Bức điện dẫn lời một viên chức chính trị của Đại sứ quán Anh ở Hà Nội nói bắt đầu từ khoảng Tết Canh Dần 2010 đã có thông tin website BBCVietnamese.com bị các nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) ở Việt Nam chặn truy cập.
Viên chức này nói Sứ quán Anh đang thu thập bằng chứng để tìm cách tiếp cận chính phủ Việt Nam về vấn đề này.
Theo Đại sứ quán Anh, việc chặn website của BBC diễn ra tương tự như quá trình chặn Facebook bắt đầu từ mùa thu năm 2009, tuy không nhất loạt như thế.
Đại sứ quán Mỹ cũng tổ chức một cuộc điều tra nhỏ và thấy rằng ISP lớn nhất Việt Nam là FPT cho phép một số người có thể truy cập được.
Một số người khác sử dụng dịch vụ cũng của FPT thì không thể vào được mạng của BBC.
'Sức mạnh Internet'
Bức điện của ông Michalak thuật lại rằng khi một nhân viên sứ quán gọi điện lên FPT để xin trợ giúp thì bản thân kỹ thuật viên công ty này thoạt đầu cũng không thể truy cập BBC.Sau đó người kỹ thuật viên tải lại trang và nói nay anh ta đã vào được trên máy tính của mình, không có vấn đề gì cả.
Thế nhưng nhân viên sứ quán làm thao tác tương tự thì không thành công.
Điện tín của ông Michalak dẫn nguồn Alexa, một dịch vụ thống kê lưu lượng truy cập, cho hay vào thời điểm đó trang web của BBC đứng thứ 48 trong số các trang được truy cập nhiều nhất ở Việt Nam, trong khi Facebook đứng thứ tám.
"Việc chặn website BBC đặc biệt đáng lo ngại vì đây là một website nhiều người đọc và là trang mạng thông tin bằng tiếng Việt duy nhất không chịu sự kiểm soát của chính phủ Việt Nam."
Đại sứ Michael Michalak
"Việc chặn website BBC đặc biệt đáng lo ngại vì đây là một website nhiều người đọc và là trang mạng thông tin bằng tiếng Việt duy nhất không chịu sự kiểm soát của chính phủ Việt Nam trong khi RFA và VOA đã không thể truy cập nếu không qua proxy."
Điện tín của ông đại sứ cũng nhận xét website BBC tiếng Việt là nguồn thông tin quan trọng về các vấn đề nhân quyền, thường xuyên đăng tải các chủ đề thời sự đang được bàn luận trên các blog.
Hiện trang Bấm BBC Tiếng Việt có chừng 65% bạn đọc thường xuyên đến từ Việt Nam.
Ngoài điện tín về BBC nói trên, loạt tài liệu vừa tung ra trên Wikileaks cũng đề cập tới nhiều chủ đề chính trị-xã hội khác, như tranh luận về Trường Sa ở trong nước, Hoa Kỳ huấn luyện Cảnh sát biển Việt Nam, người cùng quê Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra làm quan ở Hà Nội, các nhận xét về ông Võ Văn Kiệt, phát biểu của nhiều nhân vật chính trị Việt Nam, chuyện Canada mời Linh mục Nguyễn Văn Lý sang di trú, thực trạng người trong nước sang Hoa Kỳ mua nhà, và đề tài hoạt động dân chủ trong nước...
BBCVietnamese.com sẽ lần lượt giới thiệu các bài này với bạn đọc trong những ngày tới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét