Một cách cụ thể, WikiLeaks đã công bố toàn văn các bức điện chủ yếu đánh đi từ Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội và Lãnh sự quán Mỹ tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng cũng có thêm một số tài liệu từ nơi khác như Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Phnom Penh, ở Bắc Kinh hoặc lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô (Trung Quốc)...
Trong số các tài liệu được WikiLeaks công bố lần này, bức điện xưa nhất được viết vào ngày 25/04/2000, do Sứ quán My ở Hà Nội gởi đi nói về chuyến đi thăm Nam Định của đại sứ Mỹ thời ấy. Còn bức điện gần đây nhất được soạn thảo ngày 26/02/2010, đề cập đến 2 trường hợp người bị nhiễm virus cúm gia cầm.
Từ năm ngoái, khi WikiLeaks bắt đầu tiết lộ các bức điện mật của ngành ngoại giao Mỹ, mới chỉ có một vài bức có liên quan đến Việt Nam, chẳng hạn như công điện ngày 10/09/2009 - bàn về những người có thể được Đại hội Đảng Cộng sản đầu năm 2011 bầu lên lãnh đạo Việt Nam - hay tài liệu gởi về Bộ ngoại giao Mỹ ngày 20/01/2010 giải thích vì sao phái bộ Hoa Kỳ tại Việt Nam cho rằng không nên xếp Việt Nam trở lại danh sách đen của các nước vi phạm quyền tự do tôn giáo CPC.
Lần này là cả ngàn bức điện được công bố, liệt kê trong tổng cộng 55 trang, mỗi trang gồm 50 tài liệu. Nội dung rất đa dạng, đề cập đến mọi vấn đề, từ kinh tế, xã hội, cho đến ngoại giao, nhân quyền hay quan hệ Việt - Mỹ. Nhiều sự kiện nóng bỏng đã được tường trình và phân tích, như chiến dịch xua đuổi các tăng ni Làng Hồng thuộc Tu viện Bát Nhã ở Lâm Đồng năm 2009, hay việc ban hành nghị định 97, cũng vào năm 2009, tiến tới vụ Viện Nghiên cứu Phát triển IDS mà Tiến sĩ Nguyễn Quang A làm chủ tịch phải tự giải tán.
Quan hệ tay ba Việt Nam, Trung Quốc, và Hoa Kỳ lẽ dĩ nhiên đã được các nhà ngoại giao Mỹ tại hiện trường nêu bật trong các bức điện gởi về nước với mục tiêu góp ý cho chính sách mà Washington cần thúc đẩy với Hà Nội.
Trong bức điện gởi về Mỹ ngày 05/01/2010 chẳng hạn, nhằm cung cấp thông tin về quan điểm của Việt Nam đối với Hoa Kỳ, chuẩn bị cho chuyến đi thăm của một phái đoàn Quốc hội Mỹ do Thượng Nghị Sĩ Bond dẫn đầu, nguyên đại sứ Mỹ Michalak đã nhận định rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Theo bức điện này, Trung Quốc vẫn là mối quan ngại chiến lược trọng yếu của Việt Nam. Hà Nội nhận thức rất rõ thế mất cân bằng quyền lực của mình so với Bắc Kinh và luôn cảnh giác tránh làm mích lòng nước láng giềng. Việt Nam, theo bức điện, cũng không hề ảo tưởng rằng bằng cách nào đó, có thể dùng Hoa Kỳ, Nga, hay Nhật Bản để "cân bằng" với Trung Quốc.
Ngoài ra, cũng theo bức điện, Đảng Cộng sản Việt Nam không thể để cho dư luận trong nước trực diện chống lại Trung Quốc vì sợ rằng nếu thả lỏng cho tinh thần dân tộc được thể hiện, sau khi chĩa mũi dùi vào Trung Quốc, xu hướng dân tộc này có thể dễ dàng quay trở lại công kích chính bản thân Đảng.
Chính vì thế mà Việt Nam tìm cách duy trì một mối quan hệ thân hữu và ổn định nhất có thể được với Trung Quốc, nhưng đồng thời thận trọng bồi dưỡng các quan hệ song phương đa dạng, lồng các quan hệ này vào trong một khuôn khổ đa phương. Trong bối cảnh đó, theo cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam, quan hệ song phương Việt Nam Hoa Kỳ có vị trí rất tốt, cho dù Việt Nam vẫn thận trọng không muốn thúc đẩy hợp tác với Mỹ đi quá xa, quá nhanh, sao cho khỏi đối kháng Trung Quốc.
Căng thẳng gần đây tại Biển Đông cũng được ông Michalak phân tích. Theo ông, tâm lý nghi kỵ Trung Quốc vẫn nằm sâu trong tâm khảm của người Việt Nam, được hận thù lịch sử và thái độ uất ức do tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông nuôi dưỡng.
Theo bức điện, Việt Nam đã rất chú ý tới sự kiện Trung Quốc quấy rối tàu Impeccable của Mỹ vào tháng 03/2009, và có thể là điều đó đã khiến cho Bộ Quốc phòng Việt Nam quyết định bay ra thăm tàu sân bay Stennis. Ngoài ra, buổi điều trần về Biển Đông do Thượng nghị sĩ Jim Webb tổ chức hồi mùa hè cũng được Việt Nam tiếp nhận tích cực.
Cựu đại sứ Mỹ đã nhắc lại chính sách xuyên suốt của Mỹ là giữ trung lập trong cuộc tranh chấp chủ quyền pháp lý giữa các nước ở Biển Đông, nhưng rất quan tâm đến việc duy trì quyền tự do hàng hải, cũng như khả năng tiến hành các hoạt động hợp pháp của tàu hải quân Hoa Kỳ trong vùng.
Trong số các tài liệu được WikiLeaks công bố lần này, bức điện xưa nhất được viết vào ngày 25/04/2000, do Sứ quán My ở Hà Nội gởi đi nói về chuyến đi thăm Nam Định của đại sứ Mỹ thời ấy. Còn bức điện gần đây nhất được soạn thảo ngày 26/02/2010, đề cập đến 2 trường hợp người bị nhiễm virus cúm gia cầm.
Từ năm ngoái, khi WikiLeaks bắt đầu tiết lộ các bức điện mật của ngành ngoại giao Mỹ, mới chỉ có một vài bức có liên quan đến Việt Nam, chẳng hạn như công điện ngày 10/09/2009 - bàn về những người có thể được Đại hội Đảng Cộng sản đầu năm 2011 bầu lên lãnh đạo Việt Nam - hay tài liệu gởi về Bộ ngoại giao Mỹ ngày 20/01/2010 giải thích vì sao phái bộ Hoa Kỳ tại Việt Nam cho rằng không nên xếp Việt Nam trở lại danh sách đen của các nước vi phạm quyền tự do tôn giáo CPC.
Lần này là cả ngàn bức điện được công bố, liệt kê trong tổng cộng 55 trang, mỗi trang gồm 50 tài liệu. Nội dung rất đa dạng, đề cập đến mọi vấn đề, từ kinh tế, xã hội, cho đến ngoại giao, nhân quyền hay quan hệ Việt - Mỹ. Nhiều sự kiện nóng bỏng đã được tường trình và phân tích, như chiến dịch xua đuổi các tăng ni Làng Hồng thuộc Tu viện Bát Nhã ở Lâm Đồng năm 2009, hay việc ban hành nghị định 97, cũng vào năm 2009, tiến tới vụ Viện Nghiên cứu Phát triển IDS mà Tiến sĩ Nguyễn Quang A làm chủ tịch phải tự giải tán.
Quan hệ tay ba Việt Nam, Trung Quốc, và Hoa Kỳ lẽ dĩ nhiên đã được các nhà ngoại giao Mỹ tại hiện trường nêu bật trong các bức điện gởi về nước với mục tiêu góp ý cho chính sách mà Washington cần thúc đẩy với Hà Nội.
Trong bức điện gởi về Mỹ ngày 05/01/2010 chẳng hạn, nhằm cung cấp thông tin về quan điểm của Việt Nam đối với Hoa Kỳ, chuẩn bị cho chuyến đi thăm của một phái đoàn Quốc hội Mỹ do Thượng Nghị Sĩ Bond dẫn đầu, nguyên đại sứ Mỹ Michalak đã nhận định rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Theo bức điện này, Trung Quốc vẫn là mối quan ngại chiến lược trọng yếu của Việt Nam. Hà Nội nhận thức rất rõ thế mất cân bằng quyền lực của mình so với Bắc Kinh và luôn cảnh giác tránh làm mích lòng nước láng giềng. Việt Nam, theo bức điện, cũng không hề ảo tưởng rằng bằng cách nào đó, có thể dùng Hoa Kỳ, Nga, hay Nhật Bản để "cân bằng" với Trung Quốc.
Ngoài ra, cũng theo bức điện, Đảng Cộng sản Việt Nam không thể để cho dư luận trong nước trực diện chống lại Trung Quốc vì sợ rằng nếu thả lỏng cho tinh thần dân tộc được thể hiện, sau khi chĩa mũi dùi vào Trung Quốc, xu hướng dân tộc này có thể dễ dàng quay trở lại công kích chính bản thân Đảng.
Chính vì thế mà Việt Nam tìm cách duy trì một mối quan hệ thân hữu và ổn định nhất có thể được với Trung Quốc, nhưng đồng thời thận trọng bồi dưỡng các quan hệ song phương đa dạng, lồng các quan hệ này vào trong một khuôn khổ đa phương. Trong bối cảnh đó, theo cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam, quan hệ song phương Việt Nam Hoa Kỳ có vị trí rất tốt, cho dù Việt Nam vẫn thận trọng không muốn thúc đẩy hợp tác với Mỹ đi quá xa, quá nhanh, sao cho khỏi đối kháng Trung Quốc.
Căng thẳng gần đây tại Biển Đông cũng được ông Michalak phân tích. Theo ông, tâm lý nghi kỵ Trung Quốc vẫn nằm sâu trong tâm khảm của người Việt Nam, được hận thù lịch sử và thái độ uất ức do tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông nuôi dưỡng.
Theo bức điện, Việt Nam đã rất chú ý tới sự kiện Trung Quốc quấy rối tàu Impeccable của Mỹ vào tháng 03/2009, và có thể là điều đó đã khiến cho Bộ Quốc phòng Việt Nam quyết định bay ra thăm tàu sân bay Stennis. Ngoài ra, buổi điều trần về Biển Đông do Thượng nghị sĩ Jim Webb tổ chức hồi mùa hè cũng được Việt Nam tiếp nhận tích cực.
Cựu đại sứ Mỹ đã nhắc lại chính sách xuyên suốt của Mỹ là giữ trung lập trong cuộc tranh chấp chủ quyền pháp lý giữa các nước ở Biển Đông, nhưng rất quan tâm đến việc duy trì quyền tự do hàng hải, cũng như khả năng tiến hành các hoạt động hợp pháp của tàu hải quân Hoa Kỳ trong vùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét