Pages

Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012

Trung Quốc có thể dạy Việt Nam một bài học mới không ?


Vũ Đức Khanh

Việt Nam thông qua một luật hàng hải mới, đưa đến khẳng định quyết liệt hơn về những quần đảo đang tranh chấp.

Ngày 21 tháng sáu, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển Việt Nam, vốn lập tức bị phía Trung Quốc chỉ trích. Điều luật này quy định tình trạng pháp lý các quần đảo của Việt Nam và chủ quyền biển theo Công ước năm 1982 của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, vốn cũng bao gồm quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Việc khẳnh định chủ quyền trên các quần đảo này theo quy định của pháp luật đã tạo nên mối phiền muộn vô ích của Trung Quốc và mở ra một chương khác trong các tranh chấp đang diễn ra ở Biển Đông.

Để đáp ứng với bất kỳ giả tưởng, sự thật hay mơ hồ nào, liệu Trung Quốc có thể dạy cho Việt Nam một bài học hay không ?

Một loạt các xung đột

Cuộc cãi nhau về Luật Hàng hải Việt Nam này chỉ là một trong các cuộc xung đột dài lâu giữa Trung Quốc và Việt Nam. Nguồn gốc của Việt Nam có nguồn từ trong lịch sử Trung Quốc và lịch sử của đất nước này từng bị hư hại bởi các thời kỳ xung đột phong kiến, thực dân áp bức, và chiến tranh dân sự. Mặc dù các đảng cai trị của mỗi nước cùng treo lá cờ của chủ nghĩa cộng sản, từng là bạn hoặc thù khi cần thiết, thực sự hai bên đã không hề có tình cảm chân thực với nhau.

Dù chiến tranh đã xảy ra giữa hai nước, cuộc chiến cuối cùng giữa một nước Việt Nam độc lập và Trung Quốc là cuộc chiến tranh Trung-Việt năm 1979, phần lớn có nguyên nhân từ cuộc xâm lược, lật đổ chế độ Khờ Me Đỏ do Trung Quốc ủng hộ ở Cambodia một tháng trước đó. Cuộc chiến tranh Trung-Việt đã chứng kiến lực lượng Trung Quốc xâm nhập các khu vực miền Bắc Việt Nam, cuối cùng chuyển thành một cuộc chiến tranh biên giới giữa hai nước. Việt Nam, được cung cấp bởi tin tức tình báo từ Liên Xô (một đồng minh của Việt Nam và là một đối thủ của Trung Quốc), đã có thể phản ứng thích đáng và giữ không để cuộc chiến lan rộng xa hơn về phía nam. Thương vong đã lên đến hàng ngàn nhân mạng và chẳng có gì đã thay đổi vì cuộc chiến tranh vốn đã kết thúc sau đó một tháng. Cả hai bên đều tuyên bố là mình kẻ chiến thắng, mặc dù những cuộc đụng độ nhỏ vẫn tiếp tục vào những năm 1980.

Khẳng định muốn dạy Việt Nam một bài bọc của Đặng Tiểu Bình đã thất bại trong mục tiêu muốn sa thải Hà Nội nhưng cuối cùng đã củng cố mối thù địch giữa hai nước láng giềng. Mối thù ấy đã giảm đi vào những năm 1990, nhưng các tranh chấp về Trường Sa và Hoàng Sa lại tiếp tục gây tai họa cho cả hai nước.

Rõ ràng là Trung Quốc có khả năng thực hiện những chiến dịch quân sự nhỏ chống lại Việt Nam. Kể từ năm 1979, Trung Quốc đã không chỉ phát triển kinh tế, đất nước này cũng đã tiến hành các biện pháp cải thiện khả năng quân sự của mình. Họ không còn là một quốc gia chủ về nộng nghiệp mà là một đất nước hiện đại hóa. Vấn đề không phải là việc Trung Quốc có thể "dạy cho Việt Nam một bài học" hay không. Vấn đề đặt ra là liệu Trung Quốc có chia xẻ bài học ấy hay không.

Có, nhưng ...

Trong thế giới toàn cầu hóa này, sức mạnh quân sự giữa các quốc gia hiếm khi được sử dụng như một phản ứng đầu tiên. Chính tiền bạc là ngôi vị tối cao không phải súng đạn, và Trung Quốc, là một cường quốc kinh tế chứ không phải một đất nước tù túng như một thời họ đã từng, các mối đe dọa về kinh tế có khả năng làm được nhiều hơn là sức mạnh của quân sự. Ngày nay, không khí địa chính trị của năm 1979 và thời Chiến tranh Lạnh không còn tồn tại nữa. Hoa Kỳ, mệt mỏi từ Afghanistan và Iraq, không thể so sánh được với đối tác của mình sau chiến tranh Việt Nam. Mặc dù đã rút quân khỏi Iraq và dần dần giảm bớt ở Afghanistan, Hoa Kỳ đã rút lui khỏi vũ đài quốc tế không phải chỉ để ngậm nhấm vết thương của mình, bằng chứng là cuộc chuyển trục của họ sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Liên Xô, đối thủ chính của Hoa Kỳ trong suốt nửa sau của thế kỷ 20 xem như đã biến mất. Chiến tranh giữa các nước đang ngày càng hiếm hoi với bản chất mơ hồ và không thể đoán trước được của khủng bố và nạn cướp biển đang chứng tỏ là mối đe dọa lớn nhất.
Điều này không phải để nói rằng chiến tranh giữa các nước là không xảy ra - hãy nhớ đến cuộc xâm lược của Hoa Kỳ vào Iraq vào năm 2003 và cuộc chiến tranh Nam Ossetia giữa Nga và Georgia vào năm 2008 - chưa kể đến những cuộc chiến tranh dân sự, vốn có thể bao gồm Mùa xuân Ả Rập và cuộc xung đột đang xảy ra của người Syria cũng như bất kỳ con số nào trên lục địa châu Phi. Tất cả điều này đã xảy ra trong thập kỷ đầu tiên và lan sang thập kỷ thứ nhì của thế kỷ 21, mang đến một ấn tượng rằng chúng ta đang sống trong một thời gian nguy hiểm.

Tuy nhiên, sức mạnh quân sự là một phương pháp tàn bạo và tốn kém để giải quyết vấn đề tốt hơn là xử lý bằng ngoại giao và / hoặc bằng kinh tế. Ngày nay, Trung Quốc có trong kho vũ khí đáp trả của mình cái khả năng áp đặt ý chí bằng kinh tế. Năm 1979, Nỗ lực uốn dạy Việt Nam một bài học của Trung Quốc có liên quan đến việc điều binh sĩ qua biên giới. Vào năm 2012 và xa hơn nữa, người ta có thể giả định rằng Trung Quốc chỉ đơn giản là có thể chống lại bất cứ nhận thức ngoan cố nào của Việt Nam thông qua các đe dọa bằng hậu quả kinh tế. Thật chẳng phải là cường điệu quá khi cho rằng Trung Quốc có nuốt chửng Việt Nam về kinh tế. Chẳng cần đến súng đạn khi một đối thủ chỉ đơn giản là có thể mua đứt kẻ kia.

Nhưng còn hơn cả sức mạnh kinh tế không so sánh được của mình, có lý do tại sao Trung Quốc lại muốn tránh bất kỳ cuộc xung đột nào với Việt Nam. Vì những nỗ lực muốn uốn nắn hình ảnh của Trung Quốc trong nhận thức quốc tế của Bắc Kinh, vốn bị khó khăn bởi sự thiếu vắng dân chủ và thành tích nhân quyền nghèo nàn, việc đi đến chiến tranh chỉ đơn giản là sẽ củng cố hình ảnh của Trung Quốc như là một kẻ hiếu chiến và bắt nạt, chưa sẵn sàng để tham dự vào cộng đồng quốc tế như một nhà lãnh đạo .

Ngoài mối nhận thức của quốc tế về Trung Quốc, Bắc Kinh cũng phải đấu tranh với Hoa Kỳ, đất nước vốn sẽ không ngồi yên nếu chiến tranh xảy đến. Khó có khả năng là Mỹ sẽ đương đầu công khai với Trung Quốc trên các chiến trường, tuy nhiên, sẽ là điều ngu xuẩn nếu cho rằng họ sẽ không làm gì. Rất có thể rằng Hoa Kỳ sẽ thực hiện vai trò từng được mong đợi của Liên Xô trong năm 1979 và có lẽ còn hơn cả thế. Ủng hộ của Hoa Kỳ có thể đến trong các hình thức hỗ trợ về ngoại giao, kinh tế, và tình báo, mang đến hỗ trợ trực tiếp cho các thành phần thân Mỹ bên trong Việt Nam.

Đối đầu trực tiếp với Trung Quốc sẽ làm ngã lòng việc bảo tồn mối quan hệ của Washington với Bắc Kinh và ngược lại. Trong trường hợp Việt Nam trở nên không bảo vệ được, Hoa Kỳ chỉ đơn giản là có thể buông bỏ Việt Nam và sửa chữa các mối quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Chính phủ Việt Nam, nếu muốn tìm kiếm trợ giúp từ Hoa Kỳ, sẽ phải nhớ kỹ rằng mình không phải là Philippines.

Do đó, dù với những bùng nổ nhất thời hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc, chiến tranh có lẽ khó xảy ra. Hơn cả việc lý giải rằng Trung Quốc sẽ vẫn ngoan ngoãn trong việc khẳng định vị trí của mình trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và trên toàn cầu, đất nước này sẽ tìm cách tránh đối đầu bằng bạo lực, để không bị thua thiệt trong những trận chiến dành cảm tình của công chúng.

Một sự thay đổi trong chính phủ

Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc có thể được mô tả đúng nhất như nước và lửa, phần lớn do tính chất nông nổi bất nhất của Việt Nam.

Nói một cách đơn giản, chính phủ Việt Nam không phải là một đối tác đáng tin cậy. Chính phủ này, có thể hiểu được trong các nỗ lực đi dây giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, nhưng đã không theo đuổi con đường này để cải thiện đời sống công dân của mình mà chỉ để đảm bảo việc cầm quyền liên tục của họ. Đứng về phía Trung Quốc và đất nước có nguy cơ chịu ảnh hưởng của Bắc Kinh, tuy nhiên, nếu đứng về phía Mỹ, thì có có nguy cơ bị áp lực phải thực hiện cải cách chính trị, do đó phải nhường quyền lực của họ lại cho người dân.

Thái độ không hứa hẹn của Việt Nam chắc chắn đã góp phần vào việc trêu tức Trung Quốc với người láng giềng phía nam của mình và (trong nhiều lý do khác) là sự miễn cưỡng của Mỹ trong việc công khai tìm kiếm Việt Nam như một đối tác chiến lược. Việc chính phủ này bị thúc đẩy bởi quyền lợi cá nhân nhất thiết chẳng phải là điều bất thường hoặc sai lầm. Tuy nhiên, trong trường hợp của Việt Nam, mối quân tâm ích kỷ này đã phải đến từ chi phí của người dân và mối quan hệ với các nước khác.

Do đó, một sự thay đổi người đầu tàu và phong cách làm ăn của đất nước này chắc chắn phải đáp ứng đưọc sự chấp thuận của Mỹ và Trung Quốc. Cải cách chính trị là cần thiết, không chỉ đơn thuần là cải thiện cuộc sống người công dân của mình nhưng cả trong các quan hệ ở nước ngoài. Một sự thay đổi chính phủ không phải là viên đạn kỳ diệu để giải quyết những căng thẳng chính trị giữa Hà Nội và Bắc Kinh, tuy nhiên, sự thay đổi ấy có thể giúp làm dịu đi mối căng thẳng giữa hai nước.

Nguồn: Asia Sentinel

Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ

Không có nhận xét nào: