Ðiều lệ của đảng Cộng Sản Việt Nam (ÐCSVN) tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI thông qua ngày 19 tháng 1, 2011 như sau: “ÐCSVN là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc”.
Hiện nay cả nước ta có hơn 9.5 triệu công nhân, chiếm 11% dân số và 21% lực lượng lao động xã hội, theo con số thống kê được đưa ra tại hội thảo Chiến lược Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước (2010-2020) do Tổng Liên Ðoàn Lao Ðộng Việt Nam tổ chức ngày 26 tháng 2, 2009, tại Hà Nội.
Trong khi các “đại biểu trung thành” của công nhân ăn uống phủ phê, nhà cao cửa rộng, đi xe siêu sang, du lịch nước ngoài, con cái du học, thì lực lượng này “đang gặp quá nhiều khó khăn với mức lương chỉ 1.3 triệu đến 1.5 triệu đồng/tháng, người công nhân phải tự cân đối mọi nhu cầu chi tiêu trong đồng lương ít ỏi đó” - Ðây là phát biểu tại Quốc Hội của bà Nguyễn Thị Thu Hồng, phó chủ tịch Tổng Liên Ðoàn Lao Ðộng Việt Nam.
Hàng ngàn công nhân phải sống chật chội, chen chúc trong các căn phòng trọ, không khác bao nhiêu cảnh nô lệ lao động.
Tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long có lúc lên trên 60 nghìn người, trong khi nhà chung cư mà khu công nghiệp dành cho công nhân thuê mới chỉ đáp ứng cho khoảng 20 nghìn người. Trừ một số công nhân người địa phương, số còn lại đều phải thuê nhà của dân các khu vực quanh đây để ở.
“Các phòng trọ ở đây chật hẹp, hầu như có cùng diện tích khoảng 8m2, nền nhà được lát bằng gạch 30x30 đỏ quạch. Qua thời gian sử dụng do lún không đều nên mặt nền đã võng xuống, đầy mùi ẩm thấp. Giá thuê một căn phòng như thế này là 500,000 đồng/tháng. Nếu thuê căn hộ khép kín thì đắt hơn rất nhiều”.
Ở đã như vậy, còn ăn uống của công nhân ra sao?
Hiện nay cả nước ta có hơn 9.5 triệu công nhân, chiếm 11% dân số và 21% lực lượng lao động xã hội, theo con số thống kê được đưa ra tại hội thảo Chiến lược Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước (2010-2020) do Tổng Liên Ðoàn Lao Ðộng Việt Nam tổ chức ngày 26 tháng 2, 2009, tại Hà Nội.
Trong khi các “đại biểu trung thành” của công nhân ăn uống phủ phê, nhà cao cửa rộng, đi xe siêu sang, du lịch nước ngoài, con cái du học, thì lực lượng này “đang gặp quá nhiều khó khăn với mức lương chỉ 1.3 triệu đến 1.5 triệu đồng/tháng, người công nhân phải tự cân đối mọi nhu cầu chi tiêu trong đồng lương ít ỏi đó” - Ðây là phát biểu tại Quốc Hội của bà Nguyễn Thị Thu Hồng, phó chủ tịch Tổng Liên Ðoàn Lao Ðộng Việt Nam.
Hàng ngàn công nhân phải sống chật chội, chen chúc trong các căn phòng trọ, không khác bao nhiêu cảnh nô lệ lao động.
Tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long có lúc lên trên 60 nghìn người, trong khi nhà chung cư mà khu công nghiệp dành cho công nhân thuê mới chỉ đáp ứng cho khoảng 20 nghìn người. Trừ một số công nhân người địa phương, số còn lại đều phải thuê nhà của dân các khu vực quanh đây để ở.
“Các phòng trọ ở đây chật hẹp, hầu như có cùng diện tích khoảng 8m2, nền nhà được lát bằng gạch 30x30 đỏ quạch. Qua thời gian sử dụng do lún không đều nên mặt nền đã võng xuống, đầy mùi ẩm thấp. Giá thuê một căn phòng như thế này là 500,000 đồng/tháng. Nếu thuê căn hộ khép kín thì đắt hơn rất nhiều”.
Ở đã như vậy, còn ăn uống của công nhân ra sao?
Theo tờ Lao Ðộng 9 tháng 7 năm 2013, cuối tháng 6 vừa qua, Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia cho biết, khảo sát hơn 1,000 công nhân lao động tại Sài Gòn cho thấy, công nhân lao động chỉ dám tiêu 27.3% thu nhập (khoảng 700,000đồng/tháng) cho việc ăn uống. Có đến gần 20% số công nhân lao động bỏ bữa ít nhất một lần trong ngày, trong đó bỏ bữa sáng chiếm tỉ lệ cao nhất. Còn nghiên cứu về khẩu phần ăn dành cho công nhân thì bữa ăn kém về chất lượng: 12% protein, 16% chất béo, còn lại 72% là các chất bột từ ngũ cốc như gạo, khoai.
Bà Lê Thị Bạch Mai, phó viện trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia khẳng định, mức độ đạt được so với nhu cầu đề nghị về năng lượng khẩu phần và các chất dinh dưỡng đều không đảm bảo. Từ một nghiên cứu thực hiện với 358 nữ công nhân may Hà Nội, mức đạt được về năng lượng so với nhu cầu chỉ đạt 69.2% và đối với lao động nặng chỉ đạt 68.4%. Còn trong số 900 công nhân tại Phú Thọ thì mức đạt được về năng lượng so với nhu cầu đạt 77.7%, lao động chung là 89.7%.
Hiện trạng nghèo đói, thiếu ăn đã dẫn đến những bi kịch. Công việc làm nặng nhọc, căng thẳng, lại bị suy dinh dưỡng, đã dẫn đến hiện tượng thường xuyên, phổ biến là công nhân ngất xỉu hàng loạt. Ví dụ, khoảng 1 giờ sáng 22 tháng 10 năm 2012, trong khi đang làm ca đêm tại Sài Gòn Stec (sản xuất linh kiện điện tử ở khu công nghiệp Viet Nam - Singapore 2 tại Bình Dương) kéo dài từ 22 giờ đến 6 giờ hôm sau, 17 công nhân bất ngờ lăn đùng, bất tỉnh giữa nhà máy.
“Khi cấp cứu, chúng tôi thấy các ngón tay của một số công nhân co quắp lại giống như bàn tay của một người sắp chụp con chuồn chuồn vậy. Ðó là biểu hiện của hiện tượng tụt canxi trong máu”, Bác Sĩ Dương Tấn Tài, phó giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương, nói.
Bài “Cơm công nhân: Ðã ít, ‘nghèo’ còn bị... xà xẻo tận cùng” (Tin Mới 26/08/2012) cho hay, bữa cơm của công nhân được đặt mua 8,000-15,000 đồng/suất, nhưng qua các khâu ăn chia hoa hồng, hao hụt nấu nướng, vận chuyển... giá trị thật của bữa ăn đến tay công nhân chỉ còn 5,000-10,000 đồng/suất.
Bữa ăn không đảm bảo yêu cầu dinh dưỡng nhưng nguy cơ mất an toàn thực phẩm luôn rình rập. Hiện tượng bị ngộ độc thức ăn liên tiếp xảy ra.
Hàng nghìn công nhân của công ty Hansoll Vina chuyên sản xuất may mặc tại khu công nghiệp Sóng Thần II bị ngộ độc thực phẩm đã được chuyển vào bệnh viện 4, thuộc Quân đoàn 4, thị xã Dĩ An (tỉnh Bình Dương) và một số bệnh viện trong khu vực cấp cứu. Số công nhân nhập viện đa phần trong tình trạng đau bụng, nôn ói dữ dội. (Nhân Dân 27/9/2012)
Tính đến trưa nay 6 tháng 3 năm 2013, khoa cấp cứu bệnh viện quận 12 (Sài Gòn) đã tiếp nhận 146 công nhân của công ty Terratex Việt Nam, nhập viện cấp cứu do ngộ độc thực phẩm tập thể.
Ngày 28 tháng 3 năm 2013, 69 công nhân của công ty Global MFG Việt Nam, có địa chỉ tại khu công nghiệp huyện Tiền Hải, Thái Bình bị ngộ độc phải đưa vào bệnh viện đa khoa Tây Tiền Hải để điều trị.
Ðến 14 giờ chiều 10 tháng 7 năm 2013, Trung Tâm Y Tế huyện Ân Thi (Hưng Yên) đã tiếp nhận và điều trị cho 91 công nhân công ty may Foremart, bị ngộ độc thực phẩm.
Vân vân...
Khi được lương tăng được chút đỉnh, thì tới thời bão giá. Mười năm trước, lương công nhân hơn 1.5 triệu đồng thì rau muống chỉ 2,000 đồng/kg. Nay lương công nhân lên đến 3 triệu đồng, rau muống đã ở mức 15,000 đồng/kg. Giá tăng gần 10 đồng trong khi đó lương vẫn giậm chân tại chỗ hoặc họa may công ty cũng tăng thêm cho công nhân 1 đồng để công nhân “đuổi” theo giá cả.
“Trong khi đời sống công nhân nghèo tại các khu chế xuất, khu công nghiệp của thành phố Sài Gòn đang bị đảo lộn vì đợt tăng giá ‘chóng mặt’ đối với hàng tiêu dùng thiết yếu, công nhân lại phải ‘đau đầu’ vì giá tiền phòng và tiền điện tiếp tục tăng”, theo Vietpress.
Ðời sống quá chật vật, không đủ sống, khiến chị em công nhân trong các khu công nghiệp phải tranh thủ làm thêm nghề mại dâm.
Tờ Việt Báo ngày 12 tháng 5, 2002, viết:
“Tại các khu công nghiệp lớn, nơi có đông công nhân nữ như Tân Tạo, Lê Minh Xuân, Linh Trung, Sóng Thần, Biên Hòa, làn sóng ‘tăng ca’ diễn ra phổ biến. Trong phòng hoặc trong nhóm có một cô đi tăng ca là những thành viên khác rất dễ bị lôi kéo. H., công nhân xí nghiệp lắp ráp điện tử ở khu công nghiệp Tân Thuận than thở: ‘Nhóm em có 5 đứa, cùng quê Long An. Mang tiếng làm ở công ty nước ngoài, nhưng đồng lương không đủ tiền thuê nhà, gạo mắm... Về quê thì biết làm gì? Thà ở lại giữ một chân công nhân, ngày làm, đêm xin bán cà phê ôm, bia ôm trong các nhà hàng hoặc đi khách kiếm thêm.’”
Phẫn nộ, oan ức vì bị ngược đãi, trả lương ít và chậm trả lương, công nhân đã đình công liên tiếp.
Thông tin từ hội nghị tổng kết liên quan đến tình hình này do Bộ Lao Ðộng, Thương Binh và Xã Hội tổ chức hồi đầu năm 2012 cho thấy, từ năm 1995 đến nay, cả nước đã xảy ra 4,142 cuộc đình công. Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Ðài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản... chiếm 75.4% với 3,122 cuộc. Tỷ lệ này đang có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2011, số vụ đình công đạt mức kỷ lục với 978 vụ so với năm 2010 là 422 vụ, năm 2009 là 218 vụ, năm 2008 là 720 vụ...
Những cuộc đình công này được cho là bất hợp pháp. Công đoàn lao động quốc doanh lẽ ra phải tranh đầu vì quyền lợi của người lao động thì phần lớn các sự vụ đứng về phía chủ xưởng. Công nhân không được quyền thành lập công đoàn độc lập. Những người can đảm đứng ra tranh đấu cho quyền lợi của công nhân thì bị đàn áp và nhận những bản án nặng nề như Nguyễn Hoàng Quốc Hùng 9 năm tù giam, Ðoàn Huy Chương và Ðỗ Thị Minh Hạnh mỗi người 7 năm tù giam.
Ðại diện cho những ông chủ tư bản đỏ, biểu hiện rõ nhất không ai khác là Ninh Thị Ty, chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc công ty CP May 8 Hồ Gươm, nằm ở xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa). Khi nhiều công nhân lên tiếng phàn nàn về chất lượng bữa ăn, bà Ty đã tiến lại gần cầm những suất ăn lên rồi quát: “Ðồ nhà quê mà đòi ăn ngon, đứa nào chê thì xéo...” Sự việc đã khiến hơn 600 công nhân của công ty bỏ ra ngoài mua đồ ăn khác, rồi sau đó quay lại đình công, đòi bà này phải có lời xin lỗi. Tuy nhiên, bà Ty lên xe bỏ mặc yêu cầu của công nhân để về Hà Nội.
Trong cuộc chơi kinh tế hiện nay, tuy vẫn che giấu bộ mặt sau khẩu hiệu “đội tiên phong của giai cấp công nhân” nhưng bản chất của những đảng viên có chức có quyền đã chẳng còn chút gì liên đới với giai cấp công nhân nữa.
Họ đã trở thành những tay tư bản đỏ, mafia kết hợp chặt chẽ với tư bản xanh, ra sức bóc lột tận cùng nguồn lực của giai cấp bần cùng này.
Lê Diễn Ðức
(Người Việt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét