Pages

Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2012

Các Vũ khí chết người có phải là cái giá phải trả cho Vịnh Cam Ranh


Richard Dudley/Defense Update
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Chỉ một ngày sau bài phát biểu của ông tại cuộc họp Đối thoại Shangri-La ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta đứng trên sàn phi đạo của tàu USNS Richard E, Byrd (T-AKE 4), một chiếc tàu vận chuyển hàng hóa Hoa Kỳ và nhìn đến sự mở rộng vịnh Cam Ranh của Việt Nam, trở thành nhân vật đại diện cao cấp nhất của Mỹ từng thăm Việt Nam kể từ khi kết thúc cuộc xung đột với Việt Nam vào năm 1975.
Tiếp tục chuyến công du tám ngày của mình qua vùng Thái Bình Dương, Panetta đã đến Việt Nam để thực hiện những cuộc thảo luận với các nhà lãnh đạo Việt Nam nhằm giải thích kế hoạch củng cố sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực và mở rộng mối quan hệ hợp tác quân sự và ngoại giao với Việt Nam. Bộ trưởng hy vọng sẽ trấn an Việt Nam rằng Hoa Kỳ cam kết để đảm bảo rằng tự do hàng hải thông qua các tuyến đường thủy của khu vực sẽ được đảm bảo và các quyền hàng hải sẽ được bảo vệ.

Kế hoạch của chính quyền Obama để tổ chức lại các nguồn lực quân sự của Hoa Kỳ nhằm tái tập trung sự chú ý vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương và vùng Ấn Độ Dương bao gồm những nỗ lực hỗ trợ các quốc gia trong cả hai khu vực phát triển các khả năng quân sự để đảm bảo các quốc gia này có một phương tiện thực tế để tự bảo vệ mình. Từ trên boong của chiếc tàu Byrd USNS, bộ trưởng Panetta nói đến nhu cầu cải thiện khả năng phòng thủ này và cho biết rằng “Việc chúng ta có thể bảo vệ được các quyền hàng hải quan trọng cho tất cả các quốc gia trong vùng biển Nam Trung Hoa và các nơi khác là rất quan trọng”.
Mặc dù ông Panetta không bao giờ đề cập đích danh đến Trung Quốc trong các ý kiến của mình, rất có khả năng là các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ xem chuyến thăm Việt Nam của ông như một sự khiêu khích đáng kể. Việc ngày càng gia tăng sức mạnh quân sự và thái độ hung hăng của Trung Quốc đã làm gia tăng mối lo lắng ở cả Mỹ và Việt Nam rằng Trung Quốc đang tiêu biểu cho một mối đe dọa quan trọng đối với các khiếu nại về lãnh hải ở Biển Đông và các khu vực Thái Bình Dương khác. Trong sự thực rõ ràng này, Việt Nam đang gia tăng ý tưởng về một sự hiện diện mạnh mẽ hơn của Hoa Kỳ trong khu vực để chống trả lại các ý định của Trung Quốc.
Dù mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã trải qua một biến đổi tích cực bất ngờ trong hai năm qua, vẫn còn một số vấn đề rất nhạy cảm có khả năng làm trì trệ sự phát triển của tình hữu nghị hợp tác giữa hai kẻ cựu thù. Theo những nguôn tin dấu tên, các nhà lãnh đạo Việt Nam chào đón ý định làm mới lại các phát triển ở Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, nhưng cũng nuôi dưỡng một nỗi sợ hãi dai dẳng rằng Hoa Kỳ có thể cố gắng can thiệp vào các vấn đề nội bộ trong nước hoặc có thể cố gắng định hình các mối quan hệ quốc tế của Việt Nam theo những cách thức có thể không luôn luôn phù hợp với các chính sách của Việt Nam. Các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng bắt buộc phải xem xét khả năng cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ quá nhanh có thể kết tủa một phản ứng không mong muốn từ phía Trung Quốc.
Hoa Kỳ và Việt Nam đã đồng ý để bình thường hóa quan hệ ngoại giao cách đây 17 năm và cuối năm ngoái, hai nước đã ký một Biên bản ghi nhớ (MOU) về cam kết hợp tác trong các vấn đề quốc phòng không gây chết người bao gồm cả những hoạt động tìm kiếm nhân đạo, cứu hộ, và an ninh hàng hải. Bây giờ, Hoa Kỳ mong muốn mở rộng cuộc đối thoại này như một nhu cầu cần đến các cơ sở thích hợp để tổ chức một sự gia tăng hiện diện quân sự ngày càng trở nên quan trọng hơn của Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ không tìm cách thiết lập các căn cứ thường trực để hỗ trợ những lực lượng bổ sung, nhung muốn phát triển các cơ sở có thể phục vụ các đơn vị luân phiên thông qua khu vực, từ đó làm giảm các nhược điểm liên quan đến với vị trí cố định, thường trực. Một chiến lược luân phiên cũng giúp làm giảm bớt sự phản đối trong các địa phương về hiện diện khá lớn của quân đội Mỹ.
Hiện nay, trong khi các loại tàu khác của Mỹ tận dụng lợi thế các cơ sở của vịnh, tàu chiến Mỹ không có thẩm quyền vào Vịnh Cam Ranh. Chiếc Byrd USNS, là một trong những tàu của Bộ tư lệnh Hải quân Vận tải Mỹ, vận hành bởi một đội ngũ thủy thủ đoàn chủ yếu là dân sự, đã được phê duyệt vào Vịnh Cam Ranh và hải cảng Đà Nẵng. Từ năm 2003, hơn 20 tàu thuyền Hoa Kỳ đã đến thăm cảng Việt Nam, không một chiếc nào là chiến hạm cả.
Trong suốt cuộc xung đột Việt Nam, Vịnh Cam Ranh đã phục vụ Hoa Kỳ như một cảng nước sâu, từng được nhiều nước cho là “viên ngọc quý cuả các hải cảng nước sâu, ấm ở Đông Nam Á.”. Trong ý kiến của mình, mặc dù không đề cập đến chi tiết cụ thể, bộ trưởng Panetta đã rõ ràng tỏ ý rằng Hoa Kỳ mong muốn mở rộng cửa vịnh để gia tăng sử dụng tàu chiến Hoa Kỳ.
Ngoại trưởng Panetta nói rằng Hoa Kỳ hy vọng sẽ “hợp tác được với các đối tác của chúng tôi như Việt Nam để có thể sử dụng nhũng hải cảng như thế này khi chúng tôi di chuyển tàu bè của mình từ các cảng trên bờ biển phía Tây hướng tới ccác căn cứ của chúng tôi ở Thái Bình Dương.” Ông tiếp tục nói rằng việc cho phép các chiên hạm Mỹ vào Vịnh Cam Ranh là một thành phần quan trọng của mối quan hệ (với Việt Nam) này và chúng ta nhìn thấy một tiềm năng to lớn ở đây cho tương lai”.
Với việc Việt Nam đang phát triển vịnh Cam Ranh thành một cảng thương mại quốc tế có lợi nhuận, Mỹ hy vọng sẽ thuyết phục được các nhà lãnh đạo Việt Nam rằng việc cho phép Hoa Kỳ tiếp cận quân sự sẽ giúp thúc đẩy lợi nhuận của vịnh. Đúng lúc, Mỹ muốn đạt được đủ niềm tin để khuyến khích Việt Nam cho quân đội Mỹ tàu chiến được lưu trú khi luân phiên vào khu vực này. Với các triển khai luân phiên hiện đang tạo thành chủ đề trung tâm đưa trục chuyển Hoa Kỳ đến khu vực Thái Bình Dương, việc tiếp cận được với các cơ sở hải cảng của Việt Nam sẽ là một đóng góp rất đáng hoan nghênh cho thành công của một sự hiện diện mới của Mỹ trong khu vực.
Trong một cuộc họp báo chung với Bộ trưởng Panetta vào ngày 04 tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Tổng Phùng Quang Thanh kêu gọi Hoa Kỳ thu hồi lệnh cấm bán vũ khí giết người cho Việt Nam. Bộ trưởng Bộ Thanh nói rằng việc dỡ bỏ lệnh cấm này “cũng sẽ giúp huy động đầy đủ các mối quan hệ giữa hai nước.”Bộ trưởng Panetta nói rằng lý do ông đang ở thăm Việt Nam “là để làm bất cứ điều gì chúng ta có thể làm được nhằm để tăng cường mối quan hệ quốc phòng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.”
Bộ trưởng Thanh nói rằng, một khi lệnh cấm vũ khí chết người được tháo gỡ, Việt Nam sẽ mua các món hàng Mỹ để có thể được sử dụng vào việc sửa chữa, tân trang các vũ khí mà Việt Nam từng thu thập được trong thời chến tranh. Ông tiếp tục nói rằng Việt Nam có thể quan tâm đến việc mua “một số vũ khí cho quá trình hiện đại hóa quân đội của chúng tôi”. Thanh nói rằng bất kỳ quyết định mua vũ khí bổ sung nào sẽ tùy thuộc vào các nhu cầu cụ thể và những khó khăn tài chính của Việt Nam.
Bộ trưởng Panetta nói rằng Hoa Kỳ hoan nghênh cơ hội mang đến cho Việt Nam những hỗ trợ bổ sung, nhưng ông đã xác định lời tuyên bố của mình bằng cách nói rằng một sự trợ giúp như vậy sẽ phụ thuộc vào những tiến bộ trong nỗ lực đảm bảo nhân quyền và những cuộc cải cách đang diễn ra của Việt Nam.
Cả Thanh và Panetta đều cam kết sẽ tiếp tục các nỗ lực của mình để tăng cường mối quan hệ Mỹ-Việt hiện có như một nỗ lực để phát triển một mối quan hệ đối tác mạnh mẽ hơn mà có thể mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia.
Nguồn: defense update

Không có nhận xét nào: