Pages

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

Các khẩu hiệu của cộng sản và tính hai mặt


Vũ Bất Khuất (Danlambao) - Trong suốt quá trình tồn tại. Việt cộng đã tung ra không biết cơ man nào là khẩu hiệu. Nhưng hiện nay thì chỉ còn lại một số, một số khác biến mất.

Những khẩu hiệu ấy được trưng ra nhằm để kêu gọi thực hiện một việc gì đó mang tính cộng đồng, mang tính thể hiện một mục đích chung rất tốt đẹp, nhưng đàng sau nó là một mặt khác rất ư khủng khiếp. Sự khủng khiếp ấy không nằm trong ngữ nghĩa của ngôn từ mà nằm trong quá trình thực hiện mục tiêu mà khẩu hiệu đó đề ra. Và tính hai mặt đó hình thành.

Chúng ta thử xét một số khẩu hiệu:

1. “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Thoạt nghe như là một khẳng định không còn gì để bàn cãi. Nhưng tinh ý một chút sẽ nhận ra cái từ “hơn”. Trong câu này, ngữ nghĩa “không có gì quý hơn” chưa khẳng định được cái tính tuyệt đối, bởi vì còn có cái “quý bằng”. Dù học hành không tới đâu, nhưng cái kiểu sử dụng ngôn ngữ mang tính lập lờ thì HCM quả là một cao thủ. Những cái quý bằng độc lập tự do đó chính là quyền lực và tài sản. Quyền lực tập trung, tài sản tập trung không là mục đích tối hậu của cộng sản là gì? Và hiện nay thì quyền lực và tài sản thay vì tập trung vào đảng thì nó cứ tập trung vào một nhóm đảng viên nào đó.

2. “Vì lợi ích mười năm, trồng cây. Vì lợi ích trăm năm, trồng người”. Một lần nữa người đọc lại bị lầm, sự lợi ích của việc học vấn làm cho người phấn đấu cho bản thân cho con cháu có được một tài năng, một nhân cách. Nhưng ý đồ của HCM thì đã rõ; Phải “trồng người” như trồng cây. Sản phẩm nền giáo dục cộng sản là một thực vật cách chớ không hề là một nhân cách. Trong thời kỳ kháng chiến những tiêu chí của phong trào xóa dốt đã chẳng nói rõ là gì “Phải xóa dốt để dân có thể đọc và hiểu được đường lối, chủ trương của đảng và nhà nước”.

3. “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng”. Câu này xuất phát từ câu “Làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu” . Nghe rất ư công bằng. Câu này hiện nay không còn thấy sử dụng. Nhưng nó đã một thời làm cho nhân dân miền Bắc và nhân dân miền Nam (sau thảm họa 30.4.1975) phải te tua tàn tịch vì cái chế độ tiểu táo, trung táo, đại táo dành cho đảng viên và chế độc tem phiếu chế độ cho quần chúng.

4. “Đoàn kết, đoàn kết. Đại đoàn kết. Thành công, thành. Đại thành công”. Mới thoạt nghe như là một chân lý. Nhưng chính cái câu này mà hàng loạt những cuộc thanh trừng đẫm máu. Để “giữ vững đoàn kết như là giữ con ngươi của mắt mình” đảng cộng sản không nương tay với đảng viên mình khi chỉ mới nghi là có ý khác. Danh sách các đảng viên bị thanh trừng, bị bôi nhọ, bị đọa đày từ những đảng viên nổi tiếng đến tép riu nhiều vô số kể. Về phía nhân dân cũng không ngoại lệ. Đoàn kết không có nghĩa là chung sức chung lòng vì mục đích chung, mà đoàn kết có nghĩa là trên bảo dưới phải nghe và làm theo một cách tuyệt đối.

5. “Đất nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một”. Sông có thể cạn. núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. Đây là một câu khẩu hiệu lếu láo nhất. Nhưng cũng đủ cho nhân dân miền Bắc và một bộ phân không nhỏ dân miền Nam dính một quả lừa cay đắng và hậu quả là hiện nay cái khái niệm tự tình dân tộc, tồn tại suốt hơn bốn ngàn năm, đang bị hao mòn băng rả một cách đáng lo ngại.

6. “Lao động là quang vinh” Nhưng lao động như thế nào? Tất nhiên khi đưa ra câu khẩu hiệu như thế thì ai cũng phải giải thích. Nếu không, hành vi ăn trộm, ăn cướp thì suy cho cùng cũng là lao động thôi. Nhưng trong quá trình giải thích, người cộng sản bắt người ta lao động theo cái kiểu treo bó cỏ trước mõm con bò. Nếu trong chiến tranh có những anh hùng nhận lấy sự quang vinh bằng tấm bằng liệt sĩ thì trong thời bình cũng có lắm anh hùng lao động thấm mệt. Cái quang vinh ấy được gắn cho hai tiếng “Anh Hùng”

7. “Học, học nữa, học mãi”. Câu này là của Lê Duẩn. Lại một sự lừa đảo trắng trợn. Nếu một người không cộng sản thì hành động này rất đáng ngưỡng mộ. Nhưng là người cộng sản thì quả là tai họa. Mà tai họa thật, bởi vì cái kiến thức mà con người này, thái độ này thu nhận là những cái kiến thức được khu trú trong chủ nghĩa cộng sản, và nó đồng nghĩa với giết người.

Chỉ với ngần ấy, trong hàng ngàn, câu khẩu hiệu và cả những văn bản mang tính luật pháp đều đầy dẫy những ngôn ngữ lá mặt lá trái. Đó không phải là dốt chữ, mà đó là tuyệt chiêu của Tàu khựa được mệnh danh là “đao bút”. Nó cắt họng đồng bào, nó đã làm cho đất nước càng lúc càng đầy ngập nguy cơ và những thứ khẩu hiệu… vẫn cứ tiếp tục tuôn ra và càng lúc càng đầy dối trá vì tính hai mặt của chúng.

Cũng là câu nói mang tính khẩu hiệu của hai nhân vật lịch sử: Thân Nhân Trung nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”; Nguyễn văn Thiệu nói “Đừng nghe những gì cộng sản nói. Hãy nhìn những gì Cộng Sản làm”. Cả hai câu nói đều chính xác, khẳng định một cách tuyệt đối. Không thể bàn cãi.

Vừa mới đây thôi Trương Tấn Sang đã trả lời báo chí trong cuộc họp báo, sau phiên họp với TT Barack Obama, về vấn đề nhân quyền “Chúng tôi cũng đã đề cập đến vấn đề hậu quả của chiến tranh, kể cả quyền con người, đó là vấn đề còn tồn tại và cũng còn có những khác biệt”. Một câu trả lời không ai hiểu ông Sang muốn nói gì cả, khi mà bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền mà Việt Cộng đặt bút ký đã quy định một cách rạch ròi.

Human Rights = Nhân Quyền = Quyền Con Người. Sự khác biệt là ở đây chăng?

Vũ Bất Khuất
danlambaovn.blogspot.com

Không có nhận xét nào: