Pages

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

Ngoại trưởng Mỹ đến Bắc Cực, nơi tranh chấp của các cường quốc


(GDVN) - Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton dự định sẽ đến Bắc Cực, một khu vực có tiềm năng trở thành đấu trường tài nguyên quốc tế mới.

Chuyến đi của bà Clinton đến thành phố Tromso ở phía Bắc Na Uy vào thứ 7 vừa qua là chuyến đi thứ hai đến khu vực này của bà trong năm.

Clinton đang truyền đi thông điệp hợp tác với một trong những khu vực có dầu khí và các khoáng sản chưa được khai phá đồng thời nhấn mạnh vai trò ngày càng lớn của khu vực này khi những chỏm băng tan sẽ tăng tốc quá trình mở các đường tàu mới, những vựa cá và cả những cơ hội khoan dầu.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton

Để khai thác tài nguyên một cách an toàn, Mỹ và các nước khác gần Bắc Cực đang tìm cách phối hợp để chống lại biến đổi khí hậu, giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ và chống hiện tượng tràn dầu.
Từ thủ đô Oslo của Na Uy Ngoại trưởng Mỹ Clinton đã phát biểu rằng: "Từ tầm nhìn chiến lược mà nói thì Bắc Cực có một vai trò địa lý và chính trị ngày một quan trọng khi các nước đấu tranh bảo vệ quyền lợi và mở rộng tầm ảnh hưởng của mình. (Vậy nên) các chính phủ cần thống nhất các điều luật về đường đi ở Bắc Cực để đạt những mốc phát triển mới bền vững về kinh tế mà vẫn không ảnh hưởng đến môi trường cho các thế hệ mai sau".
Mỹ và các quốc gia Bắc Cực khác đều hi vọng tránh được cuộc đua chạm trán nhau về tài nguyên. Các nhà chức trách cho biết tình hình hiện nay nhìn có nhiều hứa hẹn hơn 5 năm trước khi Nga khẳng định có quyền tối cao ở Bắc Cực và đầu tư 9 tỉ đô la Mỹ cho các khu dự trữ dầu mỏ bằng việc cắm cờ titan dưới đáy đại dương.
Mỹ không nhận ra lời khẳng định đó của phía Nga và cũng đưa ra tuyên bố của riêng mình cùng với các nước khác như Đan Mạch, Na Uy và Canada.

Trong khi đó có các công ty như Tập đoàn Exxon Mobil hay Royal Dutch Shell PLC (công ty dầu khí đa quốc gia liên kết giữa Hà Lan và Anh - PV) cũng muốn can thiệp. Trung Quốc cũng đang để mắt đến khu vực này.
Nga cũng đã phần nào giảm bớt căng thẳng khi nhấn mạnh rằng mọi tuyên bố sẽ qua một quá trình được Liên Hiệp Quốc phê duyệt.

Tuy nhiên, Mỹ vẫn chưa chấp nhận hiệp ước Luật Biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc quy định về việc sử dụng đại dương cho các mục đích quân sự, giao thông vận tải và khai thác khoáng sản.
160 quốc gia đã đồng ý với hiệp ước và chính quyền của Tổng thống Obama đang thúc giục sự tán thành của Thượng nghị viện. Từ chối kí vào hiệp ước này có thể khiến Mỹ mất phần quyền lợi của mình.
Ngoại trưởng Mỹ cho biết hiệp ước này quy định Mỹ có quyền lợi về dầu khí trong khoảng 600 dặm (khoảng 960km) ở Bắc Cực.
Bà cho biết thêm: "Các công ty của Mỹ đã được trang bị đầy đủ và sẵn sàng tham gia khai thác dưới đáy biển. Nhưng Mỹ chỉ có thể khai thác trong khu vực cho phép theo quy định của hiệp ước này".
Hiện tượng Bắc Cực nóng lên đang xảy ra nhanh gấp hai lần những nơi khác trên thế giới, đe dọa nâng mực nước biển lên tới 5 feet (khoảng 1.5m - PV) trong thế kỉ này và có thể làm tăng lượng phát thải thủy ngân lên 25% trong vòng thập kỉ tới.

Những biến đổi đó có thể đe dọa đến gấu, cá mập, hải cẩu Bắc Cực và những cộng đồng người dân săn bắn động vật làm thức ăn chứ chưa nói đến những hòn đảo và khu vực thấp hơn từ Florida đến Bangladesh.
Cũng bởi lý do đó mà bà Clinton đã thúc giục các chính phủ phải "bắt đầu phối hợp lên kế hoạch cho những sự việc như du lịch đại dương nhiều hơn, khai phá nhiều hơn, và như vậy sẽ gây ô nhiễm nhiều hơn và có nhiều tác động của con người hơn".

Bà khẳng định: "Dĩ nhiên chúng tôi sẽ chỉ khẳng định tài sản của mình theo luật quốc tế quy định. Nhưng chúng ta đều biết khu vực Bắc Cực rộng lớn này sẽ là trách nhiệm chung của chúng ta".
Năm ngoái ở Greenland, Ngoại trưởng Mỹ Clinton và các đối tác đến từ các quốc gia khác đã đồng ý phối hợp các phái đoàn tìm kiếm và cứu hộ những thủy thủ bị mắc cạn ở Bắc Cực. Đó là một động thái thể hiện sự phối hợp quốc tế

Không có nhận xét nào: