Pages

Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012

Con gái Thủ Tướng trốn chạy


Quanlambao – Một cuộc trốn chạy xoá dấu vết bắt đầu. Cô con gái họ Tô từ nhiệm xong là hết vì cái công ty mà cô ta bị ‘dụ khị’ lên làm chủ tịch Hội đồng quản trị thực chất chỉ là hữu danh vô thực – Công ty xây dựng sắp chết của nhà nước. Nguyễn Thanh Phượng cũng bắt chước chưởng của cô con gái họ Tô, song nghe ra không ổn. Vì sao? Xin hỏi Nguyễn Thanh Phượng mấy câu hỏi:
1. Dù cô có từ nhiệm để ba cô trốn 19 Điều Đảng viên không được làm thì thực chất cô đã và vẫn là bà chủ ngân hàng và Tập đoàn Bản việt có đúng không?
2. Cô có trốn được khỏi những hợp đồng tư vấn với Hồ Hùng Anh, Nguyễn Đăng Quang để cướp núi pháo của nhà đầu tư nước ngoài do Cty Chứng khoán Bản Việt ký không?
3.Cô có trốn được hợp đồng tư vấn cho Ngân Hàng Phương Nam, để rồi Trầm Bê rút được 10.000 tỷ của Ngân hàng nhà nước và BIDV tiến đến thôn tính Samcombank không?
4. Cô có trốn được khu đất 3A Tôn đức thắng mà Nguyễn Chí Vịnh hiến dâng cho cô nay trở thành sở hữu tư nhân không?
5. Cô có dám nói không có cổ phần ở công ty rượu bia Sài Gòn không?
6. Cô có dám nói rằng cô không môi giới mua tàu Hoa Sen và Ụ nổi của Vinashin và Vinaline không?
7. Cô có thể trả lời thẻ tín dụng xài mỗi năm hàng triệu đô tại nước ngoài là tiền từ đâu?
8. Cô có thể trả lời được cổ phần mà Bản Việt chiếm được bằng từ ngữ hoa mỹ ‘cổ đông chiến lược’ ở Công ty con của PetroVietnam, ở Mobile Phone, ở Vinaphone, ở Tổng công ty thuốc lá, ở công ty con của tổng công ty Thép,….. là được đấu thầu công khai?
9. Cô có thể trả lời cổ phần ngân hàng Gia Định bị Bản Việt thôn tính là của ai vậy?
10. Câu hỏi cuối:Cô có thể chứng minh bằng thu nhập chân chính của mình ĐÃ ĐƯỢC ĐÓNG THUẾ HÀNG NĂM ĐỂ CÂN ĐỐI ĐƯỢC NHỮNG CỔ PHẦN, CỔ PHIẾU, NHỮNG THẺ TÍN DỤNG, tài sản, căn hộ, đồ đạc của cô và chồng cô không?
 Mời bố con cô Hãy trả lời 10 câu hỏi trên cho nhân dân nghe!
Dù cho cô có phù phép chuyển hết cho người khác đứng thì cái gốc ban đầu vẫn là từ cô với vị thế của con gái Thủ Tướng đã chiếm đoạt được và 19 Điều Đảng viên không được làm đã có từ lâu. Do vậy, dù có tìm cách trốn tránh thì hai bố con cô vẫn phải trả lời câu hỏi: TẠI SAO ĐÃ LÀ ĐẢNG VIÊN ĐCS GIỮ CHỨC VỤ CAO NHẤT MÀ ÔNG BỐ CỦA CÔ KHÔNG NHỮNG VẪN ĐỂ CHO CÔ MẶC SỨC HOÀNH HÀNH MÀ CÒN TIẾP TAY CHO CÔ TRONG GẦN 10 NĂM QUA NHƯ VẬY? RÕ RÀNG ĐÃ CỐ Ý VI PHẠM ĐIỀU LỆ ĐẢNG MỘT CÁCH CÓ HỆ THỐNG MÀ ÔNG BỐ CÔ CAM KẾT SUỐT ĐỜI  ĐI THEO.

Bà Nguyễn Thanh Phượng (ở giữa) trong một buổi tiếp tân
Bà Nguyễn Thanh Phượng (ở giữa) được cho là doanh nhân trẻ thành đạt ở Việt Nam
Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng đã thôi vai trò đại diện theo pháp luật cho ngân hàng này từ ngày 20/6/2012.

Bố cáo của Ngân hàng TMCP Bản Việt (tên tiếng Anh là VietCapital Bank) đăng trên báo Sài Gòn Giải Phóng hai ngày 27/6 và 28/6 viết người đại diện trước pháp luật của ngân hàng này là ông Đỗ Duy Hưng, Tổng Giám đốc; thay cho bà Nguyễn Thanh Phượng, Chủ tịch HĐQT.
Bản bố cáo này cũng cho hay quyết định này căn cứ theo nghị quyết ngày 28/3/2012 của Đạ̣i hội đồng cổ đông Ngân hàng TMCP Bản Việt.
Bà Nguyễn Thanh Phượng, sinh năm 1980, là con gái của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Bà trở thành Chủ tịch HĐQT của ngân hàng này từ đầu năm nay sau khi được bầu làm thành viên HĐQT hồi tháng 11/2011.
Bên cạnh đó bà còn làm lãnh đạo của ba công ty kinh doanh vốn, chứng khoán và bất động sản là Công ty Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bản Việt, Công ty Chứng khoán Bản Việt và Công ty bất động sản Bản Việt.
Hiện chưa rõ tại sao bà Nguyễn Thanh Phượng thôi làm đại diện trước pháp luật của Ngân hàng Bản Việt.
Thông tin trên đưa ra ngoài đã gây ra nhiều đồn đoán. Có nhiều lý do có thể dẫn đến quyết định này, trong đó có cả lý do cá nhân và sức khỏe.
Một chuyên gia kinh tế ở trong nước nói với BBC có thể đây là “dấu hiệu công ty đó có thay đổi về chính sách vì người cũ không còn thích hợp nữa” và cho rằng “cần theo dõi kỹ”.
Trong khi đó, cũng có ý kiến của chuyên gia khác cho rằng không nên suy diễn nhiều, vì “thay đổi này chỉ để làm cho đúng pháp luật, vì đại diện trước pháp luật xưa nay thường là tổng giám đốc chứ không phải chủ tịch HĐQT”.
Chuyên gia này nói với BBC: “Doanh nghiệp là một pháp nhân, và người đại diện trước pháp luật chỉ có nghĩa là người đứng đơn khởi kiện hay đại diện trước tòa, chứ không liên quan tới trách nhiệm cá nhân với tư cách thể nhân”.
“Ai làm sai dù bất cứ ở đâu đều bị tội với tư cách cá nhân, nếu như pháp luật được thực hiện nghiêm minh.”

Lãnh đạo trẻ

Ngân hàng Bản Việt được đổi tên từ Ngân hàng Gia Định (GiadinhBank) từ ngày 3/11/2011 sau Đại hội cồ đông bất thường.
Đại hội này cũng thông qua việc tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ đồng (95 triệu đôla) lên 3.000 tỷ đồng (142 triệu đôla) theo quy định.
Vợ chồng thủ tướng tại một buổi tiếp tân ở London
Hiếm khi thấy Thủ tướng Dũng và phu nhân (bên phải) xuất hiện cùng con cái trước công chúng.
Tại đó, bà Nguyễn Thanh Phượng được bầu làm thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2010-2014, và sau vài tháng trở thành chủ tịch HĐQT.
Bà Phượng từng làm Giám đốc đầu tư của quỹ Vietnam Holding, một quỹ đầu tư niêm yết trên thị trường chứng khoán London.
Chồng bà Nguyễn Thanh Phượng là ông Nguyễn Bảo Hoàng (Henry), thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt.
Ông Hoàng, người Mỹ gốc Việt, hiện là Tổng Giám đốc của Quỹ đầu tư IDG Ventures tại Việt Nam (IDGVV), chuyên đầu tư vào các công ty thuộc lĩnh vực tiêu dùng, truyền thông và công nghệ kể từ năm 2004.
Trong ba người con của ông thủ tướng, bà Nguyễn Thanh Phượng được đánh giá là người năng động nhất.
Con trưởng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Thanh Nghị, 36 tuổi, trở thành Thứ trưởng Bộ Xây dựng hồi tháng 11 năm ngoá́i.
Còn người con út Nguyễn Minh Triết, 24 tuổi, đang làm cán bộ Đoàn Thanh niên.
Theo Đất Việt

Không có nhận xét nào: