Pages

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Môi trường làm ăn VN 'thiếu công bằng'

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam có sự tham gia của các nước tài trợ cho Việt Nam.
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, diễn ra hôm 3/12, đề xuất cơ chế bình đẳng hơn giữa khu vực Nhà nước với tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài.
Đây là một hội nghị đối thoại giữa chính phủ và doanh nghiệp, do Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC)/Ngân hàng Thế giới (WB) triển khai.

“Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài phải mất nhiều năm để có thể hoàn tất mọi thủ tục xin phép xây dựng một nhà máy phát điện tại Việt Nam."
Nhóm công tác, tác giả báo cáo thường niên của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF), dẫn chứng "Một tổng công ty Nhà nước có thể nhanh chóng được cấp phép xây dựng nhà máy phát điện với khoản vay được Chính phủ bảo lãnh.

VBF là cuộc đối thoại đa dạng về nội dung giữa Chính phủ Việt Nam và cộng động kinh doanh nước ngoài và tư nhân hướng tới môi trường kinh doanh thông thoáng hơn để thu hút tư nhân và khuyến khích tăng trưởng kinh tế bền vững.
Tại diễn đàn này, cộng đồng nhà tài trợ và doanh nghiệp quốc tế đánh giá tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước là vấn đề “còn quan trọng hơn cả khu vực ngân hàng”.
"Tiến độ tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước đang chậm hơn mong đợi và “trở thành một trong những trở ngại dài hạn cho sự phục hồi của kinh tế Việt Nam"
Sandeep Mahajan - Kinh tế trưởng của World Bank tại Việt Nam
Ông Sandeep Mahajan - Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, được Bấmtruyền thông trong nước dẫn lời nói tại diễn đàn hôm 2/12 ở Hà Nôi rằng “tiến độ tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước đang chậm hơn mong đợi và trở thành một trong những trở ngại dài hạn cho sự phục hồi của kinh tế Việt Nam”.
Trả lời BBC trong cuộc phỏng vấn mới đây, bà BấmPhạm Chi Lan nói “mặc dù Việt Nam đang giảm dần số lượng doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế nhưng thị phần doanh nghiệp nhà nước nắm vẫn rất lớn.
“Số lượng doanh nghiệp đã và được tái cơ cấu lại chỉ chiếm khoảng khoảng mười mất phần trăm tài sản của toàn bộ doanh nghiệp nhà nước.
“1300 doanh nghiệp nhà nước chưa được cơ cấu lại nắm phần lớn tài sản của nhà nước và tài sản toàn dân giao cho họ.
“Nghị quyết của Đảng và Chính phủ thì nói doanh nghiệp nước nên tập trung vào một số ngành thiết yếu nhưng trên thực tế thì lại đầu tư quá nhiều vào các khu vực thương mại khác,” cựu thành viên Ban tư vấn của thủ tướng nhận định.
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc được dẫn lời tại diễn đàn nói tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước theo hướng minh bạch, hiện đại hơn là đòi hỏi cấp bách trong bối cảnh Việt Nam đang đàm phán để tham gia các hiệp định thương mại tự do.
Nợ xấu ngân hàng
Nhiều ngân hàng thương mại chôn vốn vào thị trường bất động sản hiện đang bị đóng băng.
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng nói tại diễn đàn rằng Việt Nam "khuyến khích và tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua cổ phần ngân hàng".
"Ngân hàng Nhà nước đang trình Chính phủ ban hành Nghị định cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng yếu kém cao hơn mức thông thường tùy theo quyết định của Thủ tướng," ông Hưng nói thêm.
Ông Hưng dẫn báo cáo của các ngân hàng mô tả điều ông gọi là "nợ xấu hiện chiếm hơn 4,6% tổng dư nợ và có xu hướng tăng chậm lại".
Trả lời phỏng vấn BBC ngày 15/11, ông BấmChristian De Guzman, chuyên gia phân tích tại hãng xếp hạng tín dụng Moody's, nói ông "không tự tin về độ chính xác của những con số mà Ngân hàng Nhà nước thông báo."
"Cần phải nói là từ trước đến nay, con số nợ xấu trong toàn hệ thống mà Moody's thống kê luôn cao hơn con số do các ngân hàng của Việt Nam đưa ra.
"Nói chung, về cơ bản, việc nợ xấu giảm tốc chỉ có nghĩa là số nợ xấu trong toàn hệ thống vẫn tăng, nhưng với tốc độ chậm hơn. Điều này không thể tốt nào bằng việc tỷ lệ nợ xấu thực sự giảm."
"Trên thực tế, tỷ lệ nợ xấu tiếp tục tăng đồng nghĩa với việc cả hệ thống vẫn đang đối mặt với khó khăn rất lớn,"ông Guzman nói thêm.
Báo cáo của VBF được trình bày tại diễn đàn cũng rà soát môi trường đầu tư, thị trường vốn và khu vực ngân hàng của Việt Nam cũng như các chủ đề khác như hạ tầng, đất đai và bất động sản.

Không có nhận xét nào: