Pages

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

Thư của Chủ tịch UBDN Hạ viện Mỹ gửi Obama về chuyến thăm cuả Chủ tịch Việt Nam

Ông Edward R. Royce.

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ đã gửi thư đến Tổng thống Obama. Trong thư ông thúc giục Tổng thống Obama nêu vấn đề nhân quyền với Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang trong chuyến thăm sắp tới như một ưu tiên hàng đầu

Edward R.
RoyceChủ tịch Uỷ ban Đối ngoại
Hạ viện Hoa Kỳ
Ngày 18.7.2013
Tổng thống Nhà Trắng
Washington, DC20500

Thưa ngài Tổng thống!
Tôi thúc giục ngài nêu vấn đề nhân quyền như một ưu tiên hàng đầu trong chuyến thăm sắp tới của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Trương Tấn Sang.


Như ngài đã biết, Việt Nam từ lâu là một trong những xã hội áp bức nhất ở Đông Nam Á. Khát vọng dân chủ, sự vận động cho nhân quyền cũng như việc tập hợp của quần chúng đều gặp phải sự đối xử tàn bạo của công an và dẫn đến những phiên toà trình diễn mà ở đó các bị cáo bị khước từ quyền được xét xử công khai và công bằng như Hiến pháp Việt Nam quy định.
Bên cạnh đó, chính phủ Việt Nam còn tăng cường đàn áp tự do ngôn luận bằng cách gia tăng nỗ lực kiểm duyệt internet, tài trợ cho các cuộc tấn công mạng và ngăn chặn việc truy cập các trang mạng. Hà Nội còn nhằm vào các cộng đồng tôn giáo đa dạng ở Việt Nam thông qua việc tịch thu và phá huỷ tài sản nhà thờ, cũng như bỏ tù các tín hữu vì tín ngưỡng của họ – thậm chí còn ép buộc một số người phải từ bỏ tín ngưỡng.
Chỉ riêng trong năm nay, hơn 50 nhà vận động cho nhân quyền Việt Nam đã bị bắt giam tuỳ tiện. Theo lời một nhân chứng từng điều trần trước Tiểu ban Châu Á vào đầu năm thì “trong 6 tuần đầu tiên của năm 2013, số người bị kết án trong các phiên toà chính trị đã ngang với con số của cả năm 2012”. Những số liệu thống kê này thực sự gây lo ngại sâu sắc, và phản ảnh thái độ không khoan dung đối với nhân quyền ở Việt Nam hiện nay.
Sự tiếp tục thụt lùi về thành tích nhân quyền này của chính phủ Việt Nam diễn ra trong bối cảnh đất nước này đang tăng cường sự can dự vào cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, nếu hai nước chúng ta muốn xây dựng một mối quan hệ vững chắc thì Việt Nam phải tôn trọng các quyền công dân cơ bản, trong đó có quyền tự do lập hội và hội họp, quyền tự do ý kiến và quyền tự do tín ngưỡng. Tất cả các khía cạnh trong mối quan hệ của chúng ta cần được xây đắp trên nền tảng đó.
Khi ngài tiếp đón Chủ tịch Việt Nam, tôi mạo muội kêu gọi ngài tiến hành các bước sau đây để thúc ép chính phủ của ông ta thực thi những thay đổi có ý nghĩa, qua đó giúp cải thiện thành tích nhân quyền của Việt Nam:
Kêu gọi ngài Chủ tịch tôn trọng quyền tự do chính trị thực sự bằng cách bãi bỏ hai điều khoản về an ninh, Điều 79 và Điều 88 của Bộ Luật Hình sự, vốn ngăn cấm quyền tự do lập hội và tự do ngôn luận.
Kêu gọi trả tự do cho những người bảo vệ nhân quyền cũng như tất cả các tù nhân lương tâm khác, trong đó có luật sư Lê Quốc Quân, nhạc sỹ Việt Khang cùng hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha.
Yêu cầu nới lỏng những hạn chế về internet, trong đó có việc chấm dứt biện pháp sử dụng công nghệ lọc, tấn công mạng nhằm vào giới blogger, và chính sách ngăn chặn việc truy cập vào các phương tiện truyền thông xã hội.
Thưa ngài Tổng thống, chuyến thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang tới Washington là một cơ hội hiếm hoi để khích lệ những người Việt Nam vẫn đang khao khát tự do. Tôi mạo muội đề nghị ngài tận dụng tối đa cơ hội này bằng cách lên tiếng ủng hộ một nghị trình nhân quyền.
Cám ơn ngài đã xem xét quan điểm của tôi.
Trân trọng
Edward R. Royce
Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện/Nguồn: Vietnamhuman

Không có nhận xét nào: