Pages

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

‘Ông Dương Chí Dũng biết trước kết cục?’

Ông Dương Chí Dũng tỏ ra ‘bình thản’ trước tòa dù
bị đề nghị mức án ‘tử hình’.
Bị cáo chính trong vụ án ‘tham ô tài sản’ và ‘cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng’ ở Tông Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đang chờ Tòa sơ thẩm tuyên phạt chiều thứ Hai, có thể đã “biết trước hình phạt” đối với bản thân, theo ý kiến quan sát từ Việt Nam.
Vì lý do này mà ông Dương Chí Dũng, nguyên Tổng giám đốc Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải, Bộ Giao thông Vận tải, đã có thái độ ‘bình thản’ trước phiên Tòa, thậm chí đã “đọc cả thơ trước tòa” khi được ‘phát biểu lời cuối’, một diễn biến được cho là ‘không bình thường’, vẫn theo bình luận từ trong nước.

Hôm 15/12/2013, Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói với BBC vụ xử ông Dương Chí Dũng và các ‘đồng phạm’ trong cùng vụ án chỉ có tính chất ‘trình diễn’.
Ông nói: “Tôi không biết là ông ấy có biết hay không, bởi vì ở đằng sau những vụ xử có tính chất trình diễn như thế này, khó ai biết được ở đằng sau nó là như thế nào,
“Cũng như là khi mà ông ấy bị khởi tố, người ta cũng đã cung cấp trước thông tin cho ông ấy, để cho ông ấy bỏ chạy.”
“Khi mà cái việc ấy, người ta tin vào công lý của tòa án và sự nhìn nhận của cơ quan xét xử sẽ đánh giá đúng thực tế người ta có phạm tội không, cho nên thái độ bình tĩnh, tôi cho đó là bình thường thôi”
Luật sư Ngô Ngọc Thủy
Tiến sỹ Quang A cho rằng có thể suy đoán một phần nào về khả năng mà hình phạt mà ông Dương Chí Dũng có thể bị tuyên.
Ông nói: “Có thể bản án sẽ rất cao, nhưng giữa chừng, khi thụ án được một thời gian, thì có thể được giảm”.
Hôm Chủ Nhật, một trong ba luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi của ông Dương Chí Dũng tại Tòa cho rằng thái độ ‘bình thản’ của thân chủ của ông là ‘bình thường’.
Luật sư Ngô Ngọc Thủy nói:
“Ông Dũng là người trưởng thành, có học và ông hiểu được vấn đề của vụ án, cho nên tôi cho rằng chả lẽ cứ phải khóc lóc, cứ phải vật vã,
Luật sư Ngô Ngọc ThủyÔng Ngô Ngọc Thủy nói nhóm luật sư bào chữa tin rằng ông Dương Chí Dũng ‘không tham ô’.
“Khi mà cái việc ấy, người ta tin vào công lý của tòa án và sự nhìn nhận của cơ quan xét xử sẽ đánh giá đúng thực tế người ta có phạm tội không, cho nên thái độ bình tĩnh, tôi cho đó là bình thường thôi.”

‘Tin vào pháp luật’

Hôm 15/12, luật sư Thủy nói với BBC từ Hà Nội rằng vụ án có nhiều đối tượng là ‘người ngoại quốc’ và ‘các tình tiết ở nước ngoài’, nên cần ‘thu thập thêm chứng cứ’ phục vụ cả quá trình ‘buộc tội lẫn gỡ tội.’
Từ chối đưa ra phán đoán về mức án mà tòa sẽ tuyên với thân chủ của mình, nhưng ông Thủy cho rằng thân chủ của ông đã ‘xác định được bản thân’ và ‘tin tưởng vào sự công minh’ của pháp luật, trong khi toàn nhóm luật sư bào chữa đã ‘thống nhất quan điểm’ rằng ông Dũng “không phạm tội tham ô.”
Ông Thủy nói ông và nhóm luật sư mà bên cạnh ông là các ông Trần Đình Triển, Trần Đại Thắng, đã ‘không gặp áp lực’ hoặc ‘bị lưu ý gì’ từ bất cứ ai, khi bảo vệ quyền lợi cho thân chủ.
Tuy nhiên, ông cũng tiết lộ ông và hai luật sư đồng nghiệp này đã không được tham gia bảo vệ quyền lợi cho thân chủ ngay từ đầu vụ án.
Về tình tiết ông Dương Chí Dũng từ chối cung cấp danh tính người đã ‘báo tin’ rằng ông bị ‘khởi tố’, dẫn tới quyết định ông Dũng ‘bỏ trốn’ và bị truy nã, luật sư Thủy cho biết:
“Sự thực chi tiết này, chúng tôi không hỏi ông Dũng làm gì, vì đó là vấn đề cá nhân của ông ấy. Việc ông ấy bỏ trốn, rồi vì sao ông bỏ trốn, chúng tôi không quan tâm tới việc ấy, đó là việc cá nhân…”
Hôm thứ Bảy, báo chí Việt Nam đưa tin ông Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương đã hiện diện để theo dõi phiên toà tại phiên xử sơ thẩm ở Hà Nội.
Bình luận về thông tin này, Tiến sỹ Quang A cho rằng ông Nguyễn Bá Thanh đã muốn qua đây ‘kiểm chứng’ và ‘lấy bằng chứng’ thêm trong môt bối cảnh công ‘khai hơn’ với sự có mặt của truyền thông về ‘một thông tin nào đó’ từ ‘các nghi can’ mà ‘có lẽ ông đã biết từ trước.’
Việc nhà lãnh đạo của Ban Nội chính xuất hiện ở phiên xử, dù ở ‘một phòng theo dõi riêng’ và chỉ trong ‘khoảng một giờ’ như truyền thông trong nước phản ánh đã ít nhiều thu hút sự quan tâm của giới quan sát.

Ảnh hưởng ‘Bá Thanh’?

Ông Nguyễn Bá ThanhÔng Nguyễn Bá Thanh đã tới dự phiên tòa trong một khu vực riêng trong một thời gian ngắn, theo báo Việt Nam
Cũng hôm Chủ Nhật, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên thành viên Ban tư vấn của Thủ tướng Chính phủ bình luận diễn biến này.
Ông nói: “Tôi không được biết bối cảnh và động cơ gì nhưng theo tôi ông Bá Thanh đến để biểu hiện sự quan tâm của Ban Nội chính Trung ương và cũng có thể của ban lãnh đạo Đảng đến phiên tòa này,
“Và nó chứng tỏ rằng phiên tòa này được sự chú ý cao độ của công luận và lãnh đạo Đảng, mà trong đó có Ban Nội chính Trung ương.”
Trả lời câu hỏi liệu sự hiện diện của ông Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, có gây ảnh hưởng gì tới tính khách quan và độc lập của tư pháp cũng như vụ xử ông Dương Chí Dũng cùng các bị cáo khác trong vụ án hay không, Tiến sỹ Doanh nói:
“Ở Việt Nam, Ban Nội chính Trung ương có thể hiện diện ở các phiên tòa như vậy là việc bình thường, ở Việt Nam, Đảng lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối, cho nên Ban Nội chính trung ương có thể đến, xuất hiện ở các phiên tòa đó để xem xét, có ý kiến…
“Như báo chí đưa tin, ông ấy đến xem xét rồi ông ấy lại lẳng lặng ra đi, chứ không phát biểu ý kiến gì cả, cái đó có thể đối với quốc tế là một điều không bình thường, nhưng đối với Việt Nam, việc ấy, cũng tương tự như nhiều sự việc khác, các lãnh đạo Đảng có thể đến được.”
Và trong khi cho rằng vụ án là một trong các nội dung được ban lãnh đạo Đảng Cộng sản đặt ‘trọng tâm’ chỉ đạo, xử lý, với định hướng để ngành tư pháp sẽ ‘không xử án treo’ với các vụ án liên quan ‘tham nhũng, chức vụ’, Tiến sỹ Doanh nhấn mạnh thêm về viêc Đảng còn chưa rõ ràng trong khi ‘chỉ đạo’ chính quyền:
“Đến nay không có quy định gì về việc sự lãnh đạo của Đảng sẽ được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật như thế nào.”

‘Còn ai phải xử?’

“Đối với những đối tượng khác liên quan, nhất là ở phía quản lý của Nhà nước mà để xảy ra tình trạng này, thì tôi cũng thực sự mong qua xét xử lần này, Tòa đưa ra và có thể sau này tiếp tục xử lý đến những người đó nữa”
Bà Phạm Chi Lan
Tiến sỹ Quang A hôm 15/12 cho rằng các phiên tòa như vụ xử Vinalines, dù muốn tỏ ra là nhà nước ‘nghiêm minh’ với tệ nạn tham nhũng tới bao nhiêu, vẫn sẽ ‘không giải quyết được tận gốc’ vấn đề của nạn tham nhũng nhà nước cùng các ‘căn bệnh’ khác của hệ thống.
Điều này, theo ông, chỉ đạt được nếu Việt Nam có thể cải cách triệt để về chính trị và thể chế với người dân thực sự có thể ‘giám sát quyền lực’ và ‘bầu lên’ những người mà họ cho là có ‘năng lực thực sự’ điều hành đất nước vào các vị trí của bộ máy công quyền.
Về phần mình trong một cuộc trao đổi trước đó trong tuần này với BBC, bà Phạm Chi Lan, một cựu thành viên khác của Ban tư vấn của Thủ tướng Chính phủ bình luận về vụ xử với ông Dương Chí Dũng và những ai có liên quan.
Bà nói: “Tôi nghĩ rằng phải xử thật nghiêm minh với ông Dương Chí Dũng, cũng như với mấy người đã bị bắt cùng với ông ta ở Tổng công ty Vinalines, điều đó là chắc chắn rồi,
“Và lần này tôi tin là Nhà nước cũng sẽ xử nghiêm minh, bởi vì công luận cũng trông chờ lâu rồi và cũng đã nói đủ về trường hợp này,
“Nhưng mặt thứ hai, đối với những đối tượng khác liên quan, nhất là ở phía quản lý của Nhà nước mà để xảy ra tình trạng này,
“Thì tôi cũng thực sự mong qua xét xử lần này, thì Tòa đưa ra và có thể sau này tiếp tục xử lý đến những người đó nữa,” bà nêu quan điểm với BBC.

Không có nhận xét nào: