Hình: AP
Trung Quốc sẽ trở thành một đại cường quân sự trước năm 2020, trong lúc quốc gia đông dân nhất thế giới này tiếp tục thu hẹp khoảng cách với Hoa Kỳ về công nghệ quốc phòng và nhanh chóng hiện đại hóa các trang thiết bị quân sự.
Ngũ Giác Đài đã cho biết như thế hôm thứ Tư vừa qua trong bản báo cáo hàng năm với Quốc hội Mỹ về tình hình quân sự của Trung Quốc.
Ông Michael Schiffer, Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng, cho báo chí biết rằng Washington quan tâm tới các kế hoạch phát triển quân lực - như hàng không mẫu hạm, phi đạn chống vệ tinh, phi đạn chống hàng không mẫu hạm, và chiến đấu cơ tàng hình, mà Trung Quốc đang theo đuổi.
Ông Schiffer đưa ra nhận định như sau:
"Đó là những hệ thống ngang tầm hoặc vượt trội các tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, những nỗ lực để hợp nhất các hệ thống và bệ bằng (platform) sẽ là một cột mốc then chốt của nỗ lực hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc trong tương lai. Chúng tôi tin rằng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang tiếp tục tiến đến mục tiêu có một lực lượng hiện đại, lấy khu vực làm trọng tâm, trước năm 2020. Mặc dù vậy, năng lực của Trung Quốc hiện nay trong việc sử dụng sức mạnh quân sự một cách liên tục ở những nơi xa vẫn còn hạn chế."
Ông Schiffer nói thêm rằng tốc độ và qui mô của những khoản đầu tư quân sự liên tục đang giúp cho Trung Quốc theo đuổi những khả năng mà chúng tôi tin là có thể gây bất ổn cho cán cân quân sự trong khu vực.
Các chuyên gia Ngũ Giác Đài cho biết sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc trên bề mặt là có mục đích ngăn chận sự can thiệp của các thế lực bên ngoài trong trường hợp xảy ra một vụ xung đột ở eo biển Đài Loan, nhưng trên thực tế Trung Quốc đang tiếp tục tăng cường khả năng phóng chiếu thực lực quân sự đến những vùng xa hơn ở khu vực tây Thái bình dương.
Họ cũng nói rằng hải quân Trung Quốc đang ngày càng chuyển nhiều nguồn lực từ Hạm đội Bắc Hải sang cho Hạm đội Nam Hải, làm gia tăng đáng kể sức mạnh của Trung Quốc ở Biển Đông đang có tranh chấp.
Báo cáo của Ngũ Giác Đài đã nhanh chóng gặp phải sự đả kích của giới hữu trách ở Bắc Kinh. Bình luận hôm thứ Năm của Tân Hoa Xã nói rằng Hoa Kỳ "lại một lần nữa dựng lên điều gọi là mối đe dọa của Trung Quốc”, và những nhận định của Washington là “một câu chuyện bịa đặt trắng trợn dựa trên sự phỏng đoán lung tung và lập luận thiếu lô gích.”
Bài báo nói thêm rằng Trung Quốc theo đuổi chính sách quốc phòng phòng ngự và có quyền xây dựng một lực lượng quân đội hùng mạnh để bảo vệ những lợi ích chiến lược và quyền lợi thương mại trải rộng khắp thế giới.
Tiến sĩ Mohan Malik, một chuyên gia về Trung Quốc của Trung tâm Nghiên cứu An ninh Á châu Thái bình dương ở Hawaii, cho rằng phúc trình của Ngũ Giác Đài phản ánh mối quan tâm của Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước láng giềng của Trung Quốc ở Đông Nam Á về việc Bắc Kinh không ngớt đầu tư vào những kỹ thuật và trang thiết bị quân sự có mục đích tấn công cùng với thái độ hung hãn của Trung Quốc hồi gần đây trong các vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo trong khu vực. Ông nói thêm như sau:
"Có một điều rất rõ ràng là chi tiêu quân sự của Trung Quốc đã vượt xa tốc độ tăng trưởng kinh tế của họ trong hai thập niên qua. Điều này cũng dẫn tới chỗ, mà theo tôi, nếu không phải là một cuộc chạy đua vũ trang thì ít nhất cũng là chỗ mà các nước khác đang bắt đầu gia tăng khả năng quốc phòng của mình. Cho nên chúng ta có thể thấy những dấu hiệu ban đầu của một cuộc chạy đua vũ trang ở Á châu Thái bình dương bắt nguồn từ việc Trung Quốc không ngừng tăng cường sức mạnh quân sự."
Giáo sư Malik cũng nhận xét như sau về chiến lược phát triển hiện nay của giới lãnh đạo ở Trung Nam Hải:
"Trung Quốc đang theo đuổi một chiến lược sức mạnh toàn diện để trở thành một đại cường thế giới – không giống như Nhật Bản chỉ là một cường quốc kinh tế; không giống như Liên Sô là đại cường quân sự nhưng có nền kinh tế yếu kém. Để đạt mục tiêu này họ đang xây dựng sức mạnh quốc gia dựa trên một cơ sở tốt đẹp về kinh tế, thương mại, khoa học và kỹ thuật. Rõ ràng là họ đang dựng lên những cột mốc mới, vạch ra những đường ranh mới cả trên bộ và trên biển xung quanh Trung Quốc. Đó chính là những gì mà một đại cường thế giới vẫn thường làm."
Giáo sư Malik cho biết trong lúc Trung Quốc gia tăng chi tiêu quân sự với tỉ lệ trung bình 12% mỗi năm trong suốt hai thập niên qua, chính phủ Hoa Kỳ đang gặp phải những áp lực cắt giảm chi tiêu, kể cả chi tiêu quốc phòng, vì vấn đề nợ nần và thâm hụt ngân sách. Giáo sư Malik nói:
"Như chúng ta đã thấy trong thời gian vừa qua, nhiều vụ việc đã xảy ra giữa hải quân Trung Quốc và Việt Nam, giữa Trung Quốc và Philippines, giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Những vụ việc như thế này xảy ra mỗi lúc một nhiều và khiến cho các nước phải tìm cách dựa vào Hoa Kỳ để đối trọng với Trung Quốc. Trong khi đó ngân sách quốc phòng của Hoa Kỳ đang trên đà co cụm."
Trong lúc chú tâm theo dõi những nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc, các chuyên gia an ninh ở Mỹ cũng đề cập tới một xu thế mới trong các hoạt động ngoại giao của Bắc Kinh.
Tiến Sĩ Phạm Hoàng An (Peter Pham), Giám đốc Chương trình Phi châu của Hội đồng Đại Tây Dương ở Washington, cho biết như sau về việc này:
"Trung Quốc đã chứng tỏ, ít ra là trong trường hợp Libya, một sự linh động rất đáng kể – một sự linh động mà chỉ 6 tháng trước đây không mấy ai có thể dự kiến. Là một nước luôn chống đối những hành động can thiệp ở những nước khác, Trung Quốc đã vì những quyền lợi của mình ở Libya – như tiếp cận các nguồn năng lượng và những hợp đồng khác, để đứng qua một bên cho Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc thông qua nghị quyết cho phép cộng đồng quốc tế can thiệp để bảo vệ thường dân Libya."
Nhà nghiên cứu người Mỹ gốc Việt này nói thêm như sau về đường lối ngoại giao có tính chất thực dụng mà giới lãnh đạo ở Bắc Kinh đang theo đuổi:
"Hiện nay Trung Quốc không thực hiện chính sách ngoại giao dựa trên những vấn đề có tính chất ý thức hệ như bất can thiệp hay những nguyên tắc đại loại như vậy. Thay vào đó họ thực hiện chính sách ngoại giao phần lớn là dựa trên quyền lợi quốc gia, trong đó có việc tiếp cận với các loại nguyên vật liệu và những hợp đồng cho các công ty quốc doanh. Sự linh động này đã được chứng tỏ ở Libya. Trước đó họ cũng theo đuổi một chính sách như vậy ở Sudan. Trung Quốc hậu thuẫn cho chính phủ ở Khartoum trong nhiều năm. Nhưng thời gian sau này, khi Nam Sudan rõ ràng là sẽ tách ra để trở thành một nước độc lập, Trung Quốc đã nhanh chóng thiết lập những mối quan hệ thân thiện với chính phủ ở Juba. Tất cả đều vì mục tiêu bảo vệ cho nguồn cung ứng tài nguyên thiên nhiên."
Trung Quốc cho biết ngân sách quốc phòng của họ cho năm 2011 là 601,1 tỉ nhân dân tệ (tương đương với 91,5 tỉ đô la), tăng 12,7% so với năm trước. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia quân sự tin rằng chi tiêu thật sự của Trung Quốc cho Quân đội Giải phóng Nhân dân, với quân số 2,3 triệu, cao hơn con số mà chính phủ đưa ra rất nhiều.
Ngũ Giác Đài đã cho biết như thế hôm thứ Tư vừa qua trong bản báo cáo hàng năm với Quốc hội Mỹ về tình hình quân sự của Trung Quốc.
Ông Michael Schiffer, Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng, cho báo chí biết rằng Washington quan tâm tới các kế hoạch phát triển quân lực - như hàng không mẫu hạm, phi đạn chống vệ tinh, phi đạn chống hàng không mẫu hạm, và chiến đấu cơ tàng hình, mà Trung Quốc đang theo đuổi.
Ông Schiffer đưa ra nhận định như sau:
"Đó là những hệ thống ngang tầm hoặc vượt trội các tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, những nỗ lực để hợp nhất các hệ thống và bệ bằng (platform) sẽ là một cột mốc then chốt của nỗ lực hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc trong tương lai. Chúng tôi tin rằng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang tiếp tục tiến đến mục tiêu có một lực lượng hiện đại, lấy khu vực làm trọng tâm, trước năm 2020. Mặc dù vậy, năng lực của Trung Quốc hiện nay trong việc sử dụng sức mạnh quân sự một cách liên tục ở những nơi xa vẫn còn hạn chế."
Ông Schiffer nói thêm rằng tốc độ và qui mô của những khoản đầu tư quân sự liên tục đang giúp cho Trung Quốc theo đuổi những khả năng mà chúng tôi tin là có thể gây bất ổn cho cán cân quân sự trong khu vực.
Các chuyên gia Ngũ Giác Đài cho biết sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc trên bề mặt là có mục đích ngăn chận sự can thiệp của các thế lực bên ngoài trong trường hợp xảy ra một vụ xung đột ở eo biển Đài Loan, nhưng trên thực tế Trung Quốc đang tiếp tục tăng cường khả năng phóng chiếu thực lực quân sự đến những vùng xa hơn ở khu vực tây Thái bình dương.
Họ cũng nói rằng hải quân Trung Quốc đang ngày càng chuyển nhiều nguồn lực từ Hạm đội Bắc Hải sang cho Hạm đội Nam Hải, làm gia tăng đáng kể sức mạnh của Trung Quốc ở Biển Đông đang có tranh chấp.
Báo cáo của Ngũ Giác Đài đã nhanh chóng gặp phải sự đả kích của giới hữu trách ở Bắc Kinh. Bình luận hôm thứ Năm của Tân Hoa Xã nói rằng Hoa Kỳ "lại một lần nữa dựng lên điều gọi là mối đe dọa của Trung Quốc”, và những nhận định của Washington là “một câu chuyện bịa đặt trắng trợn dựa trên sự phỏng đoán lung tung và lập luận thiếu lô gích.”
Bài báo nói thêm rằng Trung Quốc theo đuổi chính sách quốc phòng phòng ngự và có quyền xây dựng một lực lượng quân đội hùng mạnh để bảo vệ những lợi ích chiến lược và quyền lợi thương mại trải rộng khắp thế giới.
Tiến sĩ Mohan Malik, một chuyên gia về Trung Quốc của Trung tâm Nghiên cứu An ninh Á châu Thái bình dương ở Hawaii, cho rằng phúc trình của Ngũ Giác Đài phản ánh mối quan tâm của Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước láng giềng của Trung Quốc ở Đông Nam Á về việc Bắc Kinh không ngớt đầu tư vào những kỹ thuật và trang thiết bị quân sự có mục đích tấn công cùng với thái độ hung hãn của Trung Quốc hồi gần đây trong các vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo trong khu vực. Ông nói thêm như sau:
"Có một điều rất rõ ràng là chi tiêu quân sự của Trung Quốc đã vượt xa tốc độ tăng trưởng kinh tế của họ trong hai thập niên qua. Điều này cũng dẫn tới chỗ, mà theo tôi, nếu không phải là một cuộc chạy đua vũ trang thì ít nhất cũng là chỗ mà các nước khác đang bắt đầu gia tăng khả năng quốc phòng của mình. Cho nên chúng ta có thể thấy những dấu hiệu ban đầu của một cuộc chạy đua vũ trang ở Á châu Thái bình dương bắt nguồn từ việc Trung Quốc không ngừng tăng cường sức mạnh quân sự."
Giáo sư Malik cũng nhận xét như sau về chiến lược phát triển hiện nay của giới lãnh đạo ở Trung Nam Hải:
"Trung Quốc đang theo đuổi một chiến lược sức mạnh toàn diện để trở thành một đại cường thế giới – không giống như Nhật Bản chỉ là một cường quốc kinh tế; không giống như Liên Sô là đại cường quân sự nhưng có nền kinh tế yếu kém. Để đạt mục tiêu này họ đang xây dựng sức mạnh quốc gia dựa trên một cơ sở tốt đẹp về kinh tế, thương mại, khoa học và kỹ thuật. Rõ ràng là họ đang dựng lên những cột mốc mới, vạch ra những đường ranh mới cả trên bộ và trên biển xung quanh Trung Quốc. Đó chính là những gì mà một đại cường thế giới vẫn thường làm."
Giáo sư Malik cho biết trong lúc Trung Quốc gia tăng chi tiêu quân sự với tỉ lệ trung bình 12% mỗi năm trong suốt hai thập niên qua, chính phủ Hoa Kỳ đang gặp phải những áp lực cắt giảm chi tiêu, kể cả chi tiêu quốc phòng, vì vấn đề nợ nần và thâm hụt ngân sách. Giáo sư Malik nói:
"Như chúng ta đã thấy trong thời gian vừa qua, nhiều vụ việc đã xảy ra giữa hải quân Trung Quốc và Việt Nam, giữa Trung Quốc và Philippines, giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Những vụ việc như thế này xảy ra mỗi lúc một nhiều và khiến cho các nước phải tìm cách dựa vào Hoa Kỳ để đối trọng với Trung Quốc. Trong khi đó ngân sách quốc phòng của Hoa Kỳ đang trên đà co cụm."
Trong lúc chú tâm theo dõi những nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc, các chuyên gia an ninh ở Mỹ cũng đề cập tới một xu thế mới trong các hoạt động ngoại giao của Bắc Kinh.
Tiến Sĩ Phạm Hoàng An (Peter Pham), Giám đốc Chương trình Phi châu của Hội đồng Đại Tây Dương ở Washington, cho biết như sau về việc này:
"Trung Quốc đã chứng tỏ, ít ra là trong trường hợp Libya, một sự linh động rất đáng kể – một sự linh động mà chỉ 6 tháng trước đây không mấy ai có thể dự kiến. Là một nước luôn chống đối những hành động can thiệp ở những nước khác, Trung Quốc đã vì những quyền lợi của mình ở Libya – như tiếp cận các nguồn năng lượng và những hợp đồng khác, để đứng qua một bên cho Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc thông qua nghị quyết cho phép cộng đồng quốc tế can thiệp để bảo vệ thường dân Libya."
Nhà nghiên cứu người Mỹ gốc Việt này nói thêm như sau về đường lối ngoại giao có tính chất thực dụng mà giới lãnh đạo ở Bắc Kinh đang theo đuổi:
"Hiện nay Trung Quốc không thực hiện chính sách ngoại giao dựa trên những vấn đề có tính chất ý thức hệ như bất can thiệp hay những nguyên tắc đại loại như vậy. Thay vào đó họ thực hiện chính sách ngoại giao phần lớn là dựa trên quyền lợi quốc gia, trong đó có việc tiếp cận với các loại nguyên vật liệu và những hợp đồng cho các công ty quốc doanh. Sự linh động này đã được chứng tỏ ở Libya. Trước đó họ cũng theo đuổi một chính sách như vậy ở Sudan. Trung Quốc hậu thuẫn cho chính phủ ở Khartoum trong nhiều năm. Nhưng thời gian sau này, khi Nam Sudan rõ ràng là sẽ tách ra để trở thành một nước độc lập, Trung Quốc đã nhanh chóng thiết lập những mối quan hệ thân thiện với chính phủ ở Juba. Tất cả đều vì mục tiêu bảo vệ cho nguồn cung ứng tài nguyên thiên nhiên."
Trung Quốc cho biết ngân sách quốc phòng của họ cho năm 2011 là 601,1 tỉ nhân dân tệ (tương đương với 91,5 tỉ đô la), tăng 12,7% so với năm trước. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia quân sự tin rằng chi tiêu thật sự của Trung Quốc cho Quân đội Giải phóng Nhân dân, với quân số 2,3 triệu, cao hơn con số mà chính phủ đưa ra rất nhiều.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét