India invited by Vietnam to South China Sea" là nhan đề nổi bật trên các diễn đàn thế giới về tình hình biển Đông sau chuyến viếng thăm Ấn Độ của Tư lệnh Hải Quân Việt Nam Nguyễn Văn Hiến trong hạ tuần tháng 7 vừa qua. Vào ngày 8/8/2011, Biên tập viên Hideo Nakaoka của mạng thông tin news.searchina.com đã tổng hợp tin tức của vấn đề trên và đăng tải bài viết "Hải quân Ấn Độ trú quân tại Việt Nam, Cung Cấp Vũ Khí, Khống Chế Trung Quốc" (インド海軍がベトナムに駐留か、武器も供与、中国をけん制). Tin tức này hiện đang truyền tải trên hầu hết các trang thông tin tại Nhật Bản.
Nhận thấy những thông tin về quân sự Ấn Độ can thiệp vào biển Đông hầu như chưa xuất hiện trên mạng Việt ngữ, Chân Mây xin dịch thuật gửi đến Quý Bạn Đoc. Trong bản dịch, CM chêm thêm các từ tiếng Anh trong ngoặc cho rõ nghĩa . Riêng cụm từ "南シナ海" (minami sina-kai = South China Sea) trong nguyên bản có nghĩa là "biển Nam Trung Hoa", có thể gây khó chịu cho bạn đọc nhưng CM xin mạn phép dịch theo đúng nguyên bản.
"Hải quân Ấn Độ trú đóng tại Việt Nam, cung cấp vũ khí, khống chế Trung Quốc"
Hideo Nakaoka - Hải quân Việt Nam lại tiếp tục cầu viện Hải quân Ấn Độ thường trú vào cảng Nha Trang tại miền đông nam bộ Việt Nam. Phía Ấn Độ cũng đã bày tỏ thiện chí. Ngoài việc phái cử các hạm thuyền đổ bộ (Landing Ship), Ấn Độ sẽ hợp tác chế tạo quân hạm lớn dành cho hải quân Việt Nam và chuyển giao tên lửa Missile. Các chuyên gia tình thế đã chỉ trích những động thái của Ấn Độ sẽ làm phức tạp tình hình biển Nam Trung Hoa và tăng sự khuếch trương các thế lực hải quân, đồng thời Ấn Độ cũng nhằm mục đích khống chế Trung Quốc trong vấn đề quốc cảnh.
Trong dịp Tư lệnh Hải quân Việt Nam là Nguyễn Văn Hiến thăm Ấn Độ mới đây. Ông đã cầu viện Ấn Độ đưa quân hạm thường trú cảng Nha Trang.
Ông cũng thăm xưởng đóng thuyền lớn nhất Ấn Độ và đặt chế tạo Tuần dương hạm. Ấn Độ sẽ tiếp tục huấn luyện binh chủng Hải quân Việt Nam và nhận công tác hộ tống Việt Nam trong việc mua vũ khí từ Nga Sô. Ấn Độ cơ bản đồng ý bán cho Việt Nam tàu chiến "Brahmos" siêu âm tốc gắn tên lửa Missile, có khả năng sẽ bán tiếp tên lửa đối lục địa "Prithvi". Thêm nữa, Ấn Độ cũng dự định vận dụng ưu thế kỹ thuật thông tin IT để chi viện cho quân đội Việt Nam khai thác Network Solutions.Nghiên cứu viên Mã Gia Lực thuộc "Viện Nghiên Cứu Quan Hệ Quốc tế Hiện Đại Trung Quốc" đã có lời chỉ trích:
"Cảng Nha Trang có vị trí trên đường hải ngạn miền Trung Việt Nam. Từ biển Nam Trung Hoa là gần 300km, từ Tam Á - Trung Quốc chỉ 600km, là một vị trí quan trọng trên mặt chiến lược . Ấn Độ đã tỏ ra rất quan tâm đến cảng Nha Trang, việc tích cực chi viện cho quân sự Việt Nam là do họ có suy tính chiến lược lớn". Vài năm nay, Ấn Độ đề ra chiến lược "Đông Tiến" nhưng chưa tìm ra căn cứ cho tham vọng đó.
Việc kêu gọi cầu viện của Việt Nam lần này là cơ hội quá tốt. Nếu hải quân Ấn Độ trú đóng trên biển Nam Trung Hoa thì không những họ khuếch đại được thế lực hải dương của mình mà còn có thể khống chế cả hải quân Trung Quốc. Hành động Trung Quốc xây dựng quân cảng cho Sri Lanka và chi viện xây dựng cảng Gwadar của thù địch Pakistan được xem là chiến lược "ngọc trai quấn cổ" (A String of Pearls) nhằm mục đích phong tỏa Ấn Độ.Mồi lửa Trung-Ấn không chỉ là thế lực hải dương. Họ còn có những vấn đề quốc cảnh chưa giải quyết.
Những năm gần đây, Ấn Độ lại tăng cường thêm binh lực trên các vùng biên giới tranh chấp. Nghiên cứu viên họ Mã chỉ trích thêm:
"Ấn Độ và Việt Nam đều có chung kinh nghiệm xung đột quân sự với Trung Quốc trên đất liền . Hiện tại bao gồm sự tranh chấp với Trung Quốc, Ấn Độ là vấn đề biên giới lục địa, Việt Nam là vấn đề biển Nam Trung Hoa. Giả như hai nước bắt tay nhau thì Trung Quốc phải chịu áp lực lớn để giải quyết cùng lúc hai vấn đề".
Về lý do Việt Nam lựa chọn Ấn Độ trú đóng trên biển Nam Trung Hoa làm "Thế lực thứ 3" không phải là Mỹ.
Nghiên cứu viên họ Mã nói: "Việt Nam mong muốn có nhiều quốc gia lớn can dự vào vấn đề biển Nam Trung Hoa. "Quốc tế hóa, Phức tạp hóa" là chiến lược của Việt Nam". Nước Mỹ đã từng là thù địch đối với Việt Nam. So với quan hệ không đến mức đồng minh như Philippin và Mỹ, đối với Ấn Độ thì Việt Nam chưa từng có xung đột trực tiếp và trong vấn đề kềm chế Trung Quốc sẽ là cơ sở quan trọng cho việc hợp tác giữa hai nước.
Chân Mây
(Bài viết do bạn đọc Dân Làm Báo chuyển)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét