Đồng thời, chính quyền Manila cũng nói rõ, việc rút tàu không có nghĩa là Philippines từ bỏ chủ quyền đối với khu vực này, nhưng không cho biết liệu các tàu của Philippines có quay lại nơi đây hay không, một khi cơn bão đi qua và thời tiết yên dịu.
Theo đại diện bộ Ngoại giao Philippines, Manila và Bắc Kinh đã đồng ý triệt thoái các tàu của mình ra khỏi vành đai san hô ở trung tâm bãi đá Scarborough, nhưng đồng thời khẳng định rằng đó không phải là một sự rút lui hoàn toàn, tức là không loại trừ khả năng quay lại nơi đây.
AFP cho biết là cũng trong ngày hôm nay, một thông báo được đăng trên website của đại sứ quán Trung Quốc tại Manila, nói rằng Bắc Kinh đã điều một tàu cứu hộ đến giúp đỡ các tàu đánh cá Trung Quốc rút khỏi khu vực bãi đá Scarborough vì thời tiết xấu và biển động mạnh.
Phát ngôn viên sứ quán Trung Quốc ở Manila tuyên bố : « Chúng tôi ghi nhận sự rút lui của các tàu thuộc chính phủ Philippines và hy vọng rằng cử chỉ này sẽ làm dịu căng thẳng ».
Đầu tháng Tư, các tàu của hải quân Philippines đã phong tỏa các tàu cá Trung Quốc đánh bắt thủy hải sản trong vùng bãi đá này mà Manila khẳng định thuộc chủ quyền của mình. Ngay lập tức, Bắc Kinh điều động nhiều tàu hải giám, ngư chính đến can thiệp và giải cứu các tàu cá Trung Quốc.
Từ hơn hai tháng qua, tàu của hai bên đối mặt với nhau và Trung Quốc vẫn đưa thêm tàu tới đây, cho dù cả Bắc Kinh và Manila đều ban bố lệnh cấm đánh cá trong vùng.
Cho đến nay, Trung Quốc khẳng định một cách độc đoán chủ quyền của mình đối với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, trong đó có cả vùng bãi đá Scarborough. Còn Manila cho rằng bãi đá này – chỉ cách Luzon, đảo chính của Philippines, khoảng 140 hải lý về phía tây – nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và do vậy, thuộc chủ quyền của Philippines, chiếu theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển – UNCLOS.
Giữa tuần trước, Ngoại trưởng Philippines tuyên bố là Manila vẫn có ý định đưa hồ sơ tranh chấp chủ quyền ở bãi đá Scarborough ra trước Tòa án Quốc tế về Luật Biển – ITLOS – có trụ sở tại Hamburg, Đức, để giải quyết, cho dù cuối tháng Tư, Trung Quốc đã bác bỏ đề nghị này của Philippines.
Theo đại diện bộ Ngoại giao Philippines, Manila và Bắc Kinh đã đồng ý triệt thoái các tàu của mình ra khỏi vành đai san hô ở trung tâm bãi đá Scarborough, nhưng đồng thời khẳng định rằng đó không phải là một sự rút lui hoàn toàn, tức là không loại trừ khả năng quay lại nơi đây.
AFP cho biết là cũng trong ngày hôm nay, một thông báo được đăng trên website của đại sứ quán Trung Quốc tại Manila, nói rằng Bắc Kinh đã điều một tàu cứu hộ đến giúp đỡ các tàu đánh cá Trung Quốc rút khỏi khu vực bãi đá Scarborough vì thời tiết xấu và biển động mạnh.
Phát ngôn viên sứ quán Trung Quốc ở Manila tuyên bố : « Chúng tôi ghi nhận sự rút lui của các tàu thuộc chính phủ Philippines và hy vọng rằng cử chỉ này sẽ làm dịu căng thẳng ».
Đầu tháng Tư, các tàu của hải quân Philippines đã phong tỏa các tàu cá Trung Quốc đánh bắt thủy hải sản trong vùng bãi đá này mà Manila khẳng định thuộc chủ quyền của mình. Ngay lập tức, Bắc Kinh điều động nhiều tàu hải giám, ngư chính đến can thiệp và giải cứu các tàu cá Trung Quốc.
Từ hơn hai tháng qua, tàu của hai bên đối mặt với nhau và Trung Quốc vẫn đưa thêm tàu tới đây, cho dù cả Bắc Kinh và Manila đều ban bố lệnh cấm đánh cá trong vùng.
Cho đến nay, Trung Quốc khẳng định một cách độc đoán chủ quyền của mình đối với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, trong đó có cả vùng bãi đá Scarborough. Còn Manila cho rằng bãi đá này – chỉ cách Luzon, đảo chính của Philippines, khoảng 140 hải lý về phía tây – nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và do vậy, thuộc chủ quyền của Philippines, chiếu theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển – UNCLOS.
Giữa tuần trước, Ngoại trưởng Philippines tuyên bố là Manila vẫn có ý định đưa hồ sơ tranh chấp chủ quyền ở bãi đá Scarborough ra trước Tòa án Quốc tế về Luật Biển – ITLOS – có trụ sở tại Hamburg, Đức, để giải quyết, cho dù cuối tháng Tư, Trung Quốc đã bác bỏ đề nghị này của Philippines.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét