Chuyên gia Mỹ cho rằng, không thể gạt Mỹ ra ngoài vấn đề biển Đông, xung đột quân sự trên biển Đông còn cách chúng ta rất xa.
8 giờ tối ngày 1/6 (giờ Bắc Kinh), Hội nghị An ninh châu Á lần thứ 11 (còn gọi là Đối thoại Shangri-La) đã khai mạc tại khách sạn Shangri-La, Singapore.
Sau buổi họp báo trước buổi khai mạc, một trong những người phát ngôn của hội nghị lần này, cựu quan chức Mỹ kiêm chuyên gia nghiên cứu chiến lược quốc tế London, ông Mark Fitzpatrick đã trả lời phỏng vấn báo "Hoàn Cầu". Khi nói về vấn đề biển Đông, ông cho rằng, Mỹ bị gạt ra ngoài vấn đề biển Đông không phải là thực tế.
Liệu Đối thoại Shangri-La lần này có phải là cơ hội cực tốt cho một số nước Đông Nam Á liên kết tấn công Trung Quốc hay không? Fitzpatrick cho rằng, Đối thoại Shangri-La không phải là diễn thuyết, mà là một diễn đàn. Tại một diễn đàn như vậy, đại diện các nước đều có thể dùng các hình thức để nói lên chủ trương của họ. Nếu trong đó có người muốn chỉ trích thì cũng là một việc làm bình thường.
Về mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc, Fitzpatrick cho rằng, Trung Quốc trỗi dậy trên nhiều phương diện, sự bành trướng về sức mạnh quân sự thực ra là một phần của sự bành trướng về sức mạnh kinh tế. Có những lo ngại về sự không minh bạch từ chính sách quốc phòng của Trung Quốc, đồng thời quan ngại về sức mạnh mà Trung Quốc đang phô diễn. Hiện nay, Trung Quốc tiếp tục phô diễn các hành vi “cơ bắp” của họ.
Về vị trí của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông và con đường tốt nhất để giải quyết tranh chấp hiện nay, Fitzpatrick cho rằng, phương pháp giải quyết tốt nhất tranh chấp biển Đông vẫn là các nước có lợi ích tiến hành đàm phán bằng biện pháp ngoại giao, do đại diện các nước ngồi với nhau và đưa ra chủ trương của mình. Chắc chắn, các nước đều muốn có cơ hội này, tiến hành một cuộc đàm phán đa phương.
Đối với việc Trung Quốc kiên trì đòi đàm phán song phương để bẻ từng chiếc đũa, Fitzpatrick cho rằng, vấn đề biển Đông không phải là vấn đề song phương, bởi vì có tới 4 quốc gia liên quan, tranh chấp lãnh thổ giữa các nước này có chồng lấn. Như vậy, tranh chấp lãnh thổ của nhiều nước ở cùng một vùng biển ít nhất không thể coi là vấn đề song phương.
Trên thực tế, đối với Trung Quốc, vấn đề quan trọng nhất là Mỹ có can dự hay không. Mặc dù Mỹ không có liên quan trực tiếp với biển Đông, nhưng đều đã xây dựng quan hệ chặt chẽ với các nước có lợi ích liên quan. Sự can dự của Mỹ sẽ có lợi cho việc thúc đẩy đàm phán ngoại giao hòa bình.
Theo Fitzpatrick, sự can dự của Mỹ góp phần thúc đẩy đàm phán đa phương. Không có bất cứ lý do gì ngăn cản Mỹ đóng vai trò như vậy. Mặc dù Mỹ không có lãnh thổ ở châu Á, nhưng Mỹ đều có quan hệ đồng minh với nhiều nước. Trong vấn đề biển Đông, gạt Mỹ ra ngoài không phải là thực tế.
Về khả năng tranh chấp biển Đông leo thang thành xung đột quân sự, Fitzpatrick cho rằng, nói về xung đột quân sự vẫn còn quá sớm, khoảng cách này hiện còn rất xa.
Xung quanh những tác động đối với tình hình an ninh khu vực, nhất là đối với Trung Quốc từ sự quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, Fitzpatrick cho rằng, việc dùng từ "quay trở lại" có chút cường điệu, bởi vì Mỹ chưa bao giờ rời khỏi châu Á-Thái Bình Dương.
Nhưng, Mỹ hiện nay đã thực sự ý thức được tình hình kinh tế không ngừng tăng trưởng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chắc chắn Mỹ muốn duy trì hiện diện ở khu vực ngày càng thịnh vượng này, châu Á-Thái Bình Dương đã trở thành một khu vực thịnh vượng trên thế giới.
Fitzpatrick nói, Mỹ và các nước khác trên thế giới đã nhận thức được đầy đủ vai trò ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc, đặc biệt là vị thế quan trọng của họ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Đối thoại Shangri-La là cơ hội cực tốt cho Trung Quốc và các nước tăng cường quyền phát ngôn. Chúng ta đang nỗ lực xây dựng một bức tranh an ninh khu vực hoàn chỉnh (Regional Security Architecture), còn Trung Quốc là một người chơi rất quan trọng.
Fitzpatrick cho rằng, Trung Quốc không nằm trong loạn lạc chiến tranh, hiện tại cũng chưa tham gia chiến tranh với nước nào. Nhưng những hành động của Trung Quốc khiến các nước khác khó lý giải, vì vậy cần phải ngồi xuống để nói chuyện, để hiểu được những vấn đề còn chưa biết.
Đông Bình (nguồn báo Hoàn Cầu)
Mark Fitzpatrick - cựu quan chức Mỹ, chuyên gia nghiên cứu chiến lược quốc tế London. |
8 giờ tối ngày 1/6 (giờ Bắc Kinh), Hội nghị An ninh châu Á lần thứ 11 (còn gọi là Đối thoại Shangri-La) đã khai mạc tại khách sạn Shangri-La, Singapore.
Sau buổi họp báo trước buổi khai mạc, một trong những người phát ngôn của hội nghị lần này, cựu quan chức Mỹ kiêm chuyên gia nghiên cứu chiến lược quốc tế London, ông Mark Fitzpatrick đã trả lời phỏng vấn báo "Hoàn Cầu". Khi nói về vấn đề biển Đông, ông cho rằng, Mỹ bị gạt ra ngoài vấn đề biển Đông không phải là thực tế.
Liệu Đối thoại Shangri-La lần này có phải là cơ hội cực tốt cho một số nước Đông Nam Á liên kết tấn công Trung Quốc hay không? Fitzpatrick cho rằng, Đối thoại Shangri-La không phải là diễn thuyết, mà là một diễn đàn. Tại một diễn đàn như vậy, đại diện các nước đều có thể dùng các hình thức để nói lên chủ trương của họ. Nếu trong đó có người muốn chỉ trích thì cũng là một việc làm bình thường.
Về mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc, Fitzpatrick cho rằng, Trung Quốc trỗi dậy trên nhiều phương diện, sự bành trướng về sức mạnh quân sự thực ra là một phần của sự bành trướng về sức mạnh kinh tế. Có những lo ngại về sự không minh bạch từ chính sách quốc phòng của Trung Quốc, đồng thời quan ngại về sức mạnh mà Trung Quốc đang phô diễn. Hiện nay, Trung Quốc tiếp tục phô diễn các hành vi “cơ bắp” của họ.
Trung Quốc ra sức phô diễn "cơ bắp" trên biển Đông. |
Về vị trí của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông và con đường tốt nhất để giải quyết tranh chấp hiện nay, Fitzpatrick cho rằng, phương pháp giải quyết tốt nhất tranh chấp biển Đông vẫn là các nước có lợi ích tiến hành đàm phán bằng biện pháp ngoại giao, do đại diện các nước ngồi với nhau và đưa ra chủ trương của mình. Chắc chắn, các nước đều muốn có cơ hội này, tiến hành một cuộc đàm phán đa phương.
Đối với việc Trung Quốc kiên trì đòi đàm phán song phương để bẻ từng chiếc đũa, Fitzpatrick cho rằng, vấn đề biển Đông không phải là vấn đề song phương, bởi vì có tới 4 quốc gia liên quan, tranh chấp lãnh thổ giữa các nước này có chồng lấn. Như vậy, tranh chấp lãnh thổ của nhiều nước ở cùng một vùng biển ít nhất không thể coi là vấn đề song phương.
Trên thực tế, đối với Trung Quốc, vấn đề quan trọng nhất là Mỹ có can dự hay không. Mặc dù Mỹ không có liên quan trực tiếp với biển Đông, nhưng đều đã xây dựng quan hệ chặt chẽ với các nước có lợi ích liên quan. Sự can dự của Mỹ sẽ có lợi cho việc thúc đẩy đàm phán ngoại giao hòa bình.
Theo Fitzpatrick, sự can dự của Mỹ góp phần thúc đẩy đàm phán đa phương. Không có bất cứ lý do gì ngăn cản Mỹ đóng vai trò như vậy. Mặc dù Mỹ không có lãnh thổ ở châu Á, nhưng Mỹ đều có quan hệ đồng minh với nhiều nước. Trong vấn đề biển Đông, gạt Mỹ ra ngoài không phải là thực tế.
Mỹ không thể không can dự tranh chấp biển Đông. |
Về khả năng tranh chấp biển Đông leo thang thành xung đột quân sự, Fitzpatrick cho rằng, nói về xung đột quân sự vẫn còn quá sớm, khoảng cách này hiện còn rất xa.
Xung quanh những tác động đối với tình hình an ninh khu vực, nhất là đối với Trung Quốc từ sự quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, Fitzpatrick cho rằng, việc dùng từ "quay trở lại" có chút cường điệu, bởi vì Mỹ chưa bao giờ rời khỏi châu Á-Thái Bình Dương.
Nhưng, Mỹ hiện nay đã thực sự ý thức được tình hình kinh tế không ngừng tăng trưởng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chắc chắn Mỹ muốn duy trì hiện diện ở khu vực ngày càng thịnh vượng này, châu Á-Thái Bình Dương đã trở thành một khu vực thịnh vượng trên thế giới.
Fitzpatrick nói, Mỹ và các nước khác trên thế giới đã nhận thức được đầy đủ vai trò ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc, đặc biệt là vị thế quan trọng của họ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Đối thoại Shangri-La là cơ hội cực tốt cho Trung Quốc và các nước tăng cường quyền phát ngôn. Chúng ta đang nỗ lực xây dựng một bức tranh an ninh khu vực hoàn chỉnh (Regional Security Architecture), còn Trung Quốc là một người chơi rất quan trọng.
Fitzpatrick cho rằng, Trung Quốc không nằm trong loạn lạc chiến tranh, hiện tại cũng chưa tham gia chiến tranh với nước nào. Nhưng những hành động của Trung Quốc khiến các nước khác khó lý giải, vì vậy cần phải ngồi xuống để nói chuyện, để hiểu được những vấn đề còn chưa biết.
Tàu chiến đấu ven biển của Hải quân Mỹ sẽ đến thường trú ở Singapore, chốt "yết hầu" của kinh tế Trung Quốc - Eo biển Malacca - tuyến đường hàng hải nối liền biển Đông. Trong hình là tàu chiến đấu ven biển USS Independence LCS-2 của Hải quân Mỹ. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét