Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki tuyên bố: « Xúc tiến nhân quyền luôn là nguyên tắc chủ yếu trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ kể cả đối với Trung Quốc, và chúng tôi quyết tâm tiếp tục đối thoại chiều sâu một cách công bằng với chính quyền Bắc Kinh về vấn đề này ». Bà Psaki cho biết Washington dự định sẽ đề cập đến cách đối xử với các dân tộc thiểu số, tự do tín ngưỡng và quyền lao động.
Hoa Kỳ và Trung Quốc bắt đầu tiến hành đối thoại thường niên về nhân quyền sau vụ đàn áp đẫm máu phong trào biểu tình đòi dân chủ của sinh viên ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Bắc Kinh từ chối gặp gỡ từ năm 2002 đến 2008 do giận dữ trước những chỉ trích của Washington.
Các nhà đấu tranh cho nhân quyền tuy nói chung ủng hộ việc duy trì đối thoại, nhưng thất vọng trước các kết quả có được. Họ cảnh báo rằng Bắc Kinh có thể lợi dụng các cuộc đối thoại này để tách biệt những quan ngại về quyền con người với những vấn đề còn lại trong quan hệ với Washington.
Thời điểm đối thoại về nhân quyền lần này đã được ấn định trong cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung tại Washington ngày 10 và 11/07 trước đây. Khi kết thúc hội nghị, phía Mỹ đã bày tỏ quan ngại trước sự trấn áp người Tây Tạng và Duy Ngô Nhĩ.
Hơn 120 người Tây Tạng đã tự thiêu kể từ 2009 đến nay để phản đối sự thống trị của Bắc Kinh, còn tại Tân Cương căng thẳng xảy ra thường xuyên giữa người Duy Ngô Nhĩ và người Hán.
Ủy ban Tự do Tôn giáo Thế giới, một cơ quan tư vấn cho chính phủ, mới đây đã kêu gọi Hoa Kỳ nêu vấn đề Pháp Luân Công - một giáo phái bị Trung Quốc cấm đoán triệt để từ năm 1999. Chủ tịch Ủy ban, bà Katrina Lantos Swett cùng phó chủ tịch là bà Mary Ann Glendon nói rằng : «Chúng ta biết nhiều hơn về Phật giáo Tây Tạng và các nhóm Công giáo không được công nhận, hoặc các nhà hoạt động dân chủ như Lưu Hiểu Ba, Ngải Vị Vị. Nhưng đối với Pháp Luân Công, thì sự đàn áp ngấm ngầm đã bị che giấu quá lâu ».
Hoa Kỳ và Trung Quốc bắt đầu tiến hành đối thoại thường niên về nhân quyền sau vụ đàn áp đẫm máu phong trào biểu tình đòi dân chủ của sinh viên ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Bắc Kinh từ chối gặp gỡ từ năm 2002 đến 2008 do giận dữ trước những chỉ trích của Washington.
Các nhà đấu tranh cho nhân quyền tuy nói chung ủng hộ việc duy trì đối thoại, nhưng thất vọng trước các kết quả có được. Họ cảnh báo rằng Bắc Kinh có thể lợi dụng các cuộc đối thoại này để tách biệt những quan ngại về quyền con người với những vấn đề còn lại trong quan hệ với Washington.
Thời điểm đối thoại về nhân quyền lần này đã được ấn định trong cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung tại Washington ngày 10 và 11/07 trước đây. Khi kết thúc hội nghị, phía Mỹ đã bày tỏ quan ngại trước sự trấn áp người Tây Tạng và Duy Ngô Nhĩ.
Hơn 120 người Tây Tạng đã tự thiêu kể từ 2009 đến nay để phản đối sự thống trị của Bắc Kinh, còn tại Tân Cương căng thẳng xảy ra thường xuyên giữa người Duy Ngô Nhĩ và người Hán.
Ủy ban Tự do Tôn giáo Thế giới, một cơ quan tư vấn cho chính phủ, mới đây đã kêu gọi Hoa Kỳ nêu vấn đề Pháp Luân Công - một giáo phái bị Trung Quốc cấm đoán triệt để từ năm 1999. Chủ tịch Ủy ban, bà Katrina Lantos Swett cùng phó chủ tịch là bà Mary Ann Glendon nói rằng : «Chúng ta biết nhiều hơn về Phật giáo Tây Tạng và các nhóm Công giáo không được công nhận, hoặc các nhà hoạt động dân chủ như Lưu Hiểu Ba, Ngải Vị Vị. Nhưng đối với Pháp Luân Công, thì sự đàn áp ngấm ngầm đã bị che giấu quá lâu ».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét