Theo các nhà quan sát, tinh thần dân tộc chủ nghĩa của ông Shinzo Abe không phải là điều bí mật, và việc đến cầu nguyện tại « thánh địa » của chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản là đền Yasukuni đối với ông là một điều tự nhiên. Thế nhưng, từ khi lên lãnh đạo Nhật Bản, ông đã cố tránh thực hiện điều này, vì không muốn gây thêm căng thẳng với hai láng giềng Trung Quốc và Hàn Quốc, vốn rất nhạy cảm trên vấn đề.
Lên làm Thủ tướng Nhật cách đây đúng một năm, vào thời điểm quan hệ Tokyo-Bắc Kinh ngày càng căng thẳng do vấn đề tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, ông Shinzo Abe đã nhiều lần tỏ thái độ hòa hoãn với Trung Quốc, đề nghị một cuộc họp tay đôi với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để giảm nhẹ căng thẳng.
Ông Abe đồng thời được cho là cố tránh những động thái có thể gây căng thẳng, trong đó có việc viếng đền Yasukuni. Trong một số dịp trước đây, ông đã bật đèn xanh cho các Bộ trưởng của ông, muốn viếng đền thì viếng, nhưng bản thân ông chỉ gởi lễ vật đến mà thôi.
Thế nhưng, tất cả những đề nghị hòa hoãn của ông Abe đều bị Trung Quốc gạt qua một bên. Thậm chí, Bắc Kinh ngày càng gia tăng các hành động lấn lướt Nhật Bản trên vấn đề Senkaku/Điếu Ngư, với các vụ thâm nhập thường xuyên vùng biển chung quanh quần đảo - trên nguyên tắc, nằm dưới quyền quản lý của Nhật Bản, nhưng bị Trung Quốc đòi chủ quyền nhân danh lịch sử.
Tháng 11 vừa qua, không bằng lòng với các vụ thâm nhập hải phận và không phận Senkaku/Điếu Ngư, Trung Quốc đã tăng cường áp lực trên Nhật Bản khi tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông, bao trùm quần đảo mà họ đang tranh chấp, đồng thời đe dọa có biện pháp mạnh đối với bất kỳ máy bay nào đi vào vùng phòng không mà không thông báo trước.
Theo một số nhà phân tích, chính thái độ coi thường Tokyo của Bắc Kinh đã kích động tinh thần dân tộc chủ nghĩa nơi Thủ tướng Nhật. Ông Ed Griffith, một chuyên gia về quan hệ Trung-Nhật tại Đại học Leeds ở Anh Quốc, cho rằng chính bế tắc kéo dài trên vấn đề tranh chấp lãnh thổ đã làm cho ông Abe thấy rằng ông không có gì để mất khi đi viếng đền Yasukuni.
Trả lời hãng tin Pháp AFP, chuyên gia này xác định : « Ông Abe đã luôn luôn muốn đến thăm ngôi đền trong khi làm thủ tướng, nhưng trước đây ông tránh không làm vì không muốn phá hoại bang giao Nhật-Trung. Tuy nhiên, với các tranh chấp về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đã làm cho quan hệ song phương rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 1945 đến nay, ông Abe rõ ràng là không còn nhìn thấy việc đi viếng đền Yasukuni là một trở ngại ».
Theo chuyên gia Ed Griffith, « Trung Quốc nhiều lần cho biết rõ là họ không chấp nhận việc một thủ tướng Nhật Bản đương nhiệm đi viếng đền Yasukuni ». Trong bối cảnh đó, hành động này của ông Abe có thể được xem là một đòn khiêu khich ngược lại của Nhật Bản nhắm trực tiếp vào Trung Quốc, vốn bị cho là đã khiêu khích Tokyo qua vụ lập vùng nhận dạng phòng không bao gồm cả khu vực Senkaku/Điếu Ngư.
Vấn đề là những hành động khiêu khích lẫn nhau như trên có nguy cơ làm xung đột bùng lên, đặc biệt vào lúc mà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ mới lên cầm quyền cho nên không thể tỏ vẻ mềm yếu.
Ông Cổ Khánh Quốc (Jia Qingguo), một chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học Bắc Kinh, đã cho rằng Thủ tướng Abe đang lao vào một trò chơi ai lì hơn ai đầy nguy hiểm vì những lý do chính trị nội bộ. Trả lời AFP, chuyên gia này nhận định : « Tính toán là như sau : Ai đứng lên chống Trung Quốc... dù trong bất kỳ lãnh vực nào, đều được khoác vẻ can đảm và anh hùng».
Đối với chuyên gia này, việc làm hôm qua của ông Abe đã làm cho quan hệ Nhật Trung vốn đã rất khó khăn lại càng khó khăn hơn.
Lên làm Thủ tướng Nhật cách đây đúng một năm, vào thời điểm quan hệ Tokyo-Bắc Kinh ngày càng căng thẳng do vấn đề tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, ông Shinzo Abe đã nhiều lần tỏ thái độ hòa hoãn với Trung Quốc, đề nghị một cuộc họp tay đôi với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để giảm nhẹ căng thẳng.
Ông Abe đồng thời được cho là cố tránh những động thái có thể gây căng thẳng, trong đó có việc viếng đền Yasukuni. Trong một số dịp trước đây, ông đã bật đèn xanh cho các Bộ trưởng của ông, muốn viếng đền thì viếng, nhưng bản thân ông chỉ gởi lễ vật đến mà thôi.
Thế nhưng, tất cả những đề nghị hòa hoãn của ông Abe đều bị Trung Quốc gạt qua một bên. Thậm chí, Bắc Kinh ngày càng gia tăng các hành động lấn lướt Nhật Bản trên vấn đề Senkaku/Điếu Ngư, với các vụ thâm nhập thường xuyên vùng biển chung quanh quần đảo - trên nguyên tắc, nằm dưới quyền quản lý của Nhật Bản, nhưng bị Trung Quốc đòi chủ quyền nhân danh lịch sử.
Tháng 11 vừa qua, không bằng lòng với các vụ thâm nhập hải phận và không phận Senkaku/Điếu Ngư, Trung Quốc đã tăng cường áp lực trên Nhật Bản khi tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông, bao trùm quần đảo mà họ đang tranh chấp, đồng thời đe dọa có biện pháp mạnh đối với bất kỳ máy bay nào đi vào vùng phòng không mà không thông báo trước.
Theo một số nhà phân tích, chính thái độ coi thường Tokyo của Bắc Kinh đã kích động tinh thần dân tộc chủ nghĩa nơi Thủ tướng Nhật. Ông Ed Griffith, một chuyên gia về quan hệ Trung-Nhật tại Đại học Leeds ở Anh Quốc, cho rằng chính bế tắc kéo dài trên vấn đề tranh chấp lãnh thổ đã làm cho ông Abe thấy rằng ông không có gì để mất khi đi viếng đền Yasukuni.
Trả lời hãng tin Pháp AFP, chuyên gia này xác định : « Ông Abe đã luôn luôn muốn đến thăm ngôi đền trong khi làm thủ tướng, nhưng trước đây ông tránh không làm vì không muốn phá hoại bang giao Nhật-Trung. Tuy nhiên, với các tranh chấp về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đã làm cho quan hệ song phương rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 1945 đến nay, ông Abe rõ ràng là không còn nhìn thấy việc đi viếng đền Yasukuni là một trở ngại ».
Theo chuyên gia Ed Griffith, « Trung Quốc nhiều lần cho biết rõ là họ không chấp nhận việc một thủ tướng Nhật Bản đương nhiệm đi viếng đền Yasukuni ». Trong bối cảnh đó, hành động này của ông Abe có thể được xem là một đòn khiêu khich ngược lại của Nhật Bản nhắm trực tiếp vào Trung Quốc, vốn bị cho là đã khiêu khích Tokyo qua vụ lập vùng nhận dạng phòng không bao gồm cả khu vực Senkaku/Điếu Ngư.
Vấn đề là những hành động khiêu khích lẫn nhau như trên có nguy cơ làm xung đột bùng lên, đặc biệt vào lúc mà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ mới lên cầm quyền cho nên không thể tỏ vẻ mềm yếu.
Ông Cổ Khánh Quốc (Jia Qingguo), một chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học Bắc Kinh, đã cho rằng Thủ tướng Abe đang lao vào một trò chơi ai lì hơn ai đầy nguy hiểm vì những lý do chính trị nội bộ. Trả lời AFP, chuyên gia này nhận định : « Tính toán là như sau : Ai đứng lên chống Trung Quốc... dù trong bất kỳ lãnh vực nào, đều được khoác vẻ can đảm và anh hùng».
Đối với chuyên gia này, việc làm hôm qua của ông Abe đã làm cho quan hệ Nhật Trung vốn đã rất khó khăn lại càng khó khăn hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét