Pages

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

Những khái niệm bị hiểu lầm: tăng trưởng GDP

Khái niệm tăng trưởng GDP được xuất hiện với tần suất khá cao trên mặt báo. Kinh tế Mỹ tăng trưởng 2% đã lấy làm mừng, kinh tế Pháp tăng trưởng âm mà dân Tây vẫn đi nghỉ hè nhiều đến mức kẹt xe kéo dài 800km trên xa lộ. Kinh tế Nhật thì suy thoái đã 20 năm nay nhưng lại là nguồn ODA lớn nhất cho VN.

Trong khi đó, tăng trưởng 5% làm nhiều người lo ngại và đặc biệt kinh tế Trung quốc tăng trưởng ở mức 7% đã bị xem là hạ cánh nặng nề.

Hoặc, VN được xem là xứ hạnh phúc thuộc hàng top ten hoàn cầu nhưng tăng trưởng thuyền nhân vượt biên mới thật ngoạn mục. Thành tích mà cơ quan di trú Úc ghi nhận từ đầu năm 2013 đến nay số người vượt biên trái phép đến Úc đã đạt con số 760 người (so với con số 50 người vào năm ngoái, 31 người vào năm 2011).

Vậy khái niệm tăng trưởng là gì mà có nhiều tiêu chuẩn đánh giá dẫn đến mê hồn trận như vậy.

Tổng sản lượng quốc nội GDP được giới kinh tế gia tính toán bằng tổng số:
  1. Chi tiêu của quần chúng, nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của người dân
  2. Chi tiêu của bộ máy thống trị, để điều hành và đôi chỗ có trục lợi
  3. Đầu tư hay tiết kiệm, để thỏa mãn nhu cầu cao hơn trong tương lai
  4. Lượng Xuất khẩu trừ đi lượng Nhập khẩu, chỉ là số sách kế toán phù phiếm mà không có ý nghĩa với đời sống. Nhập siêu phục vụ cho mục 1, Xuất siêu đáp ứng mục 3.
Trong 4 khoản cấu thành nên GDP, chỉ có khoản 1 - chi tiêu của quần chúng là thực chất có ý nghĩa. 3 khoản mục còn lại chỉ cần thiết nếu đáp ứng được mục tiêu tăng trưởng của khoản 1.

Kinh tế Liên bang Mỹ, chi tiêu của dân chúng chiếm hết 80% tổng sản lượng, ngân sách tiêu hết 15-17%, đầu tư khoảng 10%. Phần thiếu hụt đi vay bằng cách bán công khố phiếu hoặc FDI của nước ngoài. Do chi tiêu quá nhiều nên nước Mỹ phải nhập siêu, tiêu thụ nhiều đến mức lố bịch, phúc lợi xã hội không tương xứng với sản lượng và tỷ lệ tiết kiệm/đầu tư thấp giảm cơ hội tăng trưởng.

Nhật Bản và các nước Tân Hưng aka NICs chi tiêu 50-60%, ngân sách tiêu 15% và còn lại là tiết kiệm.

Trung Quốc thời cải cách Đặng Tiểu Bình chi tiêu hết 50% và giảm dần theo đà tăng trưởng kinh tế, đến nay chỉ còn quãng 35%.

Việt Nam thời kỳ Đổi mới chi tiêu hết 50-60% rồi giảm dần theo đà định hướng XHCN, đến nay còn cỡ 25-30%, đầu tư/tiết kiệm cỡ 40-45% và ngân sách chiếm xấp xỉ 30% lại còn bội chi 6-7%.

Bây giờ ta so sánh với Campuchea, nước mới thoát khỏi thảm họa diệt chủng, và đã từng là chư hầu của Việt Nam.

GDP trên đầu người, VN luôn gấp 1.5 lần Kam

Tỷ trọng Chi tiêu - Đầu tư - Thuế
Nên chi tiêu trên đầu người của VN và Campuchea lần lượt là $1,233 và $1,450.
Hoặc so sánh tốc độ tăng trưởng GDP của VN với tốc độ tăng thu ngân sách của nó

Đó mới là bản chất thật của tăng trưởng GDP

(Dân luận)

Không có nhận xét nào: