Từng một thời được coi là một hứa hẹn kinh tế của nước Việt Nam hậu chiến, ngày nay Vinalines bị xem là bằng chứng điển hình của một sự sai lầm toàn diện.
Tổng Công ty Hàng hải Vinalines bị oằn vai vì phải gánh một lực lượng nhân công cồng kềnh, một loạt tàu vẫn đang tiếp tục gây lỗ và hơn 2 tỷ đô la tiền nợ.
Cựu Chủ tịch Dương Chí Dũng hiện đang lẩn trốn và bị cáo buộc “cố ý làm trái quy định của nhà nước”. Mới tuần trước, Interpol đã ra trát truy nã quốc tế ông Dũng.
Các nhà phân tích nói rằng Vinalines điển hình cho lĩnh vực kinh tế quốc doanh đại diện cho 1/3 nền kinh tế của Việt Nam nhưng lĩnh vực này lại tràn ngập nạn quan liêu bè phái.
Ông Jonathan Pincus, Giám đốc Đào tạo, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại Thành phố Hồ Chí Minh, nói cũng giống như nhiều công ty quốc doanh tại Việt Nam, Vinalines được hưởng nhiều ưu đãi tín dụng và những quyền lợi khác như đất đai nhưng lại không bị chính phủ kiểm soát và điều hành một cách thích đáng.
Ông nói: “Những công ty này vẫn hoạt động trong vòng bí mật đã quá lâu và nay đã tới lúc phải chấm dứt sự hoạt động này”.
Ông nói rằng cổ phần các công ty quốc doanh được bán trên thị trường chứng khoán Việt Nam và cho những công ty cũng hoạt động có tính cách quốc nội như Vinalines.
Trong khi đó, các công ty quốc doanh của Trung Quốc, như Cosco, hoạt động trên thị trường quốc tế và bán cổ phần của mình ở Hong Kong hay Singapore, nơi sự kiểm soát và quy định có tính chặt chẽ hơn.
Ông Pincus nói chính phủ Việt Nam cũng ra thông báo công nhận rằng việc kiểm soát, kỷ luật các công ty quốc doanh là điều cần thiết và Đảng Cộng sản Việt Nam cũng kêu gọi tái cấu trúc các công ty quốc doanh.
Tuy nhiên, ông cho hay nay người ta phải chờ xem chính phủ thực sự nghĩ như thế nào khi họ nói tới vấn đề tái cấu trúc.
Theo ông Pincus, một số dấu hiệu bên trong Đảng cho thấy đã có sự mất kiên nhẫn trước những vụ tai tiếng liên tiếp.
ABC/Reuters
________
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét