Pages

Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2015

Trung Quốc nên tin vào các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế

Trung Quốc sẽ phải nhận ra rằng lợi ích tốt nhất là tham gia vào một cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế để duy trì vị thế quốc tế của mình

thediplomat_2014-05-29_07-35-20-386x288.jpg

Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) của Liên hợp quốc ngày 10/7 bắt đầu xem xét các lập luận, chứng cứ do Philippines đưa ra trong vụ kiện các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Trong tháng 7, vụ kiện Trung Quốc đã chuyển qua một giai đoạn quan trọng với việc Tòa án Trọng tài Thường trực tại Hague (Hà Lan) mở phiên điều trần đầu tiên, kéo dài một tuần để nghe bên nguyên đơn là Philippines trình bày lập luận của mình. Vụ kiện Tòa Trọng tài theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) đã được Philippines khởi xướng vào tháng 1/2013, nhưng Trung Quốc từ chối tham gia. Cho đến khi phiên tòa lần này diễn ra, phía Trung Quốc vẫn chưa khẳng định có tham gia hay không. Bắc Kinh rất tự tin cho rằng tòa án không có thẩm quyền để xét xử vụ án trên. Tuy nhiên, việc Trung Quốc không tham gia phiên tòa không có nghĩa các thủ tục tố tụng sẽ tự động bị hủy bỏ.

Trong một tuyên bố lập trường được đưa ra ngày 7/12/2014, Trung Quốc lập luận rằng Tòa Trọng tài không có thẩm quyền đối với vấn đề này - tính hợp pháp của bản đồ "Đường 9 Đoạn" và các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông - trong khi nhấn mạnh rằng tuyên bố lập trường này không nên được coi là một hình thức tham gia tố tụng. Phải chăng đây là chiến lược của Trung Quốc để đưa ra các lập luận một cách ít gây ồn ào nhất dù không tham gia tố tụng, và tránh những cáo buộc không thống nhất quan điểm không phải bên tham gia vụ kiện? Nếu Tòa trọng tài ra phán quyết không thực sự có thẩm quyền xét xử vụ kiện, Trung Quốc vẫn có những lựa chọn để tham gia tố tụng bất cứ lúc nào cho đến khi phiên tranh tụng cuối cùng khi các trọng tài viên thảo luận và đưa ra quyết định của họ.

Tuy nhiên, vào cuối phiên điều trần ngày 13/7/2015, Tòa án Thường trực đã ra thông cáo xác định rằng mặc dù Trung Quốc từ chối tham gia tranh tụng, nhưng Tòa án cho rằng các thông tin được Bắc Kinh công bố có hiệu lực như một lời "biện hộ" cho quan điểm của Trung Quốc theo đó đơn kiện của Philippines không nằm trong thẩm quyền xét xử của tòa án. Trên cơ sở đó, Tòa án cho biết sẽ sớm phán quyết về thẩm quyền thụ lý vụ kiện của mình, và trong mọi trường hợp, không muộn hơn cuối năm 2015.

Thông cáo trên đây của Tòa án Hague đã khiến Trung Quốc hết sức tức giận. Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tái khẳng định rằng: "Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận bất kỳ giải pháp áp đặt nào hay một cách xử lý do một bên thứ ba đơn phương ấn định". Bất chấp các tuyên bố lập trường của Trung Quốc, ngày 21/7, trong một phát biểu được đánh giá là rất quan trọng vì thể hiện thái độ can dự tích cực của Mỹ vào hồ sơ Biển Đông, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách châu Á Daniel Russel đã cho rằng, nếu Tòa án Hague tuyên bố có thẩm quyền thụ lý vụ kiện của Philippines, rồi sau đó ra phán quyết về vụ kiện thì: "Cả Philippines lẫn Trung Quốc có nghĩa vụ tuân thủ tất cả các điều đã được quyết định... dù muốn hay không muốn".

Về lý thuyết, Trung Quốc có thể yêu cầu chuyển các thủ tục tố tụng ra Tòa Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) hoặc Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ). Cả ITLOS và ICJ có thể giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên UNCLOS với điều kiện các vụ kiện được đưa ra dựa trên cơ sở của UNCLOS, và vẫn phải trải qua các thủ tục ban đầu liên quan đến thẩm quyền xét xử của tòa án. Trung Quốc thậm chí có "đại diện" trong bồi thẩm đoàn ở cả ITLOS và ICJ. Các thẩm phán này rõ ràng phải trung lập, nhưng vụ kiện có thể được thực hiện ở mức độ nào đó họ vẫn xem xét đến lợi ích của Trung Quốc. Tuy nhiên, việc Trung Quốc không tham gia trong các thủ tục tố tụng hiện nay chắc chắn sẽ không giúp nước này thúc đẩy lợi ích của mình.

Cho đến nay, Trung Quốc đã dựa vào tuyên bố lịch sử để bảo vệ lập trường đối với cái gọi là bản đồ "Đường 9 Đoạn", nhưng tuyên bố này là mập mờ khi không đưa ra phạm vi chính xác và liên tục bị các quốc gia khác phản đối. Đây chỉ có thể được coi là một chiến thuật trì hoãn để cải tạo, bồi đắp một số đảo có tính năng tranh chấp ở Biển Đông. Vụ kiện của Philippines tự nó không phải là một "thang thuốc chữa bách bệnh" cho cuộc xung đột ở Biển Đông, không giải quyết được tình trạng sở hữu những tính năng tranh chấp ở Biển Đông, bởi điều này nằm ngoài phạm vi của UNCLOS và do đó cũng nằm ngoài phạm vi của Tòa án Trọng tài. Cả hai sẽ giải quyết vấn đề phân định, bởi tuyên bố của Philippines đã được gọt dũa một cách cẩn thận để tránh rơi vào các nội dung Trung Quốc đã bảo lưu ở UNCLOS. Trường hợp này cũng không liên quan đến tất cả các quốc gia có yêu sách, đó là điều cần thiết để có một giải pháp liên kết tất cả các bên liên quan.

Trung Quốc sẽ phải nhận ra rằng lợi ích tốt nhất là tham gia vào một cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế để duy trì vị thế quốc tế của mình. Là một thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, và là một nước luôn có các thẩm phán trong ICJ và ITLOS, cũng như các toà án khác, Trung Quốc nên nêu cao tính gương mẫu bằng cách tin vào các diễn đàn giải quyết các tranh chấp quốc tế.

Tác giả là Tiến sĩ Luật Haryo Budi Nugroho, hiện công tác tại Bộ Ngoại giao Indonesia. Bài viết đăng trên "Jakarta toàn cầu."

Anh Thư (gt)

(Nghiên Cứu Biển Đông)

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

ĐI ĂN CƯỚP CHỈ CẦN SÚNG ,DAO, MÃ TẤU và GIỌNG ĐIỆU LÁO CÁ,LÁO TÔM (CHỦ QUYỀU LỊCH SỬ) NHƯNG TÀU CỘNG THAM THÌ THÂM NGU HẾT CHỖ NÓI .BAO NHIÊU NĂM TRƯỚC TÀU BÈ CÁC NƯỚC ĐI QUA CÓ THẤY THẰG TÀU CỘNG RA CHẶN ĐƯỜNG XIN ĐỂU ĐÂU RỒI PHÁP MỸ Ở ĐÂY CẢ HƠN TRĂM NĂM RỒI CÓ THẤY THẰNG TÀU CỘNG ĐÂU MÀ ĐẾN GIỜ SỦA BẬY VẶY ,