cố tình chiếm được lợi ích thực tế, vì theo những cách thức quen thuộc, trong khi các nhà lãnh đạo đi thăm, Trung Quốc bao giờ cũng áp dụng lập trường kiềm chế, nói chung không có hành động thực tế ở ngoài biển. Nói tóm lại, một số nước xung quanh có quy hoạch chiến lược, có kế hoạch hành động trong vấn đề tranh chấp Nam Hải, hơn nữa có chiến lược đấu tranh rất lợi hại, hết sức thành thạo trong việc tạo ra và lợi dụng các cơ hội để mưu cầu lợi ích biển tối đa.
BÀI II: CỤC DIỆN MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH KHÓ KHĂN VÀ NGHỊCH LÝ VỀ CHÍNH SÁCH AN NINH
(Dương Nghị – Thiếu tướng, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, Đại học Quốc phòng Trung Quốc)
Tình hình “xung đột cường độ mạnh” nguy hiểm nhất ở Nam Hải có thể là năm 2010 và 2011. Bởi vai trò của nước Chủ tịch luân phiên ASEAN rất lớn, trong khi đó Việt Nam với tư cách là nước Chủ tịch vào năm 2010 đã làm hết khả năng của mình, lợi dụng sự ủng hộ của Mỹ đưa vấn đề Nam Hải lên bàn hội nghị các nước ASEAN. Năm 2012, Mỹ lần đầu tiên, tham gia Hội nghị cấp cao Đông Á. Từ năm 2012-2014, Chu tịch luân phiên ASEAN sẽ lần lượt theo thứ tự do Campuchia, Brunây và Mianma đảm nhận, bởi thế tình hình có khả năng sẽ không tiếp tục nghiêm trọng như năm 2011. Mặc dù vậy, tôi cho rằng vấn đề Nam Hải chỉ có thể nói là sóng gió trên mặt biển có thể giảm bớt chứ sóng ngầm sẽ vẫn như cũ.
Xét từ trạng thái hiện nay, vấn đề Nam Hải đã trở thành nhân tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến lợi ích an ninh và lợi ích phát triển của Trung Quốc, đồng thời cũng trở thành vấn đề nóng mới liên quan đến sự ổn định ở khu vực xung quanh Trung Quốc.
Quan hệ Trung – Mỹ trước mắt vẫn chủ yếu là cạnh tranh, sở dĩ vấn đề Nam Hải nóng lên, được phóng đại như vậy, có thể nói là do một số nước xung quanh đã phối hợp với chiến lược “trở lại châu Á-Thái Bình Dương” mà Mỹ đã công phu hoạch định. Năm 2010, Mỹ đã lợi dụng sự kiện “tàu Cheonan” ở hướng Bắc Trung Quốc và khuấy động Nam Hải ở phía Nam, khiến Trung Quốc bị tiến công từ hai mặt. Thủ đoạn thành công nhất của Mỹ là đã làm cho mâu thuẫn Trung – Mỹ diễn biến thành vấn đề giữa Trung Quốc và các nước thuộc khu vực xung quanh, bởi vậy thực chất của vấn đề Nam Hải còn là cuộc đấu chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ.
Cùng với vấn đề Nam Hải nóng lên, không ít vạch đỏ của Trung Quốc đã bị phá vỡ, hơn nữa còn đang tiếp tục bị đột phá. Ví dụ như Trung Quốc luôn chủ trương vấn đề Nam Hải là công việc của các nước trong khu vực, trong khi xét từ ý nghĩa nào đó, trên thực tế đã bị quốc tế hóa. Ớ quần đảo Nam Sa (Trường Sa) hiện nay có tới 58% các đảo-bãi đã bị Việt Nam chiếm cứ, vậy Trung Quốc cần phải đối xử như thế nào? Có cần phải thu hồi lại, cũng như thu hồi bằng cách nào, những vấn đề này đã trở thành điểm mấu chốt để Trung Quốc phá vỡ thế bế tắc trong việc giải quyết vấn đề Nam Hải. Dưới tiền đề Trung Quốc kiên trì đi theo con đường phát triển hòa bình như hiện nay, không thể dễ dàng sử dụng sức mạnh quân sự để thu phục đất bị mất, vậy chúng ta cần phải làm gì? Đồng thời, trong khi Trung Quốc trỗi dậy, áp lực trong và ngoài nước đối với chính sách ngoại giao của chúng ta cũng đồng thời lớn thêm. Áp lực bên ngoài như “thuyết về mối đe dọa Trung Quốc”, bên trong là sức ép của dân chúng theo tình cảm dân tộc chủ nghĩa, khó khăn đối với cả bên trong và bên ngoài tăng lên, nếu xử lý không thỏa đáng vấn đề Nam Hải thì không những lợi ích quốc gia sẽ bị tổn hại mà còn có thể nguy hại đến sự ổn định trong nước, thậm chí trực tiếp đe dọa địa vị cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc của chúng ta.
Về biện pháp đối phó của Trung Quốc, người viết có thể kiến nghị một số điểm sau đây:
Thứ nhất, xây dựng chiến lược Nam Hải ở tầm trung ương. Trước hết, cần thành lập cơ quan lãnh đạo thống nhất. Việt Nam đã sớm thành lập “Ủy ban phối hợp Nam Sa”, Trung Quốc đến nay đều chưa có gì. Sau nữa là xác định rõ lợi ích ở Nam Hải, đồng thời hoạch định con đường giải quyết hữu hiệu vấn đề, không thể chỉ nói mà không làm. Lại nữa, cần sử dụng nguồn lực chiến lược tổng hợp, các ngành nhất định phải phối hợp thống nhất.
Thứ hai, thay đổi quan niệm, tích cực có hành động. Từ chỗ không gây nên chuyện, đừng để xảy ra trục trặc, đến chỗ làm việc, trù tính xác lập vị thế, từ đó tạo dựng tình thế có lợi cho Trung Quốc ơ Nam Hải, nhanh chóng loại bỏ tình hình bế tắc nói trên.
Thứ ba, tạo nguồn lực tổng hợp. Trung Quốc cần sử dụng phương pháp tác chiến toàn diện bao gồm các nguồn lực về chính trị, kinh tế, ngoại giao, pháp luật, quân sự, dư luận… về mặt ngoại giao, cần dũng cảm thể hiện thái độ, không thể quá bị động, về phương diện lợi ích quốc gia ở Nam Hải, Trung Quốc có lý, nhất định phai mạnh mẽ, không thể bị người khác áp đảo.
Thứ tư, xây dựng các phương án ứng phó khẩn cấp. Cần phản ứng kịp thời, đề phòng sai lầm trong hỗn loạn, lại càng phải đề phòng để mât thời cơ tốt.
Thứ năm, tăng cường xây dựng lực lượng, nâng cao khả năng bảo vệ an ninh trên biển của quốc gia, đồng thời thông qua thực hiện chấp pháp hữu hiệu trên biển để thể hiện ý chí của Trung Quốc trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia, đặc biệt là nhanh chóng xây dựng lực lượng chấp pháp thống nhất trên biển, về phương diện quân sự, nhất định phải kín đáo phát triển nhanh, triển khai thích hợp và sử dụng thận trọng.
BÀI III: VÀI SUY NGHĨ VỀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NAM HẢI
(La Viện — Thiểu tướng, Ủy viên thường trực kiêm Phó Tổng thư ký Hội học thuật Khoa học quân sự Trung Quốc)
Chúng ta đều nói Nam Hải ở vào “mùa thu nhiều chuyện’’ , vậy dòng khí lạnh của “mùa Đông Nam Hải” đã từ đâu đến? Tôi cho rằng vẫn do Mỹ trở lại châu Á-Thái Bình Dương mang lại. Hiện nay, có hai cách nhìn nhận về việc Mỹ trở lại châu Á – Thái Bình Dương: Một là cho rằng nước Mỹ nhằm tỏ rõ sự hiện diện quân sự của mình ở khu vực châu Á Thái Bình Dương chứ hoàn toàn không phải nhắm vào Trung Quốc. Hai là cho rằng Mỹ kiềm chế Trung Quốc để bao vây Trung Quốc. Cá nhân tôi cho rằng thà cứ tin là Mỹ có ý đồ nhắm vào Trung Quốc chứ không thể tin Mỹ không có ý đồ nói trên. Dù có khả nặng bao vây Trung Quốc hay không thì Mỹ chắc chắn vẫn có ý đồ.
Tôi xin đưa ra cách quy nạp về bố trí chiến lược của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, gọi tắt là “bố cục chiến lược năm ba hai một’’, trong đó “năm” là chỉ 5 liên minh quân sự lớn, đó là các liên minh Mỹ – Nhật, Mỹ – Hàn, Mỹ – Philíppin, Mỹ – Thái Lan, Mỹ – Ôxtrâylia, đồng thời còn có 5 căn cứ quân sự lớn, trước hết là một quần thế căn cứ quân sự Đông Bắc Á, chủ yếu kiểm soát ba eo biển La Pérouse, Tsugaru và Tsushima, khóa chặt cửa ngõ phía Bắc của Trung Quốc; Hai là quần thể căn cứ Đông Nam Á, chủ yếu kiểm soát Eo biển Malắcca, phong tỏa cửa ngõ phía Nam Trung Quốc; Ba là quần thể căn cứ đảoGuam, được ví như hai quả đấm thu lại của Mỹ, sẵn sàng xuất kích; Bốn là quần thể căn cứ Ôxtrâylia – Niu Dilân, quần thể căn cứ này mặc dù đóng quân hạn chế nhưng là căn cứ đầu não và là trận địa cảnh báo tiền duyên trong cuộc chiến thông tin của nước Mỹ, địa vị của căn cứ này vẫn rất quan trọng; Năm là quần thể căn cứ Haoai, đó là đầu mối thông tin – giao thông của Mỹ và là trung tâm chỉ huy tác chiến ở Thái Bình Dương của Mỹ.
“Ba” là chỉ ba tuyến phong tỏa, đó là ba chuỗi đảo mà mọi người đều biết. Thứ nhất là các đảo chính ở Nhật Bản, Okinawa, Philíppin và khu vực Đài Loan; Thứ hai là đảo Guam và khu vực xung quanh Ôxtrâylia; Còn quần đảo Haoai là chuỗi đảo thứ ba.
“Hai” là chỉ “hai chiếc mỏ neo”, chiếc neo phía Bắc là Liên minh quân sự Mỹ – Nhật, phía Nam là Liên minh quân sự Mỹ – Ôxtrâylia.
“Một” là chỉ vòng vây hình thành bao quanh Trung Quốc. Bất kể vòng vây này hình dạng thế nào thì quả thực vẫn tồn tại. Những năm gần đây, Mỹ đã có được quyền xây dựng hơn 10 căn cứ quân sự ở các nước như Philíppin, Inđônêxia… Gần đây tình hình Nam Hải nổi sóng gió, Mỹ lập tức đề xuất điều chiến hạm gần bờ của họ đến cảng Changi của Xinhgapo. Một tiêu chí then chốt để có thể biết được Mỹ có trở lại Thái Bình Dương hay không là phải xem quân đội Mỹ có có trở lại cảng Subic, căn cứ quân sự Clack ở Philíppin và cảng Cam Ranh của Việt Nam hay không? Hai điểm này có thể coi là việc làm mang tính tiêu chí để xem xét việc Mỹ hoàn thành mục tiêu “trở lại châu Á – Thái Bình Dương”. Ớ Nam Á, Mỹ và Ấn Độ đã kết thành quan hệ đối tác chiến lược, ở Trung Á, Mỹ có 18 căn cứ quân sự, khoảng cách đến Tân Cương gần nhất là 250 km. Mông cổ hiện nay lại càng thực hiện “chiến lược nước láng giềng thứ ba”, coi Mỹ là nước láng giềng thứ ba và diễn tập quân sự chung với Mỹ. Ở Đông Bắc Á, Mỹ cùng có các Liên minh quân sự Mỹ – Hàn, Mỹ – Nhật. Mỹ còn bổ trí trận địa SONAR ở vùng biển xung quanh Trung Quốc để trinh sát tàu ngầm và tàu mặt nước của Trung Quốc, luôn nhiều lần diễn tập quân sự quy mô lớn với các nước láng giềng xung quanh Trung Quốc. Vì thế có nhận thấy rõ ràng, dù ý đồ của Mỹ thế nào thì vòng vây nói trên đã thực sự tồn tại.
Vậy phải giải quyết vấn đề Nam Hải như thè nào? Tôi cho rằng Trung ương Đảng trước hết cần phải coi sự nghiệp hải-dương là trọng tâm của mọi trọng tâm, giống như sự nghiệp vũ trụ. cần phải thành lập Ủy ban an ninh quốc gia, và dưới đó thành lập ủy ban quốc gia về an ninh biển và phát triển biển do người lãnh đạo quốc gia nắm giữ.
Thứ hai, cần kiên trì nguyên tắc “chủ quyền thuộc về ta” do đồng chí Đặng Tiểu Bình đề xuất. Chỉ có như vậy mới có thể làm cho các nước xung quanh hiểu lập trường cơ bản của chúng ta, nhất là nguyên tắc “chủ quyền thuộc về ta” không thể chỉ dừng lại ở lời nói mà phải dược thực hiện bằng hành động. Đó chính là “5 tồn tại” mà tôi đề xuất như dưới đây:
Một là tồn tại về mặt hành chính. Trung Quốc cần thành lập Khu hành chính đặc biệt ở Nam Hải, hoạch định các đơn vị hành chính như thành phố, quận, huyện, xã…, đồng thời cắt cứ các quan chức quản lý về mặt hành chính. Dù không thể lên được đảo cũng cần phải công bố, căng biển trong đất liền cáo thị tên gọi của khu vực hành chính và các nhân viên quản lý đồng thời các đại biểu Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc và ủy viên Chính Hiệp cũng cần phải công khai lên đảo tuần tra, tuyên bố chủ quyền.
Hai là tồn tại về luật pháp. Nhất định phải đưa các căn cứ pháp lý của Trung Quốc đến diễn đàn quốc tế để tuyên truyền, phân tích, giải thích.
Ba là tồn tại về quốc phòng. Trên các đảo ở Nam Hải thì những nơi có thể đóng quân sẽ phải đóng quân, những nơi không thể đóng quân thì phải xây dựng các cơ sở quân sự như cột đèn, thiết bị đo chiều gió, chỉ hướng gió, trạm quan trắc v.v.. Ngoài ra, máy bay chiến đấu và tàu chiến của Trung Quốc phải tuần tra thường kỳ ở khu vực này, đồng thời phải trịnh trọng tuyên bố khu vực nào đó là khu vực diễn tập quân sự hoặc khu bắn thử tên lửa khi ở trong trạng thái nguy cơ.
Bốn là tồn tại về kinh tế. Ngư dân Trung Quốc cần thành lập và xây dựng các ngư trường, lồng lưới, tàu chiến có thể tiến hành bảo vệ dưới danh nghĩa hộ tống. Chúng ta cũng cần thành lập các mặt bằng khoan giếng và còn có thể sử dụng phương pháp phát triển các dự án du lịch bằng tàu du lịch cỡ lớn đến khu vực Nam Hải để thể hiện chủ quyền. Trong quá trình trỗi dậy, biên giới lợi ích của Trung Quốc cùng sẽ đồng thời từng bước mở rộng, khái niệm chủ quyền cùng sẽ thay đổi. Ví dụ như tàu sân bay mặt bằng thăm dò trên biển của Trung Quốc sẽ trở thành lãnh thổ lưu động.
Năm là tồn tại về mặt dư luận. Trong luật quốc tế có một điều khoản quy định, nếu một số đảo nào đó sau khi bị chiếm nhưng không dẫn đến tranh chấp thì sau 50 năm đương nhiên sẽ được tách ra. Vì thế dư luận ở Trung Quốc cần không ngừng chỉ rõ Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với Nam Hải và vùng biển phụ cận Nam Hai. Ngoài ra Trung Quốc có căn cứ trong vấn đề phân định lãnh thổ Nam Hải theo luật quốc tế, vì thế báo chí cần tuyên truyền mạnh về những luật pháp nói trên. Trung Quốc cũng cần công bố “Sách Trắng về Nam Hải” vào thời điểm thích hợp, giải thích rõ căn cứ pháp lý của Trung Quốc.
Cuối cùng, cũng cần phải nhấn mạnh một điểm, rằng trong vấn đề Nam Hải Trung Quốc không chỉ nhấn mạnh áp dụng biện pháp hòa bình, mà cần phải thực hiện song song giữa mềm và cứng, giữa ân đức và uy lực, hai tay đều phải cứng, vừa tuyên bố chúng ta có ý nguyện hòa bình tốt đẹp, nhưng cũng cần phải tuyên bố có ý chí kiên định bảo vệ chủ quyền quốc gia bằng biện pháp phi hòa bình. Chỉ có kết hợp giữa “ý nguyện” và “ý chí’ mới có thể thực sự ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ chủ quyền một cách hữu hiệu.
BÀI IV: TỪ VẤN ĐỀ NAM HẢI BÀN VỀ ĐIỀU CHỈNH NGOẠI GIAO
(Diêm Học Thông – Viện trưởng Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại, Đại học Thanh Hoa)
Trong bối cảnh vấn đề đặt ra cho năm 2012 là Trung Quốc cần phải lầm gì, không chỉ có chiến lược ngoại giao mà nguyên tắc ngoại giao có cần phải điều chỉnh hay không? Bài viết của học giả Diêm Học Thông dưới đây phân tích vấn đề điều chỉnh đường lối ngoại giao của Trung Quốc xung quanh vấn đề Nam Hải như sau:
Trong quân đội hiện nay đang có câu nói đặc biệt phô biển, đó là “không đánh mà khuất phục được quân người”. Tuy nhiên, rất nhiều người đã giải thích nhầm câu nói trên thành không sử dụng vũ lực. Khái niệm “không đánh” trong câu của Tôn Tử nói trên nghĩa là không tiến hành trận chiến nóng để công phá thành chứ không phải là chiến tranh lạnh không sử dụng vũ lực. Ví dụ nói, trong quá trình giải phóng Bắc Bình (tên gọi cũ của Bắc Kinh hiện nay) giải phóng quân “vây mà không đánh”; Trong thời kỳ khủng hoảng Béclin, Liên Xô tiến hành phong tỏa giao thông ở Tây Béclin; Trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cu Ba, Liên Xô chuẩn bị bố trí tên lửa ở Cu Ba; Trong Chiến tranh Irắc Mỹ thiết lập vùng cấm bay v.v., những cách nói trên đây đều hàm nghĩa “không đánh mà khuất phục được quân người”. Nói cách khác, vấn đề mấu chốt để phân định ý nghĩa “không đánh mà khuất phục được quân người” không phải ở chỗ có sử dụng biện pháp quân sự hay không mà ơ chỗ có khai hỏa tiến công hay không. Hay cũng là nói, áp dụng biện pháp quân sự để uy hiếp hoặc phong tỏa cũng thuộc phạm trù “không đánh mà khuất phục được quân người”.
Một ý nghĩa cốt lõi khác của câu nói trên là “quân người khuất phục”. Ở đây có ý nói kết quả trận đánh nóng chưa tiến hành là đối phương tự khuất phục chứ không phải mình khuất phục quân đối phương. Hiện nay có rất nhiều người lý giải về câu nói trên là, chỉ cần không sử dụng vũ lực giải quyết vấn đề, dù là tự mình khuất phục đối phương cũng là “thượng sách”. Trong lĩnh vực chính trị quốc tế, chỉ cần một bên khuất phục là có thể đảm bảo “hòa bình”. Nhưng, kết quả giai quyết hòa bình nói trên không thuộc về phạm trù “không đánh mà khuất phục được quân người” của Tôn Tử, mà đó gọi là “không đánh mà quân mình bị khuất phục”. Đó là vấn đề đặc biệt rõ ràng về chiến lược đối ngoại. Nói cách khác, vận dụng tư duy xử sự bằng cách không sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề, lấy “giấu mình chờ thời” làm ý tưởng ngoại giao trung tâm sẽ không thể xây dựng được, chiến lược lớn về biển của Trung Quốc, cũng không thể giải quyết được vấn đề Nam Hải. Đặc biệt là nếu lấy bảo vệ thời cơ chiến lược và bảo vệ đại cục ổn định làm nguyên tắc thì Trung Quốc chỉ có thể lùi bước nhượng bộ trong vấn đề Nam Hải. Nếu bảo vệ thời cơ chiến lược được hiểu là lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm, bảo vệ đại cục ổn định được hiểu là duy trì quan hệ hữu hảo với Mỹ, hay nói cách khác, nếu lo ngại giải quyết vấn đề Nam Hải sẽ ảnh, hưởng đến phát triển kinh tế của Trung Quốc, anh hưởng đến quan hệ Trung – Mỹ, thì như vậy sẽ chỉ có thể là hy sinh lợi ích Nam Hải. Muốn giữ được quyền lợi ở Nam Hải thì không thể câu nệ vào “giâu mình chờ thời”, không thể lấy phục vụ xây dựng kinh tế làm nhiệm vụ tối cao trong đường lối ngoại giao.
Lợi ích hàng đầu của Trung Quốc cuối cùng là gì? Tôi cho rằng lợi ích kinh tế đã không còn tiếp tục là vị trí số một tuyệt đối, lợi ích an ninh cần phai được đặt lên trên lợi ích kinh tế, khi hai lợi ích phát sinh xung đột sẽ lấy lợi ích an ninh làm trọng tâm. Quốc gia lớn mạnh không có nghĩa là an ninh tự thân đâ được nâng cao, mà sự thực đã chứng minh ngược lại, quốc gia càng lớn mạnh thì vấn đề an ninh sẽ càng trở nên nghiêm trọng vì biên giới lợi ích của quốc gia đã mở rộng ranh giới ra bên ngoài nên càng dễ bị bên ngoài tấn công. Nước Mỹ chính là một ví dụ rõ nhất. Lợi ích mở rộng đòi hỏi phải được báo vệ bằng quân sự, tốc độ nâng cao khả năng bảo vệ bằng quân sự không theo kịp với tốc độ mở rộng lợi ích khác thì vấn đề an ninh sẽ càng ngày càng nghiêm trọng. Chính là do thực lực kinh tế và địa vị của Trung Quốc được nâng cao đã xuất hiện vấn đề về an ninh quốc gia như trong tranh chấp Nam Hải.
Nhận định về tình hình Nam Hải, tôi có một cách nhìn khác. Cho dù năm 2012 biến động về nước chủ tịch luân phiên ASEAN là nhân tố ảnh hưởng quan trọng làm giảm nhẹ mức độ kích hoạt vấn đề Nam Hải, nhưng thực chất vấn đề Nam Hải trên thực tế vẫn được quyết định bởi chiến lược của Mỹ. Tôi xem xét tình hình Nam Hải từ góc độ chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc. Nói cách khác, tình hình Nam Hải chủ yếu sẽ được quyết định bởi việc Obama tranh cử tổng thống có được thuận lợi hay không. Nếu tình hình Obama tranh cử thuận lợi thì ông này sẽ tăng cường chiến lược hiện nay của Mỹ ở Nam Hải. Năm 2009, H. Clinton tham gia Hội nghị câp cao Đông Á, có tổng cộng 12 nước ủng hộ Mỹ trong vấn đề này. Năm 2011, Obama tham gia Hội nghị cấp cao Đông Á, có 14 nước ủng hộ. Chiến lược Đông Nam Á của Mỹ khiến Mỹ được lợi. Đối với chiến lược đã cho thấy lợi ích thì Obama sẽ không từ bỏ. Bởi thế nếu Obama thắng cử thì năm 2012 ông ta sẽ còn tham gia Hội nghị cấp cao Đông Á, tình hình Nam Hải rất có thể nghiêm trọng hơn hiện nay. Đặc biệt tháng 12 vừa qua, H. Clinton đã đi thăm Mianma, hội kiến với Aung San Suu Kyi, rõ ràng là Mianma bắt đầu thỏa hiệp với Mỹ.vĐồng thời xem xét đến viện trợ của Nga những năm gần đây cho Việt Nam sẽ thấy tình hình Nam Hải năm 2012 mà Trung Quốc phải đối mặt rất khó có được chuyển biến tốt. Nếu Obama tranh cử không thuận lợi, ông này sẽ khó tham gia Hội nghị thượng đính Đông Á, tình hình như vậy sẽ có phần tốt hơn.
Hiện nay mọi người đã và đang tranh luận việc Mỹ trở lại châu Á – Thái Bình Dương là hành động chiến thuật hay chiến lược? Nếu là chiến thuật thì năm 2013 sau khi bầu cử tổng thống, Mỹ có thể sẽ trở lại chính sách đối với Trung Quốc nám 2009, nhưng nếu là hành động chiến lược thì dù ứng viên tổng thống nào trúng cử cũng đều củng cố áp lực đối với Trung Quốc trong vấn đề Nam Hải, sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự và hành động chiến lược ở khu vực này. Tôi cho rằng việc Mỹ điều chỉnh chính sách đối với Trung Quốc lần này là mang tính chiến lược. Như mọi người đều biết thực lực về vật chất của Mỹ đang giảm xuống một cách tương đối, vậy Mỹ sẽ phải dựa vào ưu thế ngoại giao để bù lại sự bấ cập trong quốc lực tổng hợp. Như vậy cũng là nói, nước Mỹ sau khi thực lực vật chất sụt giảm tương đối sẽ tăng cường hiệp đồng tác chiến với đồng minh, như vậy mới có thể tiếp tục duy trì địa vị chủ đạo của nước Mỹ, đồng thời khu vực Nam Hải có từng ấy nước ủng hộ Mỹ thì tại sao Mỹ phải từ bỏ theo một hướng phi lôgích? Ngoài ra, Mỹ rút khỏi Trung Đông, tăng cường sự có mặt ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, so với khu vực Đông Bắc Á thì Nam Hải dễ dàng thâm nhập hơn, vậy tại sao Mỹ lại không kiềm chế Trung Quốc trong vấn đề Nam Hải?
về biện pháp đối phó của Trung Quốc, tôi kiên trì theo hướng nên từ
bỏ chính sách “giấu mình chờ thời” và “không liên kết”. Khiêm tốn thận trọng là khái niệm rất hay của Trung Quốc, nhưng vì sao phải thôi kiên trì “giấu mình chờ thời” để không sử dụng nguyên tắc “khiêm tốn thận trọng”? “Giấu mình chờ thời” có hàm nghĩa báo thù, đó là vấn đề không thể thay đổi. “Không liên kết” nghĩa là không kết giao thành bạn đáng tin cậy nhất. Không có bạn tin cậy, khi gặp khó khăn chúng ta sẽ không, có ai để làm chỗ dựa. Chúng ta không có bạn đồng minh, nước khác cũng sẽ không giảm lo sợ đối với nước Trung Quốc trỗi dậy. Chính sách “không liên kết” trở thành chướng ngại để nước ta tranh thủ đa số nước ủng hộ ở khu vực Nam Hải, Mỹ rất lo ngại chúng ta từ bỏ chính sách “không liên kết” vì chính sách này có lợi cho Mỹ cô lập chúng ta. Nhìn tổng quan bốn khu vực xung quanh Trung Quốc thì khu vực an toàn nhất là phía Tây và Tây Bắc, còn chỗ dựa an ninh ở khu vực này là Tổ chức hợp tác Thượng Hải mang tính chất bán liên minh quân sự.
Nói tóm lại, Trung Quốc hiện nay không những phải đối mặt trước vấn đề điều chỉnh chiến lược ngoại giao, mà vấn đề là có cần điều chỉnh nguyên tắc ngoại giao hay không, nghĩa là có điều chỉnh nguyên tắc “giấu mình chờ thời” và “không liên kết” hay không? vấn đề Nam Hải hiện nay là hình ảnh thu nhò của ngoại giao toàn cầu của Trung Quốc, phản ánh ý tưởng ngoại giao đã lỗi thời. Trong “Kinh thi” có nói, “Chu tuy cựu bang, kỳ mệnh duy mới” nghĩa là triều nhà Chu có thế kéo dài được mấy trăm năm, chỗ dựa chính là không ngừng đổi mới. Người viết bài này cho rằng việc điều chỉnh nguyên tắc “không liên kết” đã vận dụng 30 năm và nguyên tắc “giấu mình chờ thời” đã thực hiện 20 năm, sẽ có lợi cho việc giữ gìn lợi ích Nam Hải và lợi ích quốc gia trên toàn cầu của Trung Quốc./.
Theo: ABS
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét