Bùi Văn Bồng
Khi tự vạch ra một đường vẽ trên bản đồ biển Đông, có thể nói nhà cầm quyền Trung Quốc coi như là phác thảo phạm vi cần thiết cho bản đồ tác chiến tầm chiến lược khu vực. Họ gọi là đường chữ U, hoặc đường “đứt khúc khảo cứu hải dương”. Nhưng, hiện nay các nước trong vùng Đông Nam Á không gọi đường chữ U theo TQ mà không ai bảo ai đều gọi là Đường Lưỡi Bò, vì họ gần như đồng quan điểm nhìn nhận với nhau là lòng tham lam, ý đồ bành trướng của Trung Quốc khác nào cái lưỡi bò liếm ngoẹo khắp chung quang để rồi cái gì cũng muốn vơ vào cho nước mình, nhất là những nơi có nhiều nguồn tài nguyên quý. Đất nước của họ rộng rồi, muốn rộng hơn nữa, đông dân rồi, muốn đông thêm nữa.
Mà thực tế với TQ thì xưa nay ai chẳng thấy máu bành trướng cứ dâng lên phừng phừng, không có độ dừng. Xưa nay, tuy đất rộng, người đông không nước nào sánh bằng, nhưng TQ vẫn còn lấn chỗ này một chút đường biên, chen chỗ kia chút biển, nhòm ngó đảo này đảo kia của nước láng giềng. Nhìn lại, ý đồ bành trướng có quy mô, có tầm chiến lược ghê gớm nhất của TQ là từ những cuối thập niên 60 của thế kỷ trước. Khi ấy, đánh hơi thấy khả năng VN sắp thắng Mỹ-ngụy, sẽ giải phóng được miền Nam, thống nhất đất nước, TQ đã sắp sẵn ý đồ đã có từ lâu hòng thế chân Mỹ thôn tính Đông Dương. Đối với TQ, bán đảo này là vị trí chiến lược, là cửa ngõ phía Nam, là miếng mồi ngon nhăm nhe cả nghìn năm chưa dễ nuốt. Nhiều đời, từ giặc Ân đến giặc Minh đều không “bình định”, chinh phục nổi Việt Nam, thậm chí nhiều nơi đã cắm quan người Tàu cai trị đến tận quận, phủ, nhưng rồi cũng bị Việt Nam đánh cho tơi tả, ôm đầu máu chạy về cố quốc. Muốn “lấy” VN từ lâu rồi, nhưng khi quân Minh bị tan tác, đến đời nhà Thanh thì sự biến trên thế giới thay đổi, TQ không từ bỏ ý đồ xâm lược, thôn tính VN, nhưng từ cuối thế kỷ 19, VN bị Pháp xâm lược, rồi sau 1954 lại bị Mỹ can thiệp, Mỹ xâm lược, TQ có muốn cũng đành chờ thời cơ. Thật là “miếng ngon mất đi sầu bi phát khùng”.
Thế nên, khi ấy, dù nội bộ có “bè lũ 4 tên” (Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, Vương Hồng Văn) gây rối lung tung, lộn tùng phèo nội bộ thiên triều Trung Nam Hải, nhưng TQ vẫn đưa ra một số nội dung về đối ngoại và cả đối nội, bắt VN phải “từng bước phục tùng”. Khi VN tỏ thái độ cứng rắn, giữ vững quan điểm độc lập chủ quyền, tỏ ra không “tâm phục khẩu phục”, thì TQ liền tỏ thái độ khá rõ ràng. TQ cho là VN chỉ quá nghe lời LX, nghe ông Tây, hoặc bị LX xúi giục nên đã gây nhiều cuộc xung đột biên giới với Liên Xô từ thời đó. Đến mức, tình hình xung đột hai nước lớn vẫn là nỗi đau, nỗi lo cảu Bác Hồ trước khi Người ra đi. Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Về phong trào Cộng sản thế giới – Là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hòa hiện nay giữa các đảng anh em!..”.
Tiếp đến, nhà cầm quyền TQ lúc đó còn có nhiều động thái với đủ kiểu hăm hè, đe dọa, khống chế VN. Ai đã từng chứng kiến và theo dõi thời cuộc vào cuối những năm 60, đầu thâp niên 70 của thế kỷ trước đều biết rất rành rẽ ngọn nguồn về những khó khăn trong giải quyết mối quan hệ với nước láng giềng “núi liền núi, sông liền sông” này.
.
Thời đó, cả hai nước lớn trong phe XHCN là Liên Xô và Trung Quốc đều ủng hộ Việt Nam đánh Mỹ. Liên Xô ủng hộ bởi muốn giữ vững và mở rộng thành trì CNXH ở khu vực Đông Nam Á. Còn Trung Quốc, với sự tiếp nhận chủ nghĩa Mác nửa với, ý thức về CNXH ít hơn, chủ yếu ủng hộ VN là muốn đánh bật Mỹ ra khỏi Đông Dương để TQ thực hiện ý đồ trùm khu vực. Bởi vì khi VN đánh thắng Pháp, quân Tàu Tưởng thấy thời cơ ngon ăn nhảy vào thế chân Pháp, bị Bác Hồ nhìn thấy dã tâm không thiện chí, đã phải ký Hiệp định sơ bộ 6-3-1946, để Pháp dẹp Tàu Tưởng. Ai ngờ, ngay sau đó, Mỹ lại nhảy vào miền Nam Việt Nam. Cho nên, TQ tức mà không thể kêu được, hầu như phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Vì thế, xét động cơ giúp VN thì trong đó có cái chủ đích của TQ giúp VN là coi như tự giúp mình, tự chủ động “giữ cho mình”, có lợi thì mới làm, buông VN thì mất hết quyền chi phối, bá chủ khu vực. Nếu như không giúp VN đánh Mỹ, để cho đế quốc đầu sỏ đầy sức mạnh này mà chiếm được cả VN thì coi như tiêu, nguy to. Mỹ mà nằm ngay sát nách Trung Quốc thì coi như “thượng phong tiêu thế, đại kế tiềm vong” (cái thế thượng phong bị triệt hãm, mưu lớn bị mất). Thế nên, thời đó cả “hai ông anh khả kính” đều nhiệt tình dồn sức ủng hộ VN, muốn Mỹ phải cuốn gói nhanh khỏi VN.
Thời đó, cả hai nước lớn trong phe XHCN là Liên Xô và Trung Quốc đều ủng hộ Việt Nam đánh Mỹ. Liên Xô ủng hộ bởi muốn giữ vững và mở rộng thành trì CNXH ở khu vực Đông Nam Á. Còn Trung Quốc, với sự tiếp nhận chủ nghĩa Mác nửa với, ý thức về CNXH ít hơn, chủ yếu ủng hộ VN là muốn đánh bật Mỹ ra khỏi Đông Dương để TQ thực hiện ý đồ trùm khu vực. Bởi vì khi VN đánh thắng Pháp, quân Tàu Tưởng thấy thời cơ ngon ăn nhảy vào thế chân Pháp, bị Bác Hồ nhìn thấy dã tâm không thiện chí, đã phải ký Hiệp định sơ bộ 6-3-1946, để Pháp dẹp Tàu Tưởng. Ai ngờ, ngay sau đó, Mỹ lại nhảy vào miền Nam Việt Nam. Cho nên, TQ tức mà không thể kêu được, hầu như phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Vì thế, xét động cơ giúp VN thì trong đó có cái chủ đích của TQ giúp VN là coi như tự giúp mình, tự chủ động “giữ cho mình”, có lợi thì mới làm, buông VN thì mất hết quyền chi phối, bá chủ khu vực. Nếu như không giúp VN đánh Mỹ, để cho đế quốc đầu sỏ đầy sức mạnh này mà chiếm được cả VN thì coi như tiêu, nguy to. Mỹ mà nằm ngay sát nách Trung Quốc thì coi như “thượng phong tiêu thế, đại kế tiềm vong” (cái thế thượng phong bị triệt hãm, mưu lớn bị mất). Thế nên, thời đó cả “hai ông anh khả kính” đều nhiệt tình dồn sức ủng hộ VN, muốn Mỹ phải cuốn gói nhanh khỏi VN.
.
Cũng vì “cái lưỡi bò” tham lam đó, nhìn quá lại một chút từ năm 1956, lợi dụng tình hình Pháp rút khỏi Đông Dương, Trung Quốc cho quân đội ra chiếm nhóm phía đông quần đảo Hoàng Sa, rồi cho quân đội ra chiếm đảo Ba Bình trên quần đảo Trường Sa.
Cũng vì “cái lưỡi bò” tham lam đó, nhìn quá lại một chút từ năm 1956, lợi dụng tình hình Pháp rút khỏi Đông Dương, Trung Quốc cho quân đội ra chiếm nhóm phía đông quần đảo Hoàng Sa, rồi cho quân đội ra chiếm đảo Ba Bình trên quần đảo Trường Sa.
Tháng 1-1974, lợi dụng tình hình Mỹ phải rút khỏi Đông Dương, Trung Quốc tranh thủ ăn chặn, chiếm chỗ trến biển Đông, qua mặt chính quyền Hà Nội, gian manh đánh lén, dùng một lực lượng hải quân, không quân quan trọng đánh chiếm nhóm phía tây quần đảo Hoàng Sa khi đó do quân đội của chính quyền Sài Gòn bảo vệ. Năm 1988, Trung Quốc lại huy động lực lượng không quân, hải quân tấn công chiếm sáu điểm trên quần đảo Trường Sa, từ đó ra sức củng cố các điểm này làm bàn đạp cho những bước tiến mới.
Lại nhắc lại một sự kiện đi đã vào lịch sử thế giới, loại người không bao giờ quên được là tội ác diệt chủng của Khơ-me đỏ ở Cam-pu-chia. Đâu phải ngẫu nhiên nội tại đất nước Chùa Tháp này tự nứt nòi ra cái bè lũ diệt chủng Pôn-pốt, Iêng-xa-ri, Khiêu-xăm-phon đọc tài phát xít tự hại chính dân nước mình như thế? Cái gốc sâu xa của cuộc nội chiến, gọi là “Xây dựng chế độ Cộng sản Pôn-pốt”, gây ra cảnh tang tóc đầu rơi như sung rụng, máu chảy thành sông ở Cam-pu-chia, xem ra không ai khác mà chính là TQ, ông thầy Tàu đầy mưu sâu kế độc thâm hiểm do lòng tham mở rộng cương thổ bá quyền.
Báo chí trên trên thế giới khi đó cũng đưa không ít bình luận rằng: Vì ý định nhằm đạt mục đích mưu bá đồ vương, TQ đã đưa Pôn-pốt sang TQ học tập, nhồi sọ, huấn luyện Pôn-pốt và phe lũ làm tay sai. Ông thầy Táu nhét vào đầu mấy thằng “Khơ-me đỏ” ngu dốt và thực dụng là “xây dựng chủ nghĩa cộng sản kiểu mới” ở Cao Miên theo tư tưởng TQ, và TQ hứa hẹn sẽ giúp đỡ hết sức để Cam-pu-chia xây dựng thành công chế độ cộng sản, hai nước sẽ hữu hảo trường thiên lâu bền (!?).
Cũng trong mưu đồ thay chân Mỹ thôn tính Đông Dương, TQ bày kế, xúi giục bè lũ tay sai Pôn-pốt gây hấn dọc toàn tuyến biên giới VN-CPC, chọc ngang hông, để VN mới sau chiến tranh sẽ rơi vào thế mất ổn định, thế bất lợi, có cớ cho TQ dễ bề can thiệp. Cũng với chiêu bài thành bản chất truyền đời kiểu vo lâm kiếm hiệp “tọa sơn quan hổ đấu”, TQ cử những đoàn chuyên gia quân sự sang giúp CpC, và trợ giúp mọi trang bị từ vũ khí, lương thực, thực phẩm; đồng thời đứng phía sau bày kế, kích động cho Pôn-pốt gây chiến tranh biên giới với VN. Cùng với việc TQ xúi giục bè lũ tay sai Pôn-pốt không ngán gì, cứ chọc phá VN cho nhiều vào. TQ còn nghĩ ra kế đánh lừa “thằng em thật thà” là nước Lào. TQ nói là giúp, viện trợ không hoàn lại cho Lào mở con đường từ Luông-phra-băng, giáp TQ, đi dọc biên giới VN-Lào, đến tận phía Tây Trường Sơn, vượt qua lưu vực thượng nguồn Sê-băng-hiên, miền thượng Se-san, qua vùng rừng nui At-tô-pơ, vào tận tỉnh Rát-ta-na-ki-ri và Môn-dol-ki-ri của Cam-pu-chia. Nếu thực hiện được tuyến đường này, TQ sẽ có ngay con đường chiến lược cực kỳ lợi thế, chọc xuyên suốt toàn bộ xương sống Đông Dương phía tây biên giới VN với Lào và Cam –pu-chia. Với ý đồ này, được Lào chấp nhận, TQ rần rần cho công binh, xe máy mở đường ngay. Khi VN truy đuổi Pôn-pốt, giải phóng Cam-pu-chia, TQ đã mở được hơn 100 km thông từ biên giới TQ sang Lào, chạy dọc biên giới Lào giáp với VN.
Vậy là, TQ kích động lũ ngu và ác “Khơ-me đỏ” ráo riết diệt chủng. Thực chất, lòng tham sinh tội ác, TQ diệt hết người dân Khơ-me, mà theo cách gọi của chúng là dân “hắc hầu” (khỉ đen) để thay người TQ vào chiếm lĩnh toàn bộ diện tích Vương quốc Cam-pu-chia. TQ xúi Khơ me đỏ trục xuất Việt kiều và nhiều kiều dân nước khác ra khỏi Phnompenh, còn người CPC gốc Hoa vẫn được ở lại. Như thế, TQ mới sớm đứng chân được trên đất Cam-pu-chia. Khi đó, chắc chắn cái thế thượng phong của TQ sẽ mạnh chưa từng thấy. Khi đã chiếm được Cam-pu-chia làm bàn đạp chiến lược, thì biên giới phía Bắc ép xuống, biến giới phía Tây Nam nén chặt, VN có mà hết cựa quậy. Rơi vào trạng huống ấy, VN không chịu phục tùng TQ thì có mà ra bã. Khi đã “lấy” được VN thì nghiễm nhiên TQ sẽ đặt tên cả lãnh thổ VN là tỉnh Quảng Nam. Bởi vì TQ đã có tỉnh Quảng Đông, có tỉnh Quảng Tây, riêng cái địa danh Quảng Nam còn để giành lại đó, chờ thời cơ mới tính. Dân số của VN tương đương dân số tỉnh Quảng Đông và chưa đủ gấp đôi tỉnh Quảng Tây. Thế nên, TQ mong sớm nghĩ mọi kế sách “Nam tiến” để sớm có được tỉnh Quảng Nam. TQ có tỉnh Vân Nam, chứ không đặt là Quảng Nam; “vọng vân Nam Hải hùng chinh phạt”, Vân Nam là nhìn theo mây phương Nam mà mở rộng cõi bờ Hoa Quốc.
VN bị Pôn-pốt gây chiến tranh biên giới Tây Nam, xua quân tràn sang suốt toàn tuyến biên giới, tàn sát dã man dân thường VN, cũng là thực hiện ý đồ thâm độc của TQ “tọa sơn quan hổ đấu”, “trai cò mổ nhau, ngư ông đắc lợi”. Ý đồ hết sức hiểm độc và đầy tham vọng này của TQ là: “Chúng mày cứ đánh nhau nữa đi, đánh nhau mạnh vào, thằng nào chết tao sẽ ăn thịt thằng còn lại. Hơn nữa, gây hấn với VN còn là “mũi tên trúng hai con chim”, khi cần thì Pôn-pốt cứ lên tiếng, thầy Tàu đây luôn sẵn sàng nhảy sang Cam-pu-chia ứng cứu “đệ tử” ngay. Cho nên, TQ không những huấn luyện đào tạo lũ diệt chủng Khơ-me đỏ, mà còn giúp chúng xây dựng quân đội. TQ trang bị cho Pôn-pốt các loại súng bộ binh, mìn lá, mìn nhảy, mìn zip, cả quân trang, quân dụng, quân lương cho quân đội Pôn-pốt trên chiến trường Cam-pu-chia. Khi quân tình nguyện VN đánh sang Cam-pu-chia, thu được các loại vũ khí, quân trang, quân dụng, cả quân lương phần lớn đều là của TQ.
VN bị Pôn-pốt gây chiến tranh biên giới Tây Nam, xua quân tràn sang suốt toàn tuyến biên giới, tàn sát dã man dân thường VN, cũng là thực hiện ý đồ thâm độc của TQ “tọa sơn quan hổ đấu”, “trai cò mổ nhau, ngư ông đắc lợi”. Ý đồ hết sức hiểm độc và đầy tham vọng này của TQ là: “Chúng mày cứ đánh nhau nữa đi, đánh nhau mạnh vào, thằng nào chết tao sẽ ăn thịt thằng còn lại. Hơn nữa, gây hấn với VN còn là “mũi tên trúng hai con chim”, khi cần thì Pôn-pốt cứ lên tiếng, thầy Tàu đây luôn sẵn sàng nhảy sang Cam-pu-chia ứng cứu “đệ tử” ngay. Cho nên, TQ không những huấn luyện đào tạo lũ diệt chủng Khơ-me đỏ, mà còn giúp chúng xây dựng quân đội. TQ trang bị cho Pôn-pốt các loại súng bộ binh, mìn lá, mìn nhảy, mìn zip, cả quân trang, quân dụng, quân lương cho quân đội Pôn-pốt trên chiến trường Cam-pu-chia. Khi quân tình nguyện VN đánh sang Cam-pu-chia, thu được các loại vũ khí, quân trang, quân dụng, cả quân lương phần lớn đều là của TQ.
Trong hơn hai năm, Pôn-pốt giết hại hơn 3 triệu người dân Cam-pu-chia. Thế nên, khi VN vừa bảo vệ biên giới Tây Nam, vùa làm nghĩa vụ quốc tế đưa quân sang truy diệt bè lũ Pôn-pốt, cứu nguy cho đất nước Chùa Tháp thoát nạn diệt chủng, TQ tức lồng lộn lên. Các chuyên gia quân sự TQ chạy tẩu thoát bằng máy bay và đường bộ sang Thái Lan.
.
Cũng cần nói thêm là người viết bài này khi cùng bộ đội hải quân đánh chiếm đảo Cô Tang (Cam-pu-chia), tháng 1-1979, thấy trên nhà sàn bằng gỗ sao đỏ sang trọng của chuyên gia TQ còn vứt lại cả đồng tài liệu huấn luyện quân sự, chính trị. Bên góc nhà sàn chuyên gia này có hàng trăm căn cước, giấy tờ mang tên người dân đảo Thổ Chu của VN. Pôn-pốt đã đánh chiếm đảo Thổ Chu, bắt đi hơn 500 người dân, đưa về đảo Cô Tang sát hại. Suy ra từ căn cứ những giấy căn cước còn để lại ở góc ngôi nhà chuyên gia TQ trên sườn phía Bắc đảo Cô Tang, thì hành việc đánh chiếm đảo Thổ Chu là do các chuyên gia quân sự TQ ở Cam –pu –chia, lính Pôn-pốt chí là tay sai. Cũng tại phía bắc đảo Cô Tang, mới vài năm mà TQ đã cho đào một hầm phóng ngư lôi khoét sâu vào núi đá, ăn thông với biển, hướng thẳng sang vùng biển Thái Lan. Hầm phóng ngư lôi mà TQ làm dở chừng, nay vẫn còn, cây cỏ mọc um tùm.
Cũng cần nói thêm là người viết bài này khi cùng bộ đội hải quân đánh chiếm đảo Cô Tang (Cam-pu-chia), tháng 1-1979, thấy trên nhà sàn bằng gỗ sao đỏ sang trọng của chuyên gia TQ còn vứt lại cả đồng tài liệu huấn luyện quân sự, chính trị. Bên góc nhà sàn chuyên gia này có hàng trăm căn cước, giấy tờ mang tên người dân đảo Thổ Chu của VN. Pôn-pốt đã đánh chiếm đảo Thổ Chu, bắt đi hơn 500 người dân, đưa về đảo Cô Tang sát hại. Suy ra từ căn cứ những giấy căn cước còn để lại ở góc ngôi nhà chuyên gia TQ trên sườn phía Bắc đảo Cô Tang, thì hành việc đánh chiếm đảo Thổ Chu là do các chuyên gia quân sự TQ ở Cam –pu –chia, lính Pôn-pốt chí là tay sai. Cũng tại phía bắc đảo Cô Tang, mới vài năm mà TQ đã cho đào một hầm phóng ngư lôi khoét sâu vào núi đá, ăn thông với biển, hướng thẳng sang vùng biển Thái Lan. Hầm phóng ngư lôi mà TQ làm dở chừng, nay vẫn còn, cây cỏ mọc um tùm.
TQ mất Cam-pu-chia, lồng lộn như hổ đói mất mồi. VN giải phóng Cam-pu-chia ngày 7-1-1979, thì đúng 1 tháng sau (ngày 7-2-1979), TQ rầm rộ xua quân gây chiến tranh biên giới phía Bắc, với khẩu hiệu: “Dạy cho Việt Nam bài học”.
Tù binh TQ ở biên giới phía bắc
Thế thì, đã quá rõ là khi TQ bị vớ nát mưu đồ lấy Cam-pu-chia làm bàn đạp chiếm toàn Đông Dương, không được ăn thì đạp đổ, phá hôi, trả thù cho hả bớt cơn giận. Chế độ diệt chúng Pôn-pốt bị đập tan, TQ thua một cú đau hơn bị bò đá. Toàn bộ âm mưu và chiến lược, sách lược độc chiếm Đông Dương của TQ bị VN đánh tan, công toi, hết còn đường cứu gỡ. Đúng ra, xử tội lũ diệt chủng Pôn-pốt phải lôi kẻ chủ mưu, kẻ tổ chức, tên đầu trò là TQ ra ánh sáng pháp luật, nhưng VN vì chính sách đối ngoại, lại mới giải phóng đất nước có nhiều việc phải làm, kinh tế-xã hội thời đó nhiều khó khăn, VN đã nhân hậu bỏ qua không tố cáo TQ lên Tòa án Quốc tế, mà các nước thì cũng biết vậy thôi, không thích dây đến ông Tàu.
Thế nên, nhìn xa hơn hut hút về lịch sử nghìn năm bị phương Bắc xâm đô hộ, cha ông ta từ thuở Hùng Vương dựng nước, trải Đinh, Lý, Trần, Lê, Hậu Lê, hết đời này sang đời khác đánh giặc phương Bắc giữ nước, giữ nền độc lập-tự do, đã có biết bao xương máu của nhiều đời không kể xiết mà “thằng em” này đã phải đổ xuống mảnh đất chỉ bằng một tỉnh của “ông anh”. Việt Nam vừa đánh Mỹ-ngụy, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, TQ không những không giúp VN mà còn lợi dụng thời cơ thôn tính, thực hiện ý đồ chinh phục lâu dài. Những năm đó, VN ta thật là lao đao, trong nước thì kiệt quệ, đói kém, ngoại biên thì giặc giã quấy phá. Trong 14 năm đầu sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, toàn dân tộc VN phải đối phó gay gắt và lại phải đổ xương máu vì âm mưu xâm chiếm toàn bộ Đông Dương của TQ sau năm 1975, với “điểm” phát hỏa tại Cam-pu-chia, gây chiến tranh biên giới Tây Nam, rồi chiến tranh biên giới phía Bắc, những cuộc đánh chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, rồi liên tục nhiều cuộc gây bất ổn trên biển Đông… Tính ra, từ năm 1989, sau khi rút toàn bộ quân tình nguyện ở Cam-pu-chia về nước, Việt Nam mới coi là thực sự có hòa bình. Tháng Tư nay là 37 năm giải phóng, nhưng tương đối yên bề xây dựng, đổi mới đất nước mới được 22 năm (1990-2012). Ôi! Cho đến nay, người dân nước Việt đã có quá nhiều bài học với “ông anh” láng giềng phía Bác rồi, thấm lắm rồi, khỏi dạy, tốt nhất là cần tỉnh táo, luôn luôn phải cảnh giác cao. Ông “anh láng giềng” đã dùng cái lưỡi bò dài ngoằng liếm Hoàng Sa, Trường Sa, nay lại liếm sâu đến tận khu mỏ đầu khí DK1 thì thật là quá đáng. Lại nhiều lần bắt ngư dân đang hành nghề trên vùng biển của VN.
Nhưng, tốt nhất là ông khỏi cần phải lo “dạy cho VN bài học”. Khỏi dạy, biết hết rồi. Chào ông anh “vĩ đại” siêu cường Á Đông./.
Bùi Văn Bồng
3/2012
Theo: Blog NLG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét