Tudo4VN: Đây là một kế hoạch áp lực kinh tế chính trị, trong chính sách xâm lăng của TQ tại Biển Đông. Chúng ta có thể hiểu TQ đã xâm lăng VN từ Chính trị, Kinh tế, và Quân sự, một sự xâm lăng toàn diện, VN đứng trước quyết định “Chiến hay hòa”. Chiến đấu bảo vệ tổ quốc thì giử được biển đảo, nhu nhược giản hòa thì mất Biển Đông. CSVN và Nhân dân phải làm sao để giử nước?
VietBao.com
TQ Hối Thúc Hãng BP, Exxon Rời Các Mỏ Dầu Đã Ký Với VN; Mỹ: Hoa Kỳ cần duy trì quan hệ tốt với TQ vì hòa bình, thịnh vượng
Biển Đông không ngừa sóng gió: Đặc biệt RFI cho biết rằng TQ hối thúc các hãng dầu quốc tế rút khỏi hợp đồng thăm dò dầu khí với Việt Nam.
Hôm 28-6-2012, bản tin VOA ghi theo tin của Tân Hoa Xã, cho biết phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh nói rằng Trung Quốc phản đối bất kỳ hành động khiêu khích quân sự nào của Việt Nam phát xuất từ những hoạt động tuần tiễu trên không mà Việt Nam thực hiện ở quần đảo Nam Sa.
Đây là quần đảo mà Việt Nam gọi là Trường Sa và đang có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei.
Phát biểu tại cuộc họp báo thường lệ ở Bắc Kinh hôm thứ năm, ông Cảnh Nhạn Sinh nói rằng Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa và vùng biển lân cận, và phản đối mọi hành động khiêu khích quân sự.
VOA ghi thêm, rằng Ông Cảnh Nhạn Sinh đưa ra tuyên bố vừa kể hai ngày sau khi chính phủ ở Hà Nội lên tiếng phản đối việc Trung Quốc mời thầu quốc tế cho 9 lô dầu khí trong vùng biển mà Việt Nam khẳng định là hoàn toàn thuộc chủ quyền của mình.
Trong khi đó, bản tin RFI cho biết Trung Quốc sẽ đặt cơ quan quân sự ở thành phố Tam Sa, bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa.
Bản tin nói rằng, theo tin từ Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc ngày 28/08/2012, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh vừa cho biết là quân đội nước này sẽ nghiên cứu vấn đề đặt cơ quan quân sự ở thành phố Tam Sa. Đây là thành phố mà Quốc vụ viện Trung Quốc vừa phê chuẩn việc thành lập, với phạm vi quản lý bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
RFI cũng ghi rằng, theo tờ Financial Times ngày 27/06/2012, các nhà phân tích và các nhà ngoại giao nhận định rằng hành động của CNOOC, mà chắc là đã có sự chấp thuận từ giới lãnh đạo cao cấp Bắc Kinh, thể hiện một sự leo thang trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông. Điều này đặt các tập đoàn dầu khí quốc tế vào một tình thế khó khăn, vì họ thăm dò dầu khí tại một khu vực đụng tới quyền lợi của hai nước. Cả hai tập đoàn ExxonMobil và Gazprom đều làm ăn với hai nước Việt Nam, Trung Quốc.
Theo tiết lộ từ các bức điện ngoại giao của Mỹ, cũng như theo nguồn tin từ giới công nghiệp dầu khí, Bắc Kinh đã thúc giục các tập đoàn dầu khí quốc tế, kể cả BP và ExxonMobil rút ra khỏi các hợp đồng thăm dò dầu khí với Việt Nam.
Tập đoàn ExxonMobil thì đã tuyên bố «chủ quyền là một vấn đề mà chỉ có các chính phủ mới có thể giải quyết». Còn Gazprom thì khẳng định là các dự án của họ trong vùng hải phận Việt Nam là không thuộc khu vực tranh chấp, đúng như quan điểm chính thức của Hà Nội.
Cũng tin từ RFI cho biết Hoa Kỳ đang thúc đẩy việc thông qua Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông.
Bản tin RFI cho biết:
“Tại hội nghị Washington ngày 27/06/2012, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Campbell đã tuyên bố: Hoa Kỳ phải duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc «vì hòa bình và thịnh vượng trong khu vực»…”
Không rõ, có phải Hoa Kỳ nhắn gửi rằng Mỹ vẫn đứng ngoàì các tranh chấp chủ quyền Biển Đông mà chỉ cần thông thương hàng hải?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét