Pages

Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

Chiến lược nguy hiểm của Obama ở Biển Đông

Chính quyền Obama dường như không thể không can thiệp vào tình hình tranh chấp lãnh thổ hải giữa Trung Quốc và các nước láng giềng (và vấn đề tiềm ẩn chính chính là khai thác dầu và khí đốt) ở khu vực Biển Đông.

Bien Dong9

Động thái mới nhất diễn ra vào đầu năm nay khi Philippines đưa hồ sơ tranh chấp ra tòa án Liên Hợp Quốc – bất chấp những phản đối từ phía Trung Quốc – nhằm giải quyết tranh chấp trên cơ sở của Công ước Liên Hiộp Quốc về Luật Biển. Thay vì ngấm ngầm yên lặng theo dõi, Ngoại trưởng John Kerry đã có mặt tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vào ngày 10 tháng Mười ở Brunei.

Trong bài phát biểu với các lãnh đạo tại buổi họp, trong đó có cả Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Ngoại trưởng Kerry đã ngầm ủng hộ những bước đi và tuyên bố về vấn đề tranh chấp lãnh thổ của Manila trong thời gian vừa qua.

“Tất cả các bên tranh chấp đều có trách nhiệm thực hiện đúng, rõ ràng, đảm bảo yêu cầu phù hợp với luật pháp quốc tế. Các bên có thể tham gia, đưa vấn đề ra tòa án quốc tế và giải quyết chúng trên tinh thần đàm phán hòa bình”. Trong một đoạn văn ngầm chỉ trích những hành động bành trướng của Bắc Kinh về chủ quyền tại vùng Biển Dông, ông Kerry nói thêm rằng “tự do hàng hải và hàng không là vấn đề trụ cột an ninh tại Thái Bình Dương”.

Đây không phải lần đầu tiên Washington đưa ra các lâp trường ủng hộ các bên tranh chấp – trừ Trung Quốc – trong các động thái, thái độ của các bên có liên quan đến vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Trong nhiêm kỳ đầu tiên ủa Tổng thống Obama, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta đã có chuyến thăm cấp cao tới Việt Nam, bày tỏ thái độ ủng hộ các tuyên bố Việt Nam đồng thời cũng nỗ lực đi đến hợp tác chiến lược song phương.

Những hành động của chính quyền Obama đã gây chú ý và đầy tính khiêu khích khi tuyên bố ủng hộ Manila trong Hội nghị Thượng đinh Kinh tế các nước Đông Á tại Bali diễn ra vào tháng Mười năm 2011, rằng Tổng thống Obama đã khăng định lập trường của mình để nhấn mạnh tầm quan trọng trong liên minh quân sự lâu dài giữa Hoa Kỳ và Phillipines. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn hướng tới mối quan hệ chặt chẽ hơn trong tương lai giữa hai nước. Chỉ một ngày trước đó, Ngoại trưởng Hillary Clinton cũng đã có bài phát biểu có cùng chủ đề tại Manila, khẳng định rằng “Hoa Kỳ sẽ luôn đứng về phía Phillippines và chúng tôi sẽ đứng liên chiến đấu cùng cá bạn”. Bình luận đó mang sắc thái khá mạnh, nhất là khi nó được nhấn mạnh hơn nữa trong các đoạn liên quan đến vấn đề tranh chấp Biển Đông. “Bất kỳ quốc gia nào cũng có thể tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng họ không có quyền có được những điều đó thông qua các hành động đe dọa hay cưỡng ép”, bà Clinton nói.

Lãnh đạo Trung Quốc không còn cố gắng che dấu những bất bình của họ về những thiên vị rõ ràng chống lại quan điểm của Bắc Kinh. Khi được hỏi về nhận xét của ô g Kerry, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying cho rằng, “Những bên không liên đến vấn đề tranh chấp phải tôn trọng những nỗ lực của các bên liên quan trong việc đi đến một giải quyết tranh chấp trên tinh thần hòa bình và đàm phán trực tiếp thay vì có những hành động có thể gây hại đến hòa bình và ổn định khu vực”. Bà còn nói thêm (với giọng điệu khá nhấn mạnh) rằng “Tình hình ở Miền Nam Trung Quốc đang khá ổn định, vì vậy, nếu có bất kỳ một quốc gia nào thực sự muốn bảo vệ hòa bình và ổn định ở Biển Đông, họ cần ngừng việc khuấy động vấn đề đó lên”.

Tuyên bố của Bắc Kinh đã đánh động tình hình lên khá nhiều, và Hoa Kỳ – cường quốc có sức mạnh hải quân hàng đầu thế giới – hiểu rằng họ không hề muốn Biển Đông trở thành vùng lãnh hải của Trung Quốc. Nhưng ở thời điểm hiện tại, Washington cần phải thận trọng vì hai lí do. Đầu tiên, vấn đề này liên quan trực tíêp đến nền tự hào quốc gia của Trung Quốc, nó không đơn giản chỉ là vấn đề về lãnh thổ và kinh tế. Các quan chức Trung Quốc khẳng định tính chủ quyền “không thể chối cãi lịch sử” của họ ở Biển Đông và dường như xem hành động của Hoa Kỳ như một biểu hiện cho ý định không muốn Trung Quốc vươn lên trở thành cường quốc đứng đầu thế giới. Lãnh đạo Trung Quốc cũng đã lo lắng về chính sách “Trục xoay châu Á” của Washington hay chính sách “tái cân bằng” vị thế quân sự ở khu vực Đông Á. Những động thái nỗ lực tăng cường quan hệ với các đồng minh truyền thống như Nhật Bản và Hàn Quốc đã và đang làm Bắc Kinh tiếp tục bất bình. Việc ủng hộ Philippines và các bên liên quan trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ càng làm tăng mối nghi ngờ và lo ngại của Trung Quốc.

Điều thứ hai, việc một cường quốc đưa ra những động thái bảo vệ một quốc gia láng giêng nhỏ trong khu vực tranh chấp trước một cường quốc lớn thứ hai trên thế giới là một bước đi khá mạo hiểm. Những quốc gia láng giềng yếu thế hơn ở khu vực này dường như có xu hướng dựa vào và đôi khi quá tin rằng vị thế mạnh mẽ của người bảo trợ sẽ giúp họ đạt  được hầu hết các quyết định nhằm giành lại những lợi thế của mình. Hành động ở Serbia năm 1914 đối với Áo–Hungary có thể có kết quả tốt hơn và dễ dàng hơn nếu không có sự hỗ trợ của Nga. Và gần đây hơn, hành động khiêu khích quân sự của chính phủ ly khai Gruzia chống lại chế độ Nga ở miền Nam Ossetia dường như đã khẳng định thêm niềm tin sai lầm rằng, Hoa Kỳ và NATO sẽ nỗ lực bảo vệ và ủng hộ những nước nhỏ khỏi bị trả thù.

Philippines là một quốc gia nghèo, nhỏ, có thể chế chính trị khá mong manh và yếu. Việc tuyên bố chủ quyền tại khu vực Biển Đông có thể trở thành vấn đề nghiêm trọng nếu không có sự ủng hộ của Hoa Kỳ. Manila đã khiêu khích Bắc Kinh khá nhiều lần trong vài năm qua bằng cách gửi tàu vào vùng biển đang tranh chấp. Nếu Washington thiếu thận trong trong việc hỗ trợ cũng như kết quả có thể mang lại đối với một đồng minh yếu thế có thể kéo Hoa Kỳ vào một cuộc đối đầu mạo hiểm với Trung Quốc. Chính quyền Obama cần phải suy nghĩ lại chiến lược này trong các vấn đề liên quan đến Biển Đông trước khi trở thành một nhân tố trong cuộc khủng hoảng lớn trong tương lai.

Ted Galen CarpenterCATO Institute 
Thùy Dương chuyển ngữ, CTV Phía Trước

Ted Galen Carpenter là thành viên cao cập tại Viện Cato, Biên tập viên của trang The National Interest, đồng thời cũng là tác giả của chín quyển sách và hơn 500 bài báo, nghiên cứu về các chính sách quốc tế.

© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC

Không có nhận xét nào: