Pages

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Điểm mặt Nguyễn Bá Thanh


Ông Bút (Danlambao) Nhiều bạn trẻ, ra đi từ Đà Nẵng, gặp tôi tại Mỹ, họ tỏ ra thán phục Nguyễn Bá Thanh. Nhưng họ đâu hay rằng: Ông bà, cha mẹ của họ từng bị Cộng Sản phỉnh phờ!

Trong chiến tranh, cán bộ CS chỉ lên trời, những chiếc trực thăng hình “cán gáo” và máy bay C 119 đang bay, tuyên truyền rằng: Đó là loại máy bay “chưa rồi.” Sở dĩ bị bộ đội ta bắn rớt hết, khiến Mỹ phải đem tàu “chưa rồi” ra dùng! Và từ đó trong tự điển thôn quê Quảng Nam, có một danh từ mới: “Tàu Chưa Rồi” để chỉ loại tàu trực thăng “cán gáo” và tàu vận tải C119, có hình như gọng bừa ruộng!



Xem hình này, so với UH 1B, trong trí người dân quê, tin ngay lời tuyên truyền của CS. Tuyên truyền cho dân nghe như vậy, nhưng máy bay xuất hiện, chúng nó chui vào hang hố trốn biệt, vài tay du kích láu táu, mang ba cây súng trường, cắc cù chỉa lên trời định làm “anh hùng,” tàu cán gáo nhanh như chớp, sà xuống hốt về đồn, thời chiến tranh loại này đơn giản hơn nhiều, thân sau trống trơn, chỉ có thanh sắt, kẹp hông cái vợt, y như cái vợt lăn quăn, tới chừng bị hốt về đồn, mới nhăn răng: “Dạ thưa tại em ngu.” Ai bị hốt, biết nó lợi hại thế nào, ai chưa bị, cứ tin nó loại tàu “chưa rồi”.

Quê hương Đà Nẵng:


Nhờ cái duyên trời cho, Đà Nẵng có vịnh và con sông Hàn, vịnh Đà Nẵng là một phần của biển Đông, được bao bọc bởi núi Trường Sơn, như một dãy thành trì, chạy dài tới biển Đông rồi dứt hẳn, để hình thành như cánh cửa mở ra, đón thuyền bè ra vào, sau đó nổi lên ngọn núi Sơn Trà, thành một bình phong, chắn gió cho hải cảng Sơn Trà, nơi trú ngụ cho nhiều tàu bè cỡ lớn, sông Hàn ăn thông vịnh Đà Nẵng, tạo ra hải cảng nhỏ hơn, đây cũng là điểm thuận lợi cho tàu bè, cập bến ngay thành phố.

Vì yếu tố quan trọng như vậy, bất cứ thời nào Đà Nẵng cũng được chú trọng, xây dựng và phát triển.

Thời Pháp thuộc


Đà Nẵng là nơi đầu tiên quân Pháp, khai hỏa xâm lược Việt Nam, sau đó cũng nhanh chóng xây dựng nơi này, theo kiểu phố phường Âu Châu, khi đã ổn định guồng máy cai trị. Từ cơ sở hạ tầng, đến kỹ thật sản xuất được đầu tư rất lớn, không bỏ sót mặt nào từ nông nghiệp, tới tiểu thủ công nghiệp, hàng xuất cảng, lập ra những phân xưởng sửa chữa tàu bè. Đà Nẵng sớm trở thành trung tâm thương mại, của thế giới, cuối năm 1925 đã có phi trường. Hầu hết những công ty nổi tiếng Đông Dương, đều có mặt tại Đà Nẵng, như thế nhờ cái duyên trời cho, Đà Nẵng đã phát triển về mọi mặt.

Thời Quốc cộng


Mặc dù thời chiến, cộng sản Việt Nam pháo kích, giật mìn, phá cầu cống, đào đường, nhưng Đà Nẵng vẫn phát triển và mở mang: Đường sá, cầu cống, trường học, bến cảng, phi trường. Năm 1967 Đà Nẵng được sáp nhập trực thuộc trung ương. Mục đích xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm chính trị, quân sự, văn hóa.

1973 Tính tới mục tiêu xây dựng thời hậu chiến, cảng Đà Nẵng được trù hoạch công việc xuất và nhập cảng (chủ yếu xuất cảng), nên chính quyền VNCH đã phân lại địa giới, Đà Nẵng giữ 3 quận như cũ, 28 khu phố dưới cấp quận, còn lại 19 phường. Do chính sách đô thị hóa, Đà Nẵng tăng dân số rất nhanh.

Vậy bất luận thời nào, Đà Nẵng vẫn được quan tâm hơn so với nơi khác. Dù trong lúc dầu sôi lửa bỏng, của chiến tranh, năm 1973 sau ký hiệp định Paris, quân đội Hoa Kỳ, và Đồng Minh rút khỏi nước, chính quyền miền Nam, đã có chương trình cho Đà Nẵng, không phải như Cộng Sản, mãi hơn 20 năm sau 30/41975, mới nghĩ tới chuyện xây dựng, là quá chậm. Sở dĩ chậm, vì Việt Nam còn phải nhìn giai đoạn này, ông chủ mới Trung Cộng muốn gì?! Trước tình hình đế chế Sô Viết sụp đổ, CSVN bám víu vào Trung Cộng, nên phải dò đường theo anh thầy bói mù. Tới đây, nếu các bạn chưa tin, giữa Cộng Sản và Tự Do, chế độ nào xây dựng nhanh và hiệu quả hơn? Các bạn cứ tìm “những nhà cách mạng lão thành” để họ xác nhận sự việc: Sau 30/4/1975, những cán bộ này từ Bắc vô Nam, họ gọi xích lô đạp, và hỏi: Giá tầng nhất bao nhiêu? Tầng nhì bao nhiêu? Theo họ, tầng nhất là tầng có nệm, tầng nhì không có nệm, thực tế “tầng nhì” để gác chân, chứ xích lô làm gì có “tầng nhất, tầng nhì” cán bộ hỏi như vậy, vì xích lô miền Bắc trước 30/4/75 không có nệm, như miền Nam. Từ chuyện một chiếc xích lô, các bạn suy rộng ra sức sống và sự phát triển của một xã hội, để có căn cứ so sánh.

Trên bình diện quốc tế, các bạn nhìn nước Nhật (phe thế giới tự do) bị bại trận, và đầu hàng đồng minh 1945, Nước Nga (phe Cộng Sản) toàn thắng năm 1917. Tính đến thời điểm 30/4/1975, Nhật có thời gian tái thiết xây dựng 30 năm, Nga với thời gian 58 năm, đời sống của người dân Nga và Nhựt thế nào?

Vậy, nếu đất nước hòa bình, với thể chế tự do, không riêng Đà Nẵng, mà toàn nước, được thế giới tự do chung tay giúp đỡ, tái thiết và xây dựng, ngay từ 30/4/1975, với điều kiện này, Nam Hàn không là gì so với nước ta.

Nguyễn Bá Thanh là ai? Làm gì cho Đà Nẵng.


Sau biến cố 1/11/1963, tiếp theo chuỗi dài loạn lạc, vì “tranh đấu”, hai năm sau phần lớn vùng nông thôn Quảng Nam bị Cộng Sản chiếm, tỷ lệ lớn ở Quảng Nam, người dân làm nông, đất đai không mấy màu mỡ, nên dân nghèo, nghèo mà chạy giặc về thành phố, làm sao sống được? Vì mối lo thiết thực này, họ phải ở lại với CS, cha của Nguyễn Bá Thanh (NBT), ông Nguyễn Mốt, cũng nằm trong số phận này, chạy giặc về thành phố, chưa hẳn đã chết đói, nhưng ở lại với CS, thành liệt sĩ, là cái chắc! Ông Nguyễn Mốt, cán bộ làng Dương Sơn, vô danh, đến khi NBT lên làm chủ tịch tp Đà Nẵng, Nguyễn Mốt mới được tấn phong lên hàng “tỉnh ủy viên”, thành tích và cống hiến của người cha, chỉ cho phép NBT leo lên tới chủ nhiệm hợp tác xã, của cái thời câu ca thịnh hành:

“Hợp tác, hợp te, không có vải mà che cái...kia!”, Rồi chủ nhiệm nông trường dứa, thơm, ô hô ở Quảng Nam, lập nông trường dứa, cái tài, cái bằng đại học nông nghiệp của NBT, trái dứa giỏi lắm to hơn hòn dái chó, chẳng có thành tích gì “nổi cộm” đảng đưa NBT lên tuốt trên xứ Thượng, tức là Hiên Giằng, làm ở nông trường Quyết Thắng, trồng chè! Cuối mùa thu hoạch, được đâu vài chục thúng chè, NBT leo lên hàng chủ tịch tp, bí thư Đà Nẵng, toàn nhờ công ơn của Nguyễn Cư, ông này trước 1975, làm nhân viên xã ấp, quận Hòa Vang, mặt ngoài như thế, nhưng mặc trong thờ giặc Hồ, sau 1975 làm chủ tịch Hòa Vang, nhận NBT làm con nuôi, NBT học trung học Bồ Đề - ĐN, chưa hết trung học, nhờ cha nuôi, NBT được học đại học Nông Nghiệp Hà Nội, và dìu dắt lần lên.

Nguyễn Cư, từng chiếm đoạt nhà thờ Cẩm Lệ, làm nhà máy xay lúa, làm cơ sở chế biến nước mắm, trong một lần đi hú hý Đà Lạt, (nhưng giấy tờ ghi đi công tác Lâm Đồng) xe bị lật, Nguyễn Cư chết cháy, đưa xác về ngang Quảng Ngãi, xe lật tiếp một lần nữa, gia đình Nguyễn Cư hốt hoảng, trả lại nhà thờ Cẩm Lệ. Nhớ ơn cha nuôi, NBT coi Nguyễn Vọng con của Nguyễn Cư, như ruột thịt, Vọng là cánh tay mặt, là kho trù mật giữ của cho NBT, Nguyễn Bá Bình, em ruột NBT dựa hơi anh ruột bí thư Đà Nẵng, ngang tàng trời đất, cũng giàu có khét tiếng Đà Nẵng, một tay thủ kho tài sản của NBT.

NBT có hai con: Nguyễn Bá Cảnh, Nguyễn Thị Hoài An, cả hai từng du học Mỹ, trước khi NBT xuống tay cướp Cồn Dầu, Thanh đã gọi hai con về gấp, vì sợ bị trả thù, Nguyễn Bá Cảnh, hiện được “tín nhiệm 100% phiếu bầu, chức bí thư thành đoàn Thanh Niên HCM tp Đà Nẵng.” Đây là cách cấy giống, nối nghiệp cha, dưới chế độ “dân chủ” CS, điều 4 hiến pháp ghi: Đảng CS độc quyền cai trị đời đời đất nước, còn phải hiểu thêm rằng, được phép cha me truyền ngôi, theo cách tập ấm thời phong kiến. (xem bài: Con trai, con rể Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương băng băng trên đường quan lộ) Khắp nơi đều như thế, từ hàng huyện trở lên, đều lo chạy cho con từ nhỏ.

Nguyễn Bá Thanh xây dựng Đà Nẵng:


Khi nhậu tới mức cao hứng NBT, thường kể: Thời đi học đại học Nông Nghiệp Hà Nội, giai đoạn này không phải nghèo, mà cả nước đang đói, NBT muốn mua thức ăn ở căng tin nhà trường, nhưng không có tiền, NBT nhìn vào đồng bạc, của người đứng sắp hàng phía trước, học thuộc hàng số trên tờ bạc, NBT tiến lên lấy thức ăn, rồi bỏ đi tỉnh bơ, nhân viên bán hàng đòi tiền, Thanh nói: Trả rồi, cô không tin, tôi đọc số tờ bạc cô nghe? Thanh đọc vanh vách, người ta lục két tiền, quả thực có đồng bạc, đúng số Thanh đọc, căng tin đành chịu thua. Cái xảo thuật láu cá này, NBT đem áp dụng vào công việc cướp đất của dân Đà Nẵng, cán bộ cấp dưới giải quyết không xong, NBT tới nạt nộ “Các đồng chí, giải quyết như rứa, ai mà chịu, đến tui cũng phản đối, nữa là...” những tay tài phiệt giao tiền cho NBT, tiền trong tay NBT nhỏ vài giọt thì được, chứ thuộc cấp của y, lấy đâu ra? Thủ đoạn này chẳng lừa được ai, cuối củng NBT dùng bạo quyền CS cướp đoạt. Vì oan ức nhiều vụ tự thiêu ở ĐN, nhưng NBT giỏi giấu giếm, tin tức trong nước bị cô lập, nên không ai biết.

Như phần trên trình bày, Đà Nẵng thời nào cũng được ưu tiên xây dựng, chủ nghĩa CS sụp đổ, và phải xếp cùng hàng với tư bản, nhưng mặc cảm, nên chế ra “kinh tế thị trường định hướng XHCN” Trung Cộng, đi trước cộng sản Việt Nam đi theo, nhạy bén vì địa thế, Trung Cộng đã xây dựng Đà Nẵng, nhằm lúc NBT làm bí thư, NBT hứng công như Võ Nguyên Giáp “anh hùng Điện Biên.” ĐN đặt tên đường Hoàng Sa, Trường Sa, NBT tiếp khách Trung Cộng, ý nói Hoàng Trường Sa của Việt Nam, nhưng miệng nói, không như lòng dạ bán nước của NBT và đồng bọn CS từ trung ương trở xuống, bằng chứng Đà Nẵng, cũng có đặc khu Trung Cộng, chạy dọc theo hai con đường HS - TS là các đặc khu của Trung Cộng, nơi đất đắt địa ưu hạng tột bậc của ĐN,

(xem bài: Biệt khu Trung Quốc ở Đà Nẵng) ngoài ra tài liệu du lịch ghi “China Beach” để chỉ biển Đà Nẵng!

NBT rập ràng, thống nhứt biểu lộ bán nước.

- Sách giáo khoa, bằng giấy và trên mạng bắt học sinh, học đường lưỡi bò của Trung Cộng.

- Trương Tấn Sang đón Tập Cận Bình với cờ 6 sao!

NBT tên trùm tham nhũng, tại ĐN, người địa phương tặng hỗ danh vua ăn đất, đến độ say mê tàn độc, NBT cũng là người theo giặc Tàu, Hồ Cẩm Đào từng về nhà NBT, ưu ái tắm biển Thanh khê với NBT, xây dựng ĐN “công trạng” thuộc về bọn con buôn Tàu Cộng, NBT chỉ là cò mồi cướp đất của dân lành, bán lại cho con buôn, chưa kể NBT ngu dốt đập phá những công trình văn hóa mà người dân ngưỡng mộ, trường trung học Sao Mai, một ví dụ. vì chỗ dựa của NBT quá vững chắc, nên tố tham nhũng, cỡ tướng Trần Văn Thanh, tố NBT cũng không thắng nổi, ở phiên tòa Luật Sư Dương Hà (phu nhân TS Cù Huy Hà Vũ) còn bị cắt âm thanh, thì xử gì được (xem bài Bí thư xử thiếu tướng: Đòn độc của Nguyễn Bá Thanh)

Tàn ác nhất, NBT cướp đất Cồn Dầu, cướp của người sống, cướp luôn của người chết. Chủ trương của CS diệt đạo, họ đã thành công xây dựng một đội ngũ sư sãi quốc doanh, phá nát đạo Phật, với Công Giáo, CS xóa các xóm đạo, bằng cách cướp đất đưa giáo dân ra khỏi xóm đạo, NBT muốn đi đầu công trạng này, để tiến thân, NBT hai tay đã nhuộm máu đồng bào, qua cái chết của anh Nguyễn Thành Năm, và 95 người đã bỏ xứ Cồn Dầu chạy qua Thái Lan tỵ nạn, trong số này có 40 trẻ em, hiện đã có 54 người được Hoa Kỳ đón nhận, số còn lại chưa biết sẽ về đâu.

Vì cướp nhà thờ, Nguyễn Cư đã chết thê thảm, nên gia đình Nguyễn Cư, và vợ của NBT can ngăn, dừng tay cướp phá nhà thờ. Nhưng vì danh lợi NBT tai điếc, mắt ngơ.

NBT mướn người làm bản nhạc “Đà Nẵng tôi yêu” và đề lời của Nguyễn Bá Thanh!? NBT cho đệ tử đi các hàng quán, rỉ tai phịa ra những tài năng của y, có tính huyền thoại, kèm theo những xây dựng Đà Nẵng, do các nhà tài phiệt Trung Cộng, đứng đàng sau, nên phần nhiều đã tôn NBT như thần tượng, là điều dễ hiểu.

NBT đến phiên tòa Dương Chí Dũng, “không nói một lời” tạo vẻ bí ấn, đây là xảo thuật NBT tạo ấn tượng “chống tham nhũng”, với ý đồ đen tối, cướp công của kẻ khác.

Các bạn cứ chờ xem cái “tài giỏi” của NBT, trong vai trò mới chống tham nhũng, bầy sâu tham nhũng đi thành đàn như loài mối mọt, con nào lớ ngớ tách bầy, sẽ bị đem ra tế thần, như Dương Chí Dũng, từ khi tuyên án DCD, đến khi kịp xử trảm, bầy sâu sẽ sinh sôi nẩy nở nhung nhúc, chưa nói hầu hết dư luận cho rằng: Tuyên án cho oai thôi, chớ tử hình gì?

Kết luận: “Tiến Sĩ” Nguyễn Bá Thanh, chẳng có gì tài giỏi, nếu thực tài giờ này đã ra khỏi đảng rồi, nương náu cùng đảng cướp để kiếm ăn, (1) thế thôi, NBT là một, trong hàng triệu tên đảng gian, đại bất lương, vô nghì./.


_________________________________

Chú thích:

(1). Tôi có người bạn, học cùng lớp, anh ta đang là đảng viên CS, một lần không biết do đâu có số phone, anh ta gọi gởi gắm đứa con du học, tôi hỏi: Ra khỏi đảng chưa mi?

Anh ta đáp: Còn kiếm ăn được, mắc mớ chi? Ra!

Không có nhận xét nào: