Trước các chuyên gia tư vấn tại Luân Đôn, ông Thein Sein tuyên bố : « Tôi xin bảo đảm với quý vị, từ nay đến hết năm, ở Miến Điện sẽ không còn tù chính trị nữa ». Ông Thein Sein cũng khẳng định quyết tâm chuyển tiếp từ chính phủ quân sự và chuyên quyền, đã tồn tại nửa thế kỷ, sang một thể chế dân chủ ở Miến Điện.
Tổng thống Miến Điện tỏ ra lạc quan về khả năng chấm dứt cuộc xung đột kéo dài nhiều thập niên qua giữa các nhóm sắc tộc thiểu số và chính quyền. Ông nói : « Rất có thể chúng tôi đạt được thỏa thuận ngừng bắn trên phạm vi toàn quốc để Miến Điện lần đầu tiên im tiếng súng kể từ 60 năm qua ».
Đón tiếp Tổng thống Miến Điện lần đầu đến thăm Luân Đôn, Thủ tướng David Cameron ca ngợi đây là "chuyến thăm lịch sử" và không quên nhắc nhở ông Thein Sein tiếp tục tiến trình cải cách và hành động mạnh hơn nhằm thúc đẩy nhân quyền và giải quyết xung đột trong vùng. Ông Cameron muốn tỏ quan ngại về các cuộc xung đột cộng đồng giữa người theo đạo Phật và người Rohingya theo Hồi giáo gần đây làm hàng trăm người thiệt mạng.
Đáp lại, Tổng thống Miến ĐiệnThein Sein khẳng định sẽ « không dung thứ » cho những ai châm ngòi hận thù sắc tộc.
Hôm qua, Bộ trưởng Phát triển Anh Justine Greening thông báo Luân Đôn sẽ viện trợ 30 triệu bảng để cung cấp cho Miến Điện các dịch vụ chăm sóc y tế cơ bản, giáo dục và cứu trợ nhân đạo cho những nạn nhân trong vùng có xung đột.
Chính phủ của Tổng thống Thein Sein từ hai năm nay đã có nhiều bước đi tích cực trên con đường tiến tới dân chủ trong đó có việc thả tù chính trị. Liên Hiệp Châu Âu đã bãi bỏ hết các trừng phạt, trừ cấm vận vũ khí, đối với Miến Điện. Bruxelles cũng đã khôi phục quy chế ưu đãi thương mại cho nước này. Hoa Kỳ đã gỡ bỏ gần hết các cấm vận, tạo điều kiện cho các công ty Mỹ có thể tới Miến Điện đầu tư.
Ngày mai 17/07/2013, Tổng thống Miến Điện công du Pháp trong hai ngày.
Tổng thống Miến Điện tỏ ra lạc quan về khả năng chấm dứt cuộc xung đột kéo dài nhiều thập niên qua giữa các nhóm sắc tộc thiểu số và chính quyền. Ông nói : « Rất có thể chúng tôi đạt được thỏa thuận ngừng bắn trên phạm vi toàn quốc để Miến Điện lần đầu tiên im tiếng súng kể từ 60 năm qua ».
Đón tiếp Tổng thống Miến Điện lần đầu đến thăm Luân Đôn, Thủ tướng David Cameron ca ngợi đây là "chuyến thăm lịch sử" và không quên nhắc nhở ông Thein Sein tiếp tục tiến trình cải cách và hành động mạnh hơn nhằm thúc đẩy nhân quyền và giải quyết xung đột trong vùng. Ông Cameron muốn tỏ quan ngại về các cuộc xung đột cộng đồng giữa người theo đạo Phật và người Rohingya theo Hồi giáo gần đây làm hàng trăm người thiệt mạng.
Đáp lại, Tổng thống Miến ĐiệnThein Sein khẳng định sẽ « không dung thứ » cho những ai châm ngòi hận thù sắc tộc.
Hôm qua, Bộ trưởng Phát triển Anh Justine Greening thông báo Luân Đôn sẽ viện trợ 30 triệu bảng để cung cấp cho Miến Điện các dịch vụ chăm sóc y tế cơ bản, giáo dục và cứu trợ nhân đạo cho những nạn nhân trong vùng có xung đột.
Chính phủ của Tổng thống Thein Sein từ hai năm nay đã có nhiều bước đi tích cực trên con đường tiến tới dân chủ trong đó có việc thả tù chính trị. Liên Hiệp Châu Âu đã bãi bỏ hết các trừng phạt, trừ cấm vận vũ khí, đối với Miến Điện. Bruxelles cũng đã khôi phục quy chế ưu đãi thương mại cho nước này. Hoa Kỳ đã gỡ bỏ gần hết các cấm vận, tạo điều kiện cho các công ty Mỹ có thể tới Miến Điện đầu tư.
Ngày mai 17/07/2013, Tổng thống Miến Điện công du Pháp trong hai ngày.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét