Pages

Thứ Hai, 15 tháng 8, 2011

Biểu lộ lòng Yêu Nước cùng với người Hà Nội

2011-08-15
Trong những chủ nhật từ ngày 5 tháng 6 đến nay, chỉ trừ chủ nhật 31 tháng 7, tuần nào ở Hà Nội cũng diễn ra biểu tình chống Trung Quốc gây hấn đối với Việt Nam ở Biển Đông.
Source anhbsam
Biểu ngữ ghi công những người lính đã hy sinh tại Hoàng Sa- Trường Sa xuất hiện rất nhiều trong đoàn biểu tình.
 
 
Trong khi đó, người dân ở Sài Gòn và các tỉnh thành khác muốn bày tỏ chính kiến như đồng bào của họ ở Hà Nội đều bị ngăn trở. Một số người phải ra tận thủ đô mới có thể công khai cùng người khác biểu tình chống Trung Quốc.

Từ khắp mọi miền đất nước không ngại đường xa

Hai nhân vật được nhắc đến nhiều sau hai cuộc biểu tình ở Hà Nội vào ngày 7 và 14 tháng 8 vừa qua là blogger Mẹ Nấm và nhà văn Nguyên Ngọc. Lý do để họ được chú ý nhiều vì họ không phải là người Hà Nội, nhưng có mặt trong đòan người biểu tình chống Trung Quốc ở tại thủ đô.
Có thể họ có việc ở Hà Nội và nhân dịp đó tham gia biểu tình như trình bày của blogger Mẹ Nấm sau đây:
-Thực ra em có công việc cá nhân ngòai Hà Nội; nhưng sắp xếp ra trước một ngày để xem mọi người biểu tình thế nào.
Tuy nhiên việc được công khai bày tỏ chính kiến về những lấn lướt của Trung Quốc đối với Việt Nam ngòai Biển Đông, gần biên giới phía bắc, và ngay cả trên đất liền bằng nhiều thủ thuật khác nhau, là chuyện được thỏa mãn một nhu cầu thực tế. Và khi được như thế người trong cuộc tỏ ra rất mãn nguyện như phát biểu của chị Trần Thị Nga, người Hà Nam, từng lên Hà Nội tham gia biểu tình, bị bắt bớ và nay phải chịu cảnh công an đến đặt chốt ngay tại nhà:
-Thực ra em có công việc cá nhân ngòai Hà Nội; nhưng sắp xếp ra trước một ngày để xem mọi người biểu tình thế nào.
blogger Mẹ Nấm
 
-Được biểu lộ tình yêu nước ra và gặp gỡ những người cùng chí hướng- cảm giác đó thật tuyệt vời.
Một thanh niên từ Nghệ An tham gia biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội trong hai chủ nhật vừa qua, ngay sau lần biểu tình mới nhất cho biết:

 
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi và Nhà văn Nguyên Ngọc trong đoàn biểu tình chống Trung Quốc
-Từ Nghệ An bắt xe ra Hà Nội từ 11 giờ khuya, đến đó lúc 5:30 sáng và bắt xe đến Bờ Hồ luôn... hai lần biểu tình gần đây tôi đều ra tham gia biểu tình ôn hòa để thể hiện tấm lòng của người dân Việt đối với đất nước. Tôi cũng mong tất cả những nơi khác trên tòan đất nước Việt Nam, tất cả cùng có tiếng nói để thể hiện lòng yêu nước của mình.
Một thanh niên từ Nghệ An
 
Thực tế được nêu ra ở các nơi khác như Sài Gòn, Bà Rịa- Vũng Tàu hay các nơi khác có thực hiện biểu tình hay manh nha ý định đó là lực lượng an ninh, công an được bố trí quá nhiều nhằm phá vỡ ý định biểu tình.
Nhà văn Nguyên Ngọc có ý kiến về tình trạng ở những nơi khác ngòai Hà Nội về vấn đề chống Trung Quốc:
-Điều đó người ta đang đặt ra dấu hỏi, đặc biệt ở thành phố Hồ Chí Minh. Có nhiều cách giải thích, có thể như thế này chăng? Theo tôi thì ở Hà Nội chẳng có tổ chức biểu tình gì đâu, đi trong đó tôi thấy không có ai đứng ra tổ chức cả. Vấn đề là vai trò của những người mà người ta có thể đặt niềm tin vào vô cùng quan trọng. Ở thành phố Hồ Chí Minh, sau lần đầu tiên, dường như có điều gì đó mà  những người như thế chưa giữ được vai trò của mình. Có thể do mặc cảm, do điều gì đó…
Có thể có lý do nữa là trong Sài Gòn- thành phố Hồ Chí Minh, tình hình có thể phức tạp hơn cho nên những người cầm quyền cũng lo sợ ‘phức tạp’ quanh chuyện biểu tình. Theo tôi cách nghĩ như thế là sai. Thực ra những nguời đi biểu tình họ còn bất bình nhiều thứ về xã hội; nhưng người ta vì lòng yêu nước sẵn sàng gạt hết. Trong lịch sử dân tộc Việt Nam từng có điều đó rồi: từ thời Trần Hưng Đạo, bao nhiêu chuyện bất bình từ chuyện riêng tư trong dòng họ…; thế mà khi động đến những vấn đề về lòng yêu nước, tổ quốc, độc lập thì dân tộc mình người ta sẵn sàng dẹp hết. Điều này tại Hà Nội rất rõ. Tôi biết những người đi bên cạnh tôi họ còn nhiều điều không bằng lòng về xã hội, thậm chí nói rõ hơn là đối với nhà cầm quyền; nhưng họ vì
 
Danh sách những người lính đã hy sinh tại Hoàng Sa- Trường Sa không phân biệt trước hay sau năm 1974 xuất hiện rất nhiều trong đoàn biểu tình chống Trung Quốc
Danh sách những người lính đã hy sinh tại Hoàng Sa- Trường Sa không phân biệt trước hay sau năm 1975 xuất hiện rất nhiều trong đoàn biểu tình chống Trung Quốc
lòng yêu nước, vì độc lập dân tộc được coi là tối cao, quan trọng nhất nên sẵn sàng bỏ qua…
Tôi biết những người đi bên cạnh tôi họ còn nhiều điều không bằng lòng về xã hội, thậm chí nói rõ hơn là đối với nhà cầm quyền; nhưng họ vì lòng yêu nước, vì độc lập dân tộc được coi là tối cao, quan trọng nhất nên sẵn sàng bỏ qua…
Nhà văn Nguyên Ngọc

Cơ hội “ngàn năm” để tập hợp dân tộc

-Điều đặc biệt ‘lớn’ mà tôi nhận thấy qua họat động biểu tình tại Hà Nội vừa qua: đây là cơ hội rất lớn để có thể tập hợp dân tộc. Những điều kiện lịch sử làm cho dân tộc mình có những chia rẽ bên trong, thế nhưng tại cuộc biểu tình vào ngày 24 tháng 8, mỗi người lại mang tên một liệt sỹ hy sinh tại Hòang Sa, người khác mang tên liệt sỹ hy sinh tại Trường Sa. Chúng ta biết họ thuộc hai chế độ chống đối nhau- đó là bi kịch của dân tộc.
Tôi nghĩ nếu những nguời lãnh đạo giỏi, những người cầm quyền hiểu sâu sắc điều này thì đây là cơ hội để tập hợp dân tộc gồm những người trong nước và những người do điều kiện này khác đang sống ở nước ngòai. Chỉ có như thế mới giữ được đất nước mình.
Tôi rất tiếc người ta chưa nhận thức ra, chưa tin, chưa hiểu sâu sắc điều đó.
Một bạn trẻ tại Sài Gòn hôm qua đưa ra nhận định là không khí tại đó ‘lạnh lẽo, tê cóng’ dù rằng đó không phải là một vùng thuộc hàn đới. Cơ quan an ninh và công an tại Sài Gòn trong những ngày chủ nhật này dường như làm việc hết công suất để ngăn chặn các nhóm ở khu vực trung tâm thành phố muốn biểu tình chống Trung Quốc như tại Hà Nội.
Tôi nghĩ nếu những nguời lãnh đạo giỏi, những người cầm quyền hiểu sâu sắc điều này thì đây là cơ hội để tập hợp dân tộc gồm những người trong nước và những người do điều kiện này khác đang sống ở nước ngòai. Chỉ có như thế mới giữ được đất nước mình.
Nhà văn Nguyên Ngọc
 
Trước tình hình bị ngăn trở khắc khe như thế bên ngòai Hà Nội đối với họat động biểu tình chống Trung Quốc gây hấn với Việt Nam, thì blooger Mẹ Nấm hình thành một cách thức mới để bày tỏ chính kiến của bản thân:
Cá nhân tôi nếu mỗi chủ nhật không bị mời đi ‘cà phê’, thì tôi vẫn đi biểu tình một mình bằng cách là mặc áo ( Say ‘no’ to U- shaped cow tongue) và gặp một số bạn bè uống cà phê. Ở đây chúng tôi có cái gọi là ‘cà phê yêu nước’ nơi nói những chuyện mình quan tâm như cách chuẩn bị ‘nhận thức’ cho những người khác, giúp nhau vượt qua sự ‘sợ hãi’ bằng cách có thể.
Blogger Quê Choa vào ngày 15 tháng 8 có bài viết về việc nhà văn Nguyên Ngọc 80 tuổi tham gia đòan biểu tình ở Hà Nội chống Trung Quốc một hôm trước đó. Theo blogger Quê Choa thì -"Đất nước từ thời Đất Nước Đứng lên đến thời Đường chúng ta đi đầy gian khổ hy sinh nhưng chưa bao giờ làm ông day dứt như thế này. Từ năm 1965, trong tùy bút Đường Chúng ta đi, ông đã cất cao câu hỏi: :Không biết có nơi nào nữa trên trái đất, quyền làm người được bảo về bằng nhiều máu đến vậy không?" Chẳng ngờ đến thế kỷ 21, khi ông đến tuổi tám mươi, câu hỏi ấy vẫn làm ông mất ngủ. Biển Đông đang dậy sóng, biên giới đang nóng lên từng ngày. Trung Quốc, ông hàng xóm khổng lồ, một thời ông đã tin vô cùng về tình hữu nghị, nghĩa anh em trong cái gọi là phe ta, giờ đây đã làm ông vỡ mộng. Trái tim già nua của ông lại sôi lên nổi đớn đau, uất ức.
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi và Nhà văn Nguyên Ngọc trong đoàn biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội ngày 14-08-2011. Source NguyenXuanDien.
 
 
-Từ Nghệ An bắt xe ra Hà Nội từ 11 giờ khuya, đến đó lúc 5:30 sáng và bắt xe đến Bờ Hồ luôn. Ở nhà cũng nghe thông tin trên mạng thấy thời gian đầu họ bắt người biểu tình vô lý quá; vì cũng là dân Việt Nam nên thấy bức xúc. Nhưng trong những đợt sau này, ông Nguyễn Đức Nhanh, giám đốc Công an Hà Nội có thông báo trên báo chí không đàn áp người biểu tình và ‘biểu tình là yêu nước. Điều đó là tôi rất vui nên hai lần biểu tình gần đây tôi đều ra tham gia biểu tình ôn hòa để thể hiện tấm lòng của người dân Việt đối với đất nước. Tôi cũng mong tất cả những nơi khác trên tòan đất nước Việt Nam , tất cả cùng có tiếng nói để thể hiện lòng yêu nước của mình.

Không có nhận xét nào: