Pages

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

Đụng độ lớn ở tỉnh Quảng Đông



Đã xảy ra nhều vụ đụng độ giữa dân địa phương và lao động nhập cư ở Quảng Đông
Hàng trăm dân địa phương và lao động nhập cư đụng độ tại một thị trấn ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Thông báo của cảnh sát nói đã tạm giữ 20 nghi phạm.
Bạo lực nổ ra vào đêm thứ Hai ở trấn Sa Khê, huyện Trung Sơn, sau khi một thiếu niên bị cảnh sát tạm giữ.
Tỉnh Quảng Đông, nằm gần kề Hong Kong, là nơi đặt nhiều nhà máy dệt may, thuê mướn hàng triệu lao động từ khắp các nơi.
Bắt giữ
Cảnh sát ở Trung Sơn nói một thiếu niên từ Trùng Khánh bị tạm giữ hôm thứ Hai với cáo buộc đánh một học sinh cấp một.
Thông báo cho hay cảnh sát phải trói thiếu niên lại, và anh ta cũng bị thương ở mặt.
Gia đình và bạn bè sau đó tập trung bên ngoài văn phòng chính quyền, và số lượng dần lên đến 300 người trong tối thứ Hai.

Phân tích của John Sudworth, BBC

Giao thông trở lại, nhưng Sa Khê, một thị trấn nhà máy, vẫn căng thẳng.
Bạo lực đủ để giới chức phải huy động thêm hàng trăm cảnh sát cơ động. Nhiều người vẫn còn ở đó, ngồi bên ngoài các tòa nhà chính phủ.
Những thị trấn như Sa Khê là trung tâm của cơn sốt xuất khẩu của Trung Quốc. Nhưng các đội quân lao động rẻ mạt ngày càng bất mãn vì lương thấp, tham ô và thiếu các quyền xã hội.
Thông báo của cảnh sát nói đụng độ bắt đầu sau khi người dân ném đá.
Văn bản này nói tình hình mau chóng được kiểm soát, và đám đông giải tán.
Nhưng Trung tâm Thông tin về Nhân quyền và Dân chủ, đặt ở Hong Kong, lại cho rằng ít nhất 30 người bị thương và hai xe cảnh sát bị đập phá.
Trung tâm này nói lý do khởi đầu từ vụ đánh nhau giữa một người Tứ Xuyên và một dân địa phương.
Báo South China Morning Post tường thuật thị trấn bị phong tỏa trong hôm thứ Ba.
Đây là một vụ mới nhất sau một loạt các vụ va chạm giữa dân địa phương và lao động nhập cư.
Vào tháng Bảy năm ngoái, sáu người bị tù giam vì vụ làm loạn của hàng ngàn lao động nhập cư ở Trung Sơn.
Họ đã ném đá vào cảnh sát, đốt xe hơi, tấn công các văn phòng chính quyền sau khi có đụng độ giữa người bán hàng rong và an ninh.
Lao động từ nông thôn ra thành thị thường được trả lương rẻ mạt và không có nhiều quyền bằng dân thành thị.

Không có nhận xét nào: