Pages

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011

Chính quyền Hà Nội đối thoại với nhân sỹ


Giáo sư Chủ Hảo (trái) và TS Nguyễn Xuân Diện




Giáo sư Chu Hảo (trái) và TS Nguyễn Xuân Diện ngay trước khi tham dự cuộc gặp với Chính quyền hôm 27/08/2011.




Trong một diễn biến mới liên quan tới phong trào biểu tình chống Trung Quốc, vì Hoàng Sa - Trường Sa của quần chúng vốn diễn ra trong 11 tuần lễ tại Hà Nội, Chính quyền thủ đô đã bất ngờ có cuộc gặp được cho là "đối thoại" với một nhóm nhân sỹ, trí thức.
Cuộc gặp diễn ra trong buổi sáng ngày 27 tháng Tám tại Trụ sở Ủy Ban Nhân dân TP Hà Nội, với nội dung xoay quanh Bấm một kiến nghị của các công dân đề ngày 18/8/2011 phản đối một Bấm lệnh cấm biểu tình dưới dạng thông báo của Chính quyền cùng ngày, có sự hiện diện của lãnh đạo đảng và chính quyền Hà Nội.

 
Blogger Nguyễn Xuân Diện, một trong những người ký tên vào kiến nghị Bấm tường thuật về phía Chính quyền có mặt Bí thư thành ủy Phạm Quang Nghị, Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thế Thảo, Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh, Trưởng ban Tuyên Giáo Thành ủy Hồ Quang Lợi, Giám đốc Công an TP Nguyễn Đức Nhanh, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP Hà Nội Đào Văn Bình, Chánh văn phòng Ủy Ban Nguyễn Thịnh Thành v.v...
Về phía những người ký kiến nghị phản đối thông báo tuần trước của chính quyền, có mặt theo giấy mời ngoài Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, có Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, Giáo sư Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS).
Trong số một số vị khác có giấy mời, nhưng không có mặt vì các lý do cá nhân, theo trang blog của ông Diện, là Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, một trong 25 người ký tên vào kiến nghị, đã vắng mặt vì lý do sức khỏe.
Cuộc gặp của Chính quyền hôm thứ Bảy có nội dung xoay quanh sáu điểm kiến nghị mà các công dân đã gửi tới lãnh đạo thành phố Hà Nội và diễn ra trong tinh thần "hết sức xây dựng và thẳng thắn", theo lời của Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nói với BBC cùng ngày.
"Tôi nghĩ rằng đây là một cuộc đối thoại hữu ích và nếu có những cuộc đối thoại như thế sớm hơn thì hay biết mấy. Và những cuộc đối thoại như thế được tiếp tục, thì cũng sẽ rất là tốt để cho mọi người hiểu nhau hơn," cựu Viện trưởng Viện IDS nhận xét.
'Thiện chí chủ, khách'
Tiến sỹ Nguyễn Quang A (áo đen, ở giữa)
Tiến sỹ Nguyễn Quang A (áo đen, ở giữa)
trong một cuộc biểu tình, tuần hành phản
đối Trung Quốc ở thủ đô Hà Nội.

Blogger Nguyễn Xuân Diện trên trang blog của mình tường thuật: "Buổi làm việc bắt đầu từ khoảng hơn 09h00. Trước tiên là ông Nguyễn Thế Thảo phát biểu về lý do cuộc gặp, và mời các vị khách phát biểu."

"Các vị Bấm Nguyễn Trọng Vĩnh, Nguyễn Quang A, Nguyễn Xuân Diện, Chu Hảo lần lượt phát biểu ý kiến. Các vị Nguyễn Thế Thảo, Nguyễn Đức Nhanh phát biểu. Và cuối cùng là ông Phạm Quang Nghị. Những người phát biểu đều nêu ý kiến của mình, có cả những ý kiến trái ngược nhau.

"Các ý kiến phát biểu đều tỏ rõ thiện chí giữa chủ và khách," trang blog của Tiến sỹ Diện, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin - Tư liệu Viện Nghiên cứu Hán Nôm nhận định.
Qua trả lời của Chính quyền về điểm thứ sáu trong bản kiến nghị phản đối của công dân với thông báo gây tranh cãi, vốn nêu rõ: "Những người ký tên Kiến nghị yêu cầu làm rõ ai, bộ phận nào trong UBND TP Hà Nội quyết định ra thông báo này," Tiến sỹ Quang A cho BBC hay đã biết ai là người chịu trách nhiệm:
"Có một điểm UBND TP Hà Nội đã trả lời một cách rất rõ ràng là Thông báo yêu cầu chấm dứt biểu tình là của UBND Hà Nội và UBND TP Hà Nội chịu trách nhiệm hoàn toàn về thông báo đó."
"Nếu tiếp tục đối thoại, lắng nghe nhau, trên tinh thần xây dựng làm sao có lợi nhất cho đất nước, cho tất cả mọi người, thì tôi nghĩ sự hiểu biết chung, mẫu số chung có thể tìm thấy và sự bức xúc nó sẽ bớt đi"
Tiến sỹ Nguyễn Quang A
Ông Quang A tường thuật rằng qua cách trả lời của đại diện UBND Thành phố "có thể hiểu rằng có những sai sót về mặt thủ tục, hình thức, còn về nội dung, phía UBND TP Hà Nội cho rằng đã làm đúng thẩm quyền, đúng pháp luật."
Việc Bấm một số bài báo, chương trình truyền thông, truyền hình, đăng tải trên Truyền hình Hà Nội, báo Hà Nội Mới, báo An Ninh Thủ Đô v.v... được cho là "chỉ trích, bôi nhọ" các quần chúng, nhân sỹ, trí thức tham gia hoặc ủng hộ các cuộc biểu tình, theo ông đã được nhóm khách mời đề cập như một vấn đề riêng, và vị cựu Viện trưởng cho rằng tới đây, có thể Đài truyền hình Hà Nội, báo Hà Nội Mới, báo An Ninh Thủ Đô, và một số nhà báo, tác giả được cho là có hành vi "bôi xấu" sẽ bị yêu cầu phải "chịu trách nhiệm".
Tiến sỹ Quang A cũng cho hay vẫn tồn tại những khác biệt giữa hai bên, chẳng hạn xung quanh việc chính quyền có Bấm đàn áp biểu tình hay không, nhưng cho rằng tuyên bố trước báo chí của Trung Tướng Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc Công an Thành phố chiều 02/8 về việc Công an Hà Nội không chủ trương đàn áp người biểu tình yêu nước và bản thân cuộc đối thoại của Chính quyền hôm 27/8 có thể làm "hẹp lại" khoảng cách giữa "chính quyền và người tham gia biểu tình."
"Nếu tiếp tục đối thoại, lắng nghe nhau, trên tinh thần xây dựng làm sao có lợi nhất cho đất nước, cho tất cả mọi người, thì tôi nghĩ sự hiểu biết chung, mẫu số chung có thể tìm thấy và sự bức xúc nó sẽ bớt đi," ông nói.
Tuy nhiên ông Quang A không cho rằng ông có thể dự đoán đích xác được liệu sau cuộc đối thoại này, phong trào chính trị - xã hội biểu tình phản đối Trung Quốc, vì Hoàng Sa, Trường Sa như đã thấy diễn ra trong gần ba tháng qua ngay tại trung tâm của Thủ đô Hà Nội, có tiếp tục diễn ra nữa hay là không.
Mời quý vị bấm vào đường dẫn này để Bấm theo dõi cuộc phỏng vấn giữa BBC với Tiến sỹ Nguyễn Quang A.

Không có nhận xét nào: