Pages

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

Hà Tĩnh: Khu tái định cư hàng chục tỷ đồng bị "rút ruột" trắng trợn

Chưa bàn giao cho chủ đầu tư đưa vào sử dụng như đã ký, các nhà thầu thi công khu tái đinh cư có mức đầu tư xấp xỉ 39 tỷ đồng ở xóm Phúc Sơn, xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh, vẫn đang ra sức "rút ruột" công trình.

Cuối năm 2011, để giải quyết nơi ở ổn định cho 120 hộ dân nằm dọc vùng sạt lở hai bên bờ sông Rào Trổ của xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có Quyết định số 4016/QĐ-UBND (19/12/2011) về việc xây dựng khu tái định cư trên khuôn viên rộng 11 héc-ta tại địa bàn xóm Phúc Sơn của xã này. Dự án có tổng mức đầu tư xấp xỉ 39 tỷ đồng, từ nguồn vốn của chương trình 139 - hạng mục cấp bách về phòng chống bão lụt của Chính phủ. UBND huyện Kỳ Anh được giao làm chủ đầu tư. Đơn vị tư vấn thiết kế là Công ty CP Tư vấn xây dựng 468, đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh.

Khu tái định cư hàng chục tỷ đồng bị rút ruột trắng trợn
Khu tái định cư cho 120 hộ dân Kỳ Thượng ở xóm Phúc Sơn chưa bàn giao nhưng đã như công trình bỏ hoang nhiều năm  
Toàn bộ công trình được chia làm 4 gói thầu, với tổng giá trị xây lắp trên 24 tỷ đồng. Được khởi công công vào đầu năm 2012, dự kiến khu TĐC này sẽ được đưa vào sử dụng vào cuối tháng 9/2012. Do tính cấp bách, nên các nhà thầu (được chỉ định) đều cam kết tự bỏ vốn thi công và hoàn thành dự án đúng tiến độ đề ra.
Thế nhưng, đến thời điểm bàn giao công trình, các gói thầu đều thi công dang dở và không thể bàn giao. Tình trạng này đã buộc chủ đầu tư phải điều chỉnh tiến độ, kéo dài thời gian bàn giao lên tháng 3/2013. Một lần nữa đến thời hạn trên, dự án vẫn không thể hoàn thành. Cho đến nay, như báo cáo của chủ đầu tư, dự án mới chỉ được hoàn thành chưa được 80% khối lượng, trong đó gói thầu số 2 mới chỉ hoàn thành khoảng 50% khối lượng.

Dự án chậm tiến độ đã khiến chính quyền xã Kỳ Thượng như ngồi trên đống lửa, bởi 120 hộ dân đã nhận tiền đền bù, đã bị mất ruộng đất, nhà cửa đang sống cảnh quá bất an.
Nhưng chậm tiến độ chưa phải là điều tồi tệ của dự án này, mà chất lượng thi công, đúng hơn là công trình bị rút ruột, mới là điều khiến dư luận ngao ngán.
Chỗ nào cũng... rút ruột
Chiều 23/7, mhóm PV Dân trí đã có mặt tại xóm Phúc Sơn, xã Kỳ Thượng (huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) để được tận mắt chứng kiến những bất thường đang diễn ra trên công trường khu TĐC còn dang dở này.
Ông Trần Văn Ngật – Trưởng xóm Phúc Sơn, một trong những thành viên trong hội đồng giám sát thi công công trình của xã Kỳ Thượng- không giấu được sự bức xúc về chất lượng thi công công trình. “Các nhà thầu đã bớt xén công trình một cách không thể trắng trợn hơn. Có những đoạn đường, phần nền thiếu hụt đá dăm theo thiết kế. Họ làm rất tinh vi. Khi đổ đường, nhà thầu đối phó, vét đất ở hai bên mép ngoài để khi đo vẫn đủ khối lượng, nhưng thực tế phần giữa mặt nền họ bớt đi rất nhiều đá để giảm bớt khối lượng bê tông. Trường hợp này chúng tôi đã bắt quả tang và đã lập biên bàn vài lần. Những chỗ này họ vẫn chưa kịp sửa, còn nguyên đó”.

Tại gói thầu số Xl 01, do Cty CPXD Lâm Hà thi công, vị trí trên tuyến đường chính bị nhà thầu "rút ruột" phần đá cấp phối lót dưới mặt đường. Hạng mục này càng lộ rõ chất lượng kém khi bị trận mưa khoét sâu thêm.
Điểm bị nhà thầu rút ruột mất phần đá dăm phía dưới mặt đường
Điểm bị nhà thầu rút ruột mất phần đá dăm phía dưới mặt đường
Điểm bị nhà thầu rút ruột mất phần đá dăm phía dưới mặt đường
Một vị trí khác mà ông Ngật chỉ, phần mặt đường thi công không đủ độ dày theo thiết kế, cũng bị lập biên bản, chưa được nhà thầu khắc phục.
Một hạng mục khác là hệ thống mương thoát nước. Theo thiết kế, hệ thống thoát nước có mặt cắt chiếu đứng là hình thang cân, kích thước: 0,4 x 0,4 x 1,2m. Thế nhưng phần đáy nhà thầu lại thi công hẹp hơn 6 cm. Chưa hết, đáy và xung quanh phần kênh mương thiếu hụt 10cm đá dăm 4x 6 cm theo thiết kế ban đầu.
Điểm bị nhà thầu rút ruột mất phần đá dăm phía dưới mặt đường
Không chỉ có thế, phần mương đương thì công bằng đá hộc 25 cm cũng bị hổng rất nhiều, nên khi mưa xuống rất dễ dẫn tới sụt lún.
Tại gói thầu số Xl 02, do Cty Hoàng Lam thi công dở dang, chất lượng thi công kém chất lượng còn khủng khiếp hơn. Hệ thống kênh mương thoát nước thi công quá ẩu. Nhà thầu gần như chỉ xếp đá và gia cố một lớp xi măng chỉ toàn cát. Có đoạn chỉ cần lấy tay gậy là từng mảng cát bị bong ra.
Điểm bị nhà thầu rút ruột mất phần đá dăm phía dưới mặt đường
Do thi công quá ẩu nên chỉ một vài trận mưa mới đây, hệ thống kênh mương này đã bị sụp đổ, nhiều chổ trơ trọi những hốc đá mà chỉ cần dẫm chân lên đấy cũng có thể bị sụp đổ.
Tại gói thầu số Xl 03, gồm các hạng mục san lấp mặt bằng và xây nhà văn hóa cũng bị rút ruột không thương tiếc. Trong khi mặt bằng không được xử lý bóc đất phong hóa thì hạng mục nhà văn hóa với diện tích 200m, có giá trị 1,2 tỷ đồng như ông Ngật khẳng định, đã bị rút ruột thấy rõ. Chỉ tính riêng phần cánh cửa, dù mới thi công đã bị vênh, tạo kẽ hở rất lớn giữa các cánh với nhau và giữa cánh cửa với bức tường. Theo ông Ngật, phần sai phạm này đã được nhà thầu thi công thừa nhận, trong đó chất lượng gỗ thi công là gỗ tươi không đảm bảo như thiết kế. 
Toàn bộ những sai phạm trong thi công đã khiến bộ mặt công trình khu tái định cư cho 120 hộ dân ở xóm Phú Sơn, xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh dù chưa bàn giao đã như một công trình bỏ dở, hoang hóa nhiều năm. 

Nhà thầu được bảo kê nên làm càn?

Chiều 24/7, PV Dân trí đã có các cuộc làm việc với chính quyền xã Kỳ Thượng cũng như chủ đầu tư về chất lượng thi công khu TĐC nói trên. 

Tại buổi làm việc này, nhiều lãnh đạo xã Kỳ Thượng hết sức bất bình với chất lượng thi công khu tái định cư dành cho 120 hộ dân trên địa bàn vốn đang thấp thỏm chờ nơi ở mới. Lãnh đạo xã Kỳ Thượng nói thẳng, chủ đầu tư quá yếu kém, trong khi các nhà thầu quá coi thường luật pháp. 

“Tôi cho rằng chủ đầu tư chưa làm hết trách nhiệm của mình mới để công trình vừa chậm tiến độ, vừa rất kém chất lượng. Còn với nhà thầu thì không cần phải nói, cứ hở ra là thi công dối, bị phát giác, bị lập biên bản yêu cầu làm lại vẫn không làm, vẫn tái diễn sai phạm. Họ quá coi thường pháp luật. Chắc chắn, nếu chủ đầu tư và nhà thầu không thi công đúng với thiết kế, chúng tôi sẽ không nhận công trình”- ông Đặng Đình Lục, Chủ tịch Mặt trận xã kiêm trưởng ban giám sát thi công khu TĐC của xã Kỳ Thượng bức xúc.
Ông Phạm Khắc Dạ - Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh, Trưởng BQL dự án nói trên - từ chối làm việc với phóng viên. Còn ông Đinh Văn Biểu, Phó Ban, người chuẩn bị nghỉ hưu được ông Dạ giao làm việc phóng viên đã thẳng thắn thừa nhận, khu tái định cư có quá nhiều vấn đề bất cập, từ khâu thiết kế, nguồn vốn, đến khả năng và trách nhiệm của các nhà thầu.
Dù khẳng định, nguồn vốn bố trí cho dự án chỉ mới đạt 18/39 tỷ đồng khiến chủ đầu tư và nhà thầu gặp nhiều khó khăn, nhưng ông Biểu cho rằng, nhà thầu đã không thực hiện đúng với các chỉ đạo của chủ đầu tư, thi công ẩu, gian dối. Ông Biểu cho biết, khó khăn về nguồn vốn của dự án đã thấy trước, tuy nhiên, nhà thầu không thể đổ lỗi cho chuyện thiếu vốn để chây ì thi công, vì trước khi ký hợp đồng, nhà thầu đã cam kết bỏ vốn thi công trước.
Dù chậm tiến độ, chất lượng thi công không đảm bảo, tuy nhiên, theo ông Biểu rất khó để đình chỉ, thay thế các nhà thầu nêu trên. Hai vấn đề mà ông Biểu thẳng thắn nêu ra, đầu tiên là việc đình chỉ nhà thầu sẽ gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án do quá nhiều vướng mắc về thủ tục, tiếp đến các nhà thầu dự án này đều… có mối quan hệ.
Chủ đầu tư cho rằng, khó thay thế nhà thầu vì các nhà thầu có nhiều mối quan hệ
Chủ đầu tư cho rằng, khó thay thế nhà thầu vì các nhà thầu có nhiều mối quan hệ

Không có nhận xét nào: