Pages

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

Dân Biểu Hoa Kỳ kêu gọi ông Kerry nêu vấn đề nhân quyền khi đến Việt Nam


Dân Biểu Hoa Kỳ kêu gọi ông Kerry nêu vấn đề nhân quyền khi đến Việt Nam
Danbieu HKTheo tin tức thì một số nhà lập pháp của Hoa Kỳ trong tuần này sẽ gửi thư yêu cầu Ngoại trưởng John Kerry đặt vấn đề nhân quyền với Việt Nam trong chuyến công du của ông sang Trung Đông và Đông Nam Á từ ngày 11/12 đến 18/12.
Phát biểu vinh danh các nhà đấu tranh dân chủ Việt Nam nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12, dân biểu liên bang Hoa Kỳ Loretta Sanchez cho biết bà cùng với dân biểu Zoe Lofgren sẽ đứng đầu lá thư bao gồm chữ ký của các nghị sĩ thuộc lưỡng đảng gửi tới Ngoại trưởng Kerry kêu gọi ông ưu tiên vấn đề nhân quyền trong các cuộc thảo luận với giới lãnh đạo Việt Nam, yêu cầu Hà Nội phải cải thiện tình trạng nhân quyền.

Bà Sanchez, Đồng Chủ tịch Nhóm hoạt động tại Quốc hội Mỹ về các vấn đề Việt Nam, nói thực trạng nhân quyền của Hà Nội rất đáng quan tâm, vì nhà ccầm quyền Việt Nam vẫn đàn áp các tiếng nói đối lập với nhà nước bằng cách sách nhiễu, đe dọa, và bắt bớ các nhà đấu tranh dân chủ. Các nhà hoạt động bị giam cầm thường bị tra tấn, không được hỗ trợ pháp lý và không được gặp người thân’.
Dân biểu Sanchez cho biết bà ‘đặc biệt lo ngại về sự tàn ác của công an Việt Nam đối với các sinh viên, các nhà cổ xúy nhân quyền, và thành viên của Mạng lưới Blogger Việt Nam’.
Bà Sanchez nói các vi phạm nhân quyền của Việt Nam phải được giải quyết trước khi Hoa Kỳ tiến hành quan hệ đối tác kinh tế với Hà Nội, và bà dứt khoát không ủng hộ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Việt Nam cho đến khi nào Hà Nội có các bước cụ thể chứng minh cải thiện thành tích nhân quyền.
Dân biểu Loretta Sanchez nhấn mạnh : ‘Chúng ta phải tiếp tục góp phần làm vang vọng tiếng nói của họ, buộc nhà cầm quyền Hà Nội phải ngưng đàn áp nhân quyền, và kêu gọi phóng thích các tù nhân lương tâm bị cầm tù khắc nghiệt.’
Việt Nam và Philippines là hai chặng dừng cuối trong chuyến công du lần này của Ngoại trưởng John Kerry. Đây là chuyến đi Châu Á thứ tư kể từ khi ông Kerry nắm chức Ngoại trưởng Mỹ. Các cuộc thảo luận khi ông Kerry đến Việt Nam dự kiến xoay quanh việc phát triển quan hệ thương mại Việt-Mỹ và đẩy mạnh vai trò giáo dục.

Ngoại giao phương Tây kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng nhân quyền
lien auNhân quyền Quốc tế 10/12, các nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ, Đức và Anh tại Hà Nội đã lên tiếng thúc giục Việt Nam cải thiện thành tích nhân quyền và không hạn chế các quyền tự do của người dân.
Thông cáo đăng tải trên trang web Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội ông David Sear nói “Hoa Kỳ và Việt Nam đã tái khẳng định cam kết của hai nước về ủng hộ Tuyên ngôn Nhân quyền trong Quan hệ Đối tác Toàn diện Hoa Kỳ-Việt Nam công bố hồi tháng 7 vừa qua”.
Ông Shear cũng lặp lại một tuyên bố trước đây rằng Mỹ ‘ủng hộ một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập mà cũng tôn trọng nhân quyền và pháp quyền”, việc đạt được tiến bộ rõ ràng về nhân quyền ‘có tầm quan trọng quyết định đối với mối quan hệ của 2 nước, có tác động đến mọi khía cạnh của chính sách đối ngoại’.
Ông cũng kêu gọi Việt Nam ‘trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm, cho phép mọi người Việt Nam được bày tỏ ý kiến của bản thân, và bảo vệ tự do tôn giáo trên toàn quốc’.
Ngoài ra cơ quan đại diện ngoại giao Đại sứ Đức Jutta Frasch và Phó Đại sứ Anh Lesley Craig cũng ra chung một thông cáo, trong đó thừa nhận “Việt Nam đã đạt được kết quả to lớn trong việc thực thi các quyền xã hội và kinh tế”, tuy nhiên, “đáng tiếc là tại Việt Nam, nhiều người bị giam giữ vì công khai bày tỏ chính kiến”.
“Liên minh châu Âu và các nước thành viên ước tính có hàng chục tù nhân chính trị tại Việt Nam, đa số bị giam giữ vì thực hiện quyền tự do chính kiến và tự do hội họp của họ. Các tổ chức phi chính phủ đánh giá thấp Việt Nam trong việc tôn trọng các quyền dân sự và chính trị.”
Các nhà ngoại giao phương Tây cũng cho rằng việc Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc là cơ hội để Việt Nam chứng minh cam kết đối với Tuyên ngôn Thế giới về nhân quyền bằng lời nói và hành động.
Qua tuyên bố này, Anh và Đức cũng kêu gọi Việt Nam mở đường cho các thanh sát viên Liên Hiệp Quốc về nhân quyền:
Đại sứ Mỹ nói : “Cùng là một thành viên trong Hội đồng, Hoa Kỳ sẽ tìm cách cộng tác với Việt Nam trong mọi cơ hội nhằm đạt được các tiêu chuẩn cao này”.

Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo cầu an nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền và ngày tù nhân lương tâm Việt Nam
PGHH_2Hôm 10/12/2013, chùa Quang Minh (PGHH) tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang đã tổ chức buổi cầu nguyện, cầu an nhân ngày Quốc tế Nhân Quyền và ngày Tù nhân Lương tâm Việt Nam (TNLT)
Từ sáng sớm, trụ trì chùa Quang Minh – Thầy Võ Văn Thanh Liêm cùng với các cựu TNLT Tô Văn Mãnh, Trần Văn Thiệp, Võ Văn Bửu, Nguyễn Thị Tiềm và các cư sỹ Trương Kim Long, Bùi Thị Diễm Thúy (con của TNLT Bùi Văn Trung)…cùng các tín đồ PGHH đã chuẩn bị cho buổi lễ.
Các tín đồ PGHH đã tiến hành nghi lễ cầu nguyện cho cố TNLT Bùi Đăng Thủy vừa qua đời tại trại giam Xuân Lộc (Đồng Nai); cầu an cho các TNLT đang bị giam giữ và mang bệnh nặng như bà Mai Thị Dung, ông Nguyễn văn Lía, bà Dương Thị Tròn…và đặc biệt là cầu an cho luật gia Lê Hiếu Đằng (Sài Gòn) đang điều trị bệnh tại bệnh viện 115, cầu mong Ơn Trên phù hộ cho ông Đằng mau sớm bình phục.
Đây là lần đầu tiên, chùa Quang Minh Tự tổ chức cầu an nhân dịp ngày Quốc tế Nhân Quyền, nhân dịp này tín đồ PGHH cũng tìm hiểu về Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế, tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng. Nhờ truyền thông internet, các tín đồ PGHH cũng có thể đồng hành với quốc tế trong những ngày trọng đại.

Việt Nam nhập cảng $4 tỉ thức ăn chăn nuôi mỗi năm
nhapkhau nongnghiepTuy là quốc gia có trên 80% dân số sống về nghề nông, Việt Nam đã phải nhập cảng nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc hàng năm, trị giá khoảng 4 tỉ đôla.
Tình trạng này tái diễn từ nhiều năm nay, làm giá thành gia súc nội địa tăng vọt, nông dân lời ít, thậm chí lỗ. Đây cũng là nguyên nhân khiến đàn gia súc trong nước mất sức cạnh tranh, lệ thuộc kinh tế ngoại quốc ngày càng nhiều, rằng riêng trong năm 2013, Việt Nam mất 4 tỉ đôla để nhập cảng khoảng 8.5 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
Theo phúc trình của Hiệp Hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam thì hai loại nguyên liệu chính trong thức ăn gia súc là khô dầu đậu tương và bắp được sản xuất trong nước chỉ đáp ứng khoảng 45 – 50% nhu cầu.
Ông Lê Bá Lịch Chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho rằng, phần lớn nguyên liệu được dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam đều phải nhập cảng. Số nguyên liệu này bao gồm bắp, lúa mì, cám, bột xương, bột cá, protein, chất béo, chất xơ, khoáng chất…
Cũng theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi, Việt Nam sản xuất mỗi năm khoảng 15.5 triệu tấn thức ăn chăn nuôi, dùng cho gia súc và tôm cá, đứng đầu các quốc gia Đông Nam Á và xếp hàng thứ 12 thế giới. Thế nhưng, trên 50% nguyên liệu dùng cho sản xuất đều phải nhập cảng, vô tình biến Việt Nam thành quốc gia gia công cho thế giới, chứ không phải là nước sản xuất thật sự trong ngành thức ăn gia súc, và tình trạng này sẽ còn tiếp diễn trong nhiều năm tới đây.
Theo ông Lịch, nhà cầm quyền Việt Nam không hề quan tâm đến kế hoạch khuyến khích nông dân trồng cây nguyên liệu cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong khi, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều áp dụng một chính sách cân đối lương thực cho ngành chăn nuôi, còn dành đất trồng cỏ nuôi sống các đàn gia súc.

Không có nhận xét nào: