Theo báo chí trong nước, trong cuộc hội đàm hôm nay, hai ông Hun Sen và Nguyễn Tấn Dũng đã tái khẳng định nguyên tắc không cho phép bất cứ « lực lượng thù địch nào sử dụng lãnh thổ của nước này làm phương hại đến an ninh và can thiệp vào công việc nội bộ của nước kia ». Cho tới nay, một số nhà hoạt động ở Việt Nam vẫn chạy sang Cam Bốt tỵ nạn khi bị đàn áp trong nước. Với hiệp định dẫn độ vừa được ký kết, những người này sẽ bị bắt giữ và đưa về Việt Nam dễ dàng hơn.
Cũng theo báo chí trong nước, lãnh đạo hai chính phủ Việt Nam và Cam Bốt cho biết sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, tăng cường hợp tác ngăn chặn các hoạt động khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, buôn lậu, ma túy...
Thủ tướng Hun Sen đi thăm Việt Nam vào lúc các cuộc biểu tình của phe đối lập Cam Bốt hôm nay bước sang ngày thứ 12. Những người biểu tình đòi ông Hun Sen từ chức và tổ chức lại bầu cử do có những cáo buộc về gian lận phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội tháng 7 vừa qua. Nhưng thứ sáu tuần trước, ông Hun Sen đã tuyên bố sẽ không từ chức, cũng như tổ chức bầu lại Quốc hội, vì ông cho rằng mình không có làm gì sai trái.
Từ Phnom Penh, thông tín viên RFI tường trình :
« Cuộc xuống đường biểu tình của phe đối lập đã trải qua gần hai tuần, và nay lại có thêm sự tham gia của mấy chục ngàn công nhân ngành may mặc, khiến công luận rất ngạc nhiên vì sự lớn mạnh và tập trung chưa từng có của phe đối lập đòi cải cách chính trị và xã hội.
Từ đầu tuần này, tại tỉnh Svay Rieng, 20.000 công nhân đình công biểu tình đòi tăng lương. Tại Phnom Penh, hôm thứ Tư, gần 60.000 công nhân xuống đường đòi tăng lương. Mức lương họ muốn có là 160 Mỹ Kim một tháng mới tạm đủ sống. Và trước Tòa Đô Chính Phnom Penh, những phụ nữ có nhà tại hồ Boeng Kak lại tập trung biểu tình, đốt vỏ xe hơi, thậm chí khóa cổng Tòa Đô Chính không cho nhân viên ra khỏi, để đòi chính quyền thành phố Phnom Penh phải đền bù thỏa đáng khi đuổi họ, phá nhà, lấy đất bán cho Trung Quốc.
Trong khi đó, tại Công Viên Dân Chủ, người dân ở 24 tỉnh thành trên khắp nước đổ về dựng lều trại ngày càng đông. Buổi sáng họ ca hát bày tỏ lòng yêu nước, rồi phát biểu về bất công xã hội, và chiều đến họ lại tập trung tuần hành trên đường phố Phnom Penh đòi ông Hun Sen phải từ chức. Số người biểu tình ủng hộ đối lập lên đến 100.000 người vào Chủ Nhật vừa qua.
Trên trang Facebook, lãnh tụ đối lập Sam Rainsy viết rằng: « Có đến 500.000 ngàn người xuống đường rầm rộ, tạo nên cơn sóng thần chính trị ». Ông Sam Rainsy còn đe dọa, ngày 07/01/2014 sắp đến, khi chính quyền kỷ niệm ngày bộ đội Việt Nam tiến vào đất Cam Bốt, lực lượng biểu tình sẽ phong tỏa 6 quốc lộ hướng về Phnom Penh, đẩy thủ đô vào tình trạng tê liệt sinh hoạt.
Những khó khăn chồng chất trong đời sống người dân, như bị lấy đất, bị đuổi nhà, công nhân thì nghèo khó, lương không đủ sống. Còn về chính trị thì bầu cử gian lận mấy nhiệm kỳ Quốc Hội. Giới chức chính quyền thì tham nhũng và giàu có, còn dựa vào ngoại bang đàn áp dân. Tất cả những áp bức bị dồn nén nhiều năm trời, nay có cơ hội bùng lên. Nên hàng vạn người bỏ sinh hoạt ổn định hàng ngày để tập trung tại Công Viên Dân Chủ đi theo phe đối lập đòi cải cách chế độ cho bằng được.
Chính quyền đang đứng trước một thách thức nghiêm trọng chưa từng có. Một biến động lớn có thể xảy đến khi người biểu tình thề sẽ đẩy ông Hun Sen ra khỏi chiếc ghế thủ tướng mà ông ta đã ngồi gần 3 thập niên qua. »
Cũng theo báo chí trong nước, lãnh đạo hai chính phủ Việt Nam và Cam Bốt cho biết sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, tăng cường hợp tác ngăn chặn các hoạt động khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, buôn lậu, ma túy...
Thủ tướng Hun Sen đi thăm Việt Nam vào lúc các cuộc biểu tình của phe đối lập Cam Bốt hôm nay bước sang ngày thứ 12. Những người biểu tình đòi ông Hun Sen từ chức và tổ chức lại bầu cử do có những cáo buộc về gian lận phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội tháng 7 vừa qua. Nhưng thứ sáu tuần trước, ông Hun Sen đã tuyên bố sẽ không từ chức, cũng như tổ chức bầu lại Quốc hội, vì ông cho rằng mình không có làm gì sai trái.
Từ Phnom Penh, thông tín viên RFI tường trình :
« Cuộc xuống đường biểu tình của phe đối lập đã trải qua gần hai tuần, và nay lại có thêm sự tham gia của mấy chục ngàn công nhân ngành may mặc, khiến công luận rất ngạc nhiên vì sự lớn mạnh và tập trung chưa từng có của phe đối lập đòi cải cách chính trị và xã hội.
Từ đầu tuần này, tại tỉnh Svay Rieng, 20.000 công nhân đình công biểu tình đòi tăng lương. Tại Phnom Penh, hôm thứ Tư, gần 60.000 công nhân xuống đường đòi tăng lương. Mức lương họ muốn có là 160 Mỹ Kim một tháng mới tạm đủ sống. Và trước Tòa Đô Chính Phnom Penh, những phụ nữ có nhà tại hồ Boeng Kak lại tập trung biểu tình, đốt vỏ xe hơi, thậm chí khóa cổng Tòa Đô Chính không cho nhân viên ra khỏi, để đòi chính quyền thành phố Phnom Penh phải đền bù thỏa đáng khi đuổi họ, phá nhà, lấy đất bán cho Trung Quốc.
Trong khi đó, tại Công Viên Dân Chủ, người dân ở 24 tỉnh thành trên khắp nước đổ về dựng lều trại ngày càng đông. Buổi sáng họ ca hát bày tỏ lòng yêu nước, rồi phát biểu về bất công xã hội, và chiều đến họ lại tập trung tuần hành trên đường phố Phnom Penh đòi ông Hun Sen phải từ chức. Số người biểu tình ủng hộ đối lập lên đến 100.000 người vào Chủ Nhật vừa qua.
Trên trang Facebook, lãnh tụ đối lập Sam Rainsy viết rằng: « Có đến 500.000 ngàn người xuống đường rầm rộ, tạo nên cơn sóng thần chính trị ». Ông Sam Rainsy còn đe dọa, ngày 07/01/2014 sắp đến, khi chính quyền kỷ niệm ngày bộ đội Việt Nam tiến vào đất Cam Bốt, lực lượng biểu tình sẽ phong tỏa 6 quốc lộ hướng về Phnom Penh, đẩy thủ đô vào tình trạng tê liệt sinh hoạt.
Những khó khăn chồng chất trong đời sống người dân, như bị lấy đất, bị đuổi nhà, công nhân thì nghèo khó, lương không đủ sống. Còn về chính trị thì bầu cử gian lận mấy nhiệm kỳ Quốc Hội. Giới chức chính quyền thì tham nhũng và giàu có, còn dựa vào ngoại bang đàn áp dân. Tất cả những áp bức bị dồn nén nhiều năm trời, nay có cơ hội bùng lên. Nên hàng vạn người bỏ sinh hoạt ổn định hàng ngày để tập trung tại Công Viên Dân Chủ đi theo phe đối lập đòi cải cách chế độ cho bằng được.
Chính quyền đang đứng trước một thách thức nghiêm trọng chưa từng có. Một biến động lớn có thể xảy đến khi người biểu tình thề sẽ đẩy ông Hun Sen ra khỏi chiếc ghế thủ tướng mà ông ta đã ngồi gần 3 thập niên qua. »
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét