Pages

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Đàm phán TPP Mỹ Việt 'còn một số vấn đề’

Ông Froman nói TPP quan trọng trong chính sách
 hướng về châu Á của Hoa Kỳ.
Giới lãnh đạo Việt Nam bày tỏ mong muốn Hà Nội và Washington sẽ sớm ký kết được Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương.
Truyền thông Việt Nam cho hay Trưởng đại diện Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ Michael Froman đã tiếp xúc với cả Thủ tướng Dũng và Chủ tịch Sang trong chuyến thăm Việt Nam gần đây.

Việt Nam cùng Hoa Kỳ và 10 nước đang đàm phán để gia nhập TPP và truyền thông Việt Nam nói cuộc tiếp xúc này hai bên đã thống nhất giải quyết một số vấn đề còn tồn tại để sớm ký kết Hiệp định TPP.


Ông Sang được Đài Tiếng nói Việt Nam (Bấm VOV) dẫn lời khẳng định “Việt Nam tôn trọng những tiêu chí của Hiệp định TPP đưa ra và sẽ nỗ lực phấn đấu theo lộ trình để đáp ứng mục tiêu đó.
Ông Froman Trưởng đại diện Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ được dẫn lời nói Hiệp định TPP “hết sức quan trọng trong chính sách hướng về châu Á của Hoa Kỳ”.
Ông nói "Đàm phán TPP vẫn còn một số vấn đề cần giải quyết. Hiệp định TPP cần linh hoạt nhưng cũng phải giữ chuẩn mực cao”.
VOV đưa tin ông Froman “Tin rằng với sự quyết tâm của hai bên cũng như với các quốc gia tham gia đàm phán sẽ thúc đẩy nhanh hơn tiến trình đàm phán ký kết hiệp định quan trọng này.”
Trước đó Đại diện Thương mại Hoa Kỳ cũng đã Bấm gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được dẫn lời khẳng định “Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ trong tiến trình này và đề nghị cần có sự linh hoạt phù hợp với trình độ phát triển của mỗi nước, trong đó quan tâm đến lợi ích cốt lõi của Việt Nam.
“Điều này phù hợp với quan điểm của các nhà lãnh đạo các nước thành viên TPP là hướng tới một hiệp định cân bằng về quyền lợi của các thành viên”.
VOV cho biết Dũng mong muốn trong đàm phán, Hoa Kỳ xem xét điều kiện thực tiễn của Việt Nam, đặc biệt là vấn đề tiếp cận thị trường hàng hóa dệt may và da giày để đạt được thỏa thuận mà hai bên có thể chấp nhận được.

Cá tra và dệt may

"Hoa Kỳ không nên tiếp tục rào cản mậu dịch bất công với cá tra Việt Nam"
Murray Hiebert và Phoebe De Padua, CSIS

Trong bài viết hồi tháng Tám bình luận về Bấm hậu trường ngoại giao Mỹ Việt nhân chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch Sang, nhà báo Greg Rushford bình luận rằng “Điểm mấu chốt của TPP là Hà Nội muốn Hoa Kỳ giảm thuế cao đánh vào hàng da giầy và dệt may xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên để được hưởng thuế suất 0% thì mọi công đoạn từ sợi trở đi ("yarn forward") phải được làm ở các nước thành viên TPP.
Điều này có nghĩa là Việt Nam sẽ phải mua vải và sợi từ các nhà máy đang yếu thế tại miền nam Hoa Kỳ, tức là không được mua vải và sợi từ các nước phi thành viên TPP như Trung Quốc hay Thái Lan.
Ông Rusford dự đoán có lẽ Việt Nam rồi sẽ chấp nhận một thỏa thuận TPP hạn chế, để dệt may – da giày Việt Nam phần nào hưởng lợi một cách khiêm tốn khi xuất vào Mỹ trong khi chỉ nhượng bộ tối thiểu khi mở cửa cho hàng hóa Mỹ xuất vào Việt Nam.
Vào ngày 21/11, hai tác giả Bấm Murray Hiebert và Phoebe De Padua có bài viết khuyến cáo Thượng viện Hoa Kỳ nên bỏ các biện pháp kiểm định mang tính bảo hộ mậu dịch nhắm vào cá tra từ Việt Nam trong khuôn khổ đi tới TPP nếu Washington muốn hoàn tất việc đàm phán hiệp định này trước cuối năm nay.
"Hoa Kỳ không nên tiếp tục rào cản mậu dịch bất công với cá tra Việt Nam. Đó là một đòn đánh vào đối tác mậu dịch mà Hoa Kỳ đang ép trong các cuộc đàm phán TPP để mở cửa kinh tế đất nước này và để chấp dứt các rào cản phi thuế quan của chính họ," các tác giả viết.
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu cá tra lớn thứ hai của Việt Nam, với doanh thu hơn 358 triệu đôla/năm và chiếm vào khoảng 20% tổng số cá tra mà Việt Nam xuất khẩu./BBC

Không có nhận xét nào: