Pages

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Quan chức đảng – Nói và làm…


Thủ tướng: Chắt chiu từng đồng để giảm bội chi (và Cán bộ đi nước ngoài chỉ thích săn hàng giảm giá)
Thủ tướng chỉ thị, ngoài bảo đảm chi lương và các khoản có tính chất lương, các bộ ngành, cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách phải tiết giảm tối đa chi phí hội nghị, tiếp khách, khánh thành, động thổ, kỷ niệm ngày thành lập, mua sắm, xăng xe, điện thoải… đặc biệt là phải cắt giảm việc đi công tác, học tập nước ngoài… 
 
“Tôi đã từng trong vai trò hoa tiêu cho một số đoàn nhà nước sang Châu Âu công tác. Sang tới nơi, lịch trình làm việc bị cắt giảm tối đa. Dành thời gian cho việc đi shopping (mua sắm), chủ yếu để tìm mua hàng hiệu sale off (giảm giá) và mua quà cáp, thuốc bổ, sữa, mỹ phẩm. Gần như không ai quan tâm đến công việc”…
 
*
Baodautu.vn – “Tính đến thời điểm này, thu ngân sách đã vượt 0,33% dự toán. Nếu tính cả số thu trong 2 ngày cuối năm thì thu ngân sách năm nay chắc vượt khoảng 1%. Tỷ lệ vượt thu không nhiều, nhưng đây là sự cố gắng rất lớn của ngành tài chính”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mở đầu bài phát biểu chỉ đạo trong Hội nghị tổng kết năm 2013 và triển khai kế hoạch năm 2014 của ngành tài chính được tổ chức sáng nay.
Đây là lần thứ 2 trong năm nay, người đứng đầu Chính phủ tham dự và trực tiếp chỉ đạo hội nghị của ngành tài chính. Điều này cho thấy, Thủ tướng đặc biệt quan tâm đến công tác chỉ đạo, điều hành của ngành tài chính, đặc biệt là trong vấn đề thu – chi ngân sách, điều hành giá.
 
Thủ trướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng 
 
Thứ tưởng Bộ Tài chính, ông Nguyễn Công nghiệp cho biết, so với số liệu đã báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, thu ngân sách năm 2013 vượt ít nhất 16 ngàn tỷ đồng, trong đó, thu từ cổ tức tại các doanh nghiệp có vốn góp nhà nước trên 20 ngàn tỷ đồng, thu tiền sử dụng đất 42,5 ngàn tỷ đồng (vượt 3,3 ngàn tỷ đồng so với số đã báo cáo Quốc hội).
Số tiền vượt thu, theo yêu cầu của Thủ tướng, Bộ Tài chính phải chắt chịu từng đồng để giảm bội chi, kiên quyết không sử dụng tiền vượt thu để chi tiêu thường xuyên, chi tiêu hành chính mà Bộ Tài chính vẫn phải cương quyết quan điểm đã được thực thi năm 2013 là chỉ chi thường xuyên, chi hành chính tối đa 70% định mức, số còn lại, đến quý 4 mới xem xét điều tiết sau.
“Năm 2013, các cơ quan sử dụng ngân sách đã cắt giảm chi tiêu thường xuyên, chi tiêu hành chính được 22.700 tỷ đồng (Trung ương tiết kiệm được 13.700 tỷ đồng, địa phương tiết kiệm được 9.000 tỷ đồng), nhưng chưa đồng chí nào kêu với tôi, do cắt giảm chi tiêu nên chất lượng công việc giảm, hiệu quả, năng suất lao động trong các cơ quan, đơn vị bị ảnh hưởng do phải thắt lưng buộc bụng, thắt chặt chi tiêu”, Thủ tướng nói.
Nhắc lại yêu cầu đã được Thủ tướng chỉ đạo ngành tài chính tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2013, Thủ tướng chỉ thị, ngoài bảo đảm chi lương và các khoản có tính chất lương, các bộ ngành, cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách phải tiết giảm tối đa chi phí hội nghị, tiếp khách, khánh thành, động thổ, kỷ niệm ngày thành lập, mua sắm, xăng xe, điện thoại… đặc biệt là phải cắt giảm việc đi công tác, học tập nước ngoài.
Theo Thủ tướng: “Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, chúng ta vẫn cần phải đi công tác, học tập, nghiên cứu ở nước ngoài để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường… nhưng chỉ đi công tác, học tập, nghiên cứu khi thực sự cần thiết và phải đem lại hiệu quả thiết thực”.
“Chúng ta vẫn còn nghèo, nhưng vẫn có không ít đoàn đi công tác nước ngoài tới 10-20 người, có đoàn đi công tác nước ngoài rất dài, không chỉ kém hiệu quả, mà còn gây lãng phí cho cho ngân sách, gây mất thiện cảm với nước bạn”, người đứng đầu Chính phủ nhắc nhở.
Trở lại với việc chi tiêu số tiền vượt thu, Thủ tướng cho rằng, nếu chỉ sử dụng một phần số tiền này (số còn lại được sử dụng để hoàn thuế giá trị gia tăng) thì bội chi năm 2013 sẽ giảm xuống còn 5,2-5,1%.
Bội chi ngân sách năm 2011 là 4,9% GDP; năm 2012 là 4,8% GDP; năm 2013 do điều kiện thu ngân sách khó khăn nên đã phải điều chỉnh từ 4,8% GDP lên 5,3% GDP. “Tỷ lệ bội chi giảm 0,1-0,2% GDP thực ra là không nhiều, nhưng đây là cơ sở, là điều kiện để chúng ta tiếp tục giảm bội chi năm 2014 xuống thấp hơn mức mà Quốc hội cho phép là 5,3% GDP”, Thủ tướng động viên.
Để giảm bội chi, theo Thủ tướng phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau như tăng thu, chống thất thu, chống gian lận thương mại, đẩy mạnh tiết kiệm trong chi tiêu… và phải cương quyết thực hiện giá thị trường đối với mặt hàng Nhà nước định giá trên nguyên tắc không bán dưới giá thành, không bù lỗ nhưng phải bảo đảm công khai, minh bạch và có sự kiểm soát của Nhà nước cũng như người tiêu dùng.
“Xăng dầu chúng ta đã theo cơ chế thị trường. Than bán cho điện, sản xuất giấy, xi măng, hóa chất cũng đang dần tiệm cận theo cơ chế thị trường. Giá điện cũng theo lộ trình tiến tới giá thị trường, Nhà nước chỉ thực hiện hỗ trợ giá điện trực tiếp bằng tiền cho người nghèo, đối tượng chính sách chứ dứt khoát không hỗ trợ qua EVN. Giá dịch vụ y tế, giáo dục cũng sẽ được điều hành theo hướng này trong lộ trình tiến tới giá thị trường”, người đứng đầu cơ quan hành pháp tuyên bố.
Việc “kiềm chế giá phi thị trường”, theo Thủ tướng không chỉ ảnh hưởng tới cân đối ngân sách, làm méo mó nền kinh tế do hạch toán không chính xác, mà còn giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính.
“Nếu tiếp tục được mua giá than rẻ, giá điện rẻ thì các doanh nghiệp không chịu đầu tư máy móc, công nghệ hiện đại sử dụng ít năng lượng nên hiệu quả, năng suất lao động, sức cạnh tranh không được nâng lên – Thủ tướng nói – Chúng ta theo cơ chế thị trường định hướng XHCN là giá cả hàng hóa, dịch vụ phải vận hành theo thị trường. Nhà nước sử dụng các công cụ tài chính để hỗ trợ, trợ cấp, trợ trực tiếp cho đối tượng chính sách, người nghèo mà thôi”.
Ngoài thực hiện giá thị trường đối với các mặt hàng Nhà nước định giá, Thủ tướng cũng tuyên bố sẽ thu hẹp đối tượng cho vay ưu đãi lãi suất. “Ngân sách có hạn, không thể có tiền để cấp bù lãi suất cho vay ưu đãi. Hơn nữa, trong cơ chế thị trường, mọi ngành nghề đều phải bình đẳng, vì thế nếu cho vay ưu đãi đối với ngành sản xuất xi măng, sắt thép, lĩnh vực xuất khẩu là hết sức vô lý vì phi thị trường”, Thủ tướng nhấn mạnh.
*
Cán bộ đi nước ngoài chỉ thích săn hàng giảm giá
Hàm Yên (Vietnamnet) – Đi công tác nước ngoài quá nhiều, kinh nghiệm đem về không áp dụng đươc bao nhiêu… là một sự lãng phí ghê gớm. Đa số độc giả VietNamNet đều có chung nhận định như vậy khi phản hồi cho các bài nêu chuyện“lạm phát” các chuyến công cán nước ngoài ở cơ quan nhà nước.
Đi nước ngoài là đặc ân của “sếp”
Thông tin bắt đầu từ con số thống kê mà Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nói tại phiên họp Chính phủ cuối năm nay, rằng, dù đã giảm so với nhiều năm trước nhưngnăm 2013 vừa qua đã có tới gần chục đoàn công tác mỗi ngày đi nước ngoài bằng ngân sách nhà nước.
Theo ông Minh, vấn đề ở chỗ có một số đoàn đi không hiệu quả và bị trùng lặp nộidung tham quan. “Số đoàn này chủ yếu đi với tư cách nghiên cứu. Nhiều nước bạn phản hồi, có vấn đề vừa trả lời đoàn này, một thời gian ngắn sau lại có đoàn khác sang hỏi câu tương tự. Điều này gây nên sự lãng phí tiền của đất nước”.
Bổ sung thêm thông tin quanh con số đáng giật mình nói trên, độc giả Trần Hồng Hải(honghai@….) viết:
“Tôi đã từng trong vai trò hoa tiêu cho một số đoàn nhà nước sang Châu Âu công tác. Sang tới nơi, lịch trình làm việc bị cắt giảm tối đa. Dành thời gian cho việc đi shopping (mua sắm), chủ yếu để tìm mua hàng hiệu sale off (giảm giá) và mua quà cáp, thuốc bổ, sữa, mỹ phẩm. Gần như không ai quan tâm đến công việc”.
Bởi vậy mới có chuyện, thành phần trong các đoàn công tác không phải khi nào cũng là các chuyên gia, cán bộ có năng lực cần được cử đi ra nước ngoài để mở mang tầm mắt, học tập kinh nghiệm đặng đem về áp dụng ở nhà. Không ít sếp nhà nước coichuyện cử nhân viên ra nước ngoài học tập như một “đặc ân”.
Như độc giả Phan Văn Hòa (hoaphan@…) mô tả, thì ở cơ quan của bạn, hai phần ba thành phần trong các đoàn đi công cán trời Tây là con cháu các cụ hoặc những đối tượng sắp về hưu, coi như một “dạng” chính sách ưu đãi. “Nên trước khi đi khôngthấy ai trau dồi hay chuẩn bị gì về ngoại ngữ, chuyên môn, mà chỉ thấy lo đi đổi tiền, lo lên danh sách hàng hóa cần phải mang về”, bạn Hòa phản ánh.
BạnNguyễn Huy Quang (quanghuy@….) phản hồi: “Đi nước ngoài nhiều nhưng không thấyhọc được cái hay của người ta để về áp dụng cho đất nước phát triển, thực racác quan chức đi chơi và du lịch nhưng dưới vỏ bọc đi công tác và học tập kinhnghiệm. Vì tôi cũng làm trong nhà nước nên tôi biết”.
Đáng chú ý, chi phí của mỗi chuyến công tác không hề nhỏ.
Một bạn đọc ở địa chỉ dien@… đã mô tả chi tiết: theo “Quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí” thì có tới khoảng 20 mục người đi công tác nước ngoài được thanh toán trong đó có 4 mục chính là vé máy bay. Cụ thể, tiền ở khách sạn (từ 60$ đến 85$ một ngày), tiền tiêu vặt (từ 55$ đến 80$ một ngày), tiền đi lại, tiền liên lạc…
Độc giả này nhẩm tính, nếu đi công tác châu Âu khoảng 1 tuần thì chi phí cho một người trong một tuần đã tròm trèm 2000$/người (khoảng trên 40 triêu đồng).
Lãng phí vô tội vạ
Ai cũng biết các chuyến công du trời Tây là lãng phí, tiêu ngân sách vô tội vạ, song cũng không ít độc giả phàn nàn, chính chuyện nhập nhèm giữa việc đi nước ngoài vui chơi, mua sắm với đi nghiên cứu, tìm hiểu, học tập đã làm ảnh hưởng đến các đoàn công tác làm việc nghiêm túc. Bởi lẽ, có không ít cán bộ, không ít cơ quan sau khi học hỏi kinh nghiệm ở nước bạn, đã đưa về nhiều cải tiến hữu ích.
Vì vậy, về lâu dài, các độc giả đều cho rằng cần siết kỷ cương, kỷ luật tài chính cho các chuyến đi.
“Lãnh đạo cần duyệt chương trình nghiêm khắc, nghiệm thu kết quả sau khi đi về, tuyển chọn thành phần cán bộ, chuyên gia cử đi nước ngoài. Làm được như vây sẽ góp phần hạn chế các chuyến đi vô bổ, lãng phí”, độc giả Phan Văn Mạnh (manh2003@…) góp ý.
Đa số bạn đọc đều chung ý kiến, chỉ cần làm rõ danh sách thành phần tham gia cácchuyến công cán sẽ đánh giá được ngay mục đích, ý nghĩa và hiệu quả các chuyến đi.
“Chỉ cần mỗi người phải tự bỏ tiền túi ra tự đi thay vì dùng tiền chùa, ắt sẽ biết ngay có ai muốn đi hay không”, bạn Hương Giang (giang20@…) phản ánh.
Theo các độc giả, chủ trương đi công tác nước ngoài cần phải được xem xét nghiêm khắc. Nhà nước cần rà soát lại về mặt chính sách. Còn về lâu dài, từng cơ quan, đơn vị sẽ phải cân nhắc túi tiền để chi tiêu cho hợp lý.

Không có nhận xét nào: