Hằng khối cá chết trôi đã dạt vào bờ sông, và cặn bã bọt trắng rơi xuống trong mưa ở miền bắc Trung Quốc sau khi một nhà kho chứa khoảng 700 tấn natri xyanua và các hóa chất độc hại khác phát nổ thành một ngọn lửa sáng chói như trong ngày tàn của thế giới vào cuối tuần trước.
Có khoảng 2.500 tấn hóa chất độc hại, bao gồm ammonium nitrate, kali nitrat, và hợp chất sodium cyanide trong nhà kho bị phát nổ. Hợp chất sodium cyanide, thường được sử dụng trong khai thác vàng, rất độc với động vật và con người khi nó phản ứng với nước và tạo thành hydrogen cyanide.

Dead fish float along the shore of Haihe River Dam on August 20, 2015 in Tianjin, China. (ChinaFotoPress/Getty Images)
Cá chết trôi nổi bên bờ sông Hải Hà, ngày 20/8/2015 tại Thiên Tân, Trung Quốc. (ChinaFotoPress/Getty Images)
Mức cyanide trong những vùng nước quanh hiện trường vụ nổ tại quận Binhai thuộc Thiên Tân đã tăng lên gấp 277 lần mức cho phép.
Nhưng các quan chức Trung Quốc, những người đã từng bị chỉ trích do việc kiểm duyệt thông tin và xử lý sai một trong những thảm họa công nghiệp nguy hiểm nhất của Trung Quốc tại thành phố cảng Thiên Tân, nói rằng tất cả mọi thứ đều bình thường. Nước uống của thành phố cũng an toàn, theo một báo cáo của cục bảo vệ môi trường Thiên Tân vào ngày 19 tháng Tám.
Ngày 20 Tháng Tám, Tian Weiyong, người đứng đầu bộ phận các tình trạng khẩn cấp của cục bảo vệ môi trường, cho biết tại một cuộc họp báo rằng các nhà chức trách Trung Quốc đã làm sạch nước bị ô nhiễm, chủ yếu là nước sông suối được dùng để dập đám cháy ngày 12 tháng 8, trước khi xả ra hệ thống cống. Tian nói thêm rằng mức sodium cyanide trong nước ngay ngoài vùng quanh khu vực vụ nổ là bình thường.

Cư dân khiếu nại

Theo một bản tin của cổng thông tin NetEssy của Trung Quốc, cư dân Thiên Tân phàn nàn rằng cơn mưa đầu tiên sau vụ nổ ở thành phố vào ngày 18 tháng 8 cứ như chích vào mặt và tay của họ đau nhói và để lại một cảm giác ngứa ngáy. Hai ngày trước đó, đài truyền hình trung ương Trung Quốc do nhà nước quản lý cho biết “mưa không gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe con người”, trích lời “các chuyên gia khí tượng.”
Ngày 19 Tháng Tám, cư dân mạng Trung Quốc đăng hình ảnh cá chết nổi lên sông Hải Hà, khoảng 4,5 dặm từ hiện trường vụ nổ. Mặc dù một đài phát thanh địa phương gạt bỏ điều này, cho rằng những hình ảnh cư dân mạng đưa lên là “tin đồn”, vào ngày hôm sau các tờ báo khác của Trung Quốc đã khẳng định hiện tượng này – một bức ảnh của tạp chí kinh doanh Caixin của Trung Quốc cho thấy những con cá nhỏ ngửa bụng chết tràn lan cả một vùng nước rộng lớn.
Dead fish wash up the shores of Haihe River in Tianjin, China, on Aug. 20, 2015. (Screen shot/Caixin)
Cá chết dạt đầy lên bờ sông Hải Hà ở Thiên Tân, Trung Quốc, vào ngày 20 tháng 8, 2015. (Ảnh chụp màn hình / Caixin)
Phản hồi từ các nhà chức trách Trung Quốc, sau khi tỏ ra ấp úng và chậm chạp trong vài ngày đầu sau khi xảy ra vụ nổ, bây giờ đã gần như tức thời.
Người đứng đầu trung tâm quan trắc môi trường Thiên Tân Đặng Tiểu Văn triệu tập một cuộc họp báo vào hồi 4 giờ vào ngày 20 tháng Tám, và giải thích rằng lượng lớn cá chết vào mùa hè là “khá phổ biến” do chất lượng nước kém, và hứa sẽ “điều tra thêm” và thông báo kết quả cho “toàn dân”. Một tiếng rưỡi sau đó, Trung tâm đã thông báo rằng các xét nghiệm  nước sông Hải Hà nơi cá chết cho thấy không có ô nhiễm cyanide, theo tin của đài truyền hình Trung ương Trung Quốc do nhà nước quản lý (CCTV).
Quách Hồng, một giáo sư về gây giống từ phân tử động vật trường đại học nông nghiệp Thiên Tân, nói với tờ Pháp Luật Hàng Ngày, một tờ báo của nhà nước, rằng không có kết nối giữa các vụ nổ và việc cá chết. “Nếu cả cá lớn và cá bé cùng chết, thì rất có khả năng do ô nhiễm gây ra … Hơn nữa, cá trong một khu vực rộng lẽ ra đạ chết rồi, không chỉ trong khu vực đó”, giáo sư Quách nói.
Cư dân mạng Trung Quốc vẫn còn đầy hoài nghi.
“Liệu có việc nhiều loài cá bị chết không liên quan gì  tới ô nhiễm từ các vụ nổ? Chúng ta có cần phải dọn sạch ô nhiễm? Và nếu cá chết không liên quan gì tới vụ nổ, có nghĩa là chúng ta không có một vấn đề lớn ở đây hay sao?” nickname “runninglife” đã viết trong phần ý kiến ​​về chủ đề cá chết của CCTV.
“Chính phủ nghĩ rằng tất cả các công dân đều là kẻ ngốc”, InvinciblyBravemiko689 viết.

Cyanide trong nước

David Dzombak, người đứng đầu khoa kỹ thuật công trình dân dụng và môi trường Đại học Carnegie Mellon và là đồng biên tập một cuốn sách về cyanide trong nước và đất trồng trọt, nói với Đại Kỷ Nguyên trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại rằng “Không có gì đáng ngạc nhiên” khi cá chết ở vùng nước gần vụ nổ, vì hydrogen cyanide (do natri xyanua biến thành khi tiếp xúc với nước) là “rất độc đối với nhiều dạng thức thủy sinh và con người.”
Đôi khi cyanide được chủ ý rải vào trong nước để đánh bắt cá vì nó làm cho cá trở nên lờ đờ chậm chạp – hoạt động này là bất hợp pháp ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm Hoa Kỳ, theo Dzombak.
Cyanide trong nước tự phân rã, hoặc do vi khuẩn hoặc khuếch tán vào không khí nếu nó nằm trên bề mặt. Điều này có thể mất “vài ngày hoặc vài tuần, chứ không phải vài tháng hoặc vài năm”, Dzombak nói.