Rescuers spray hydrogen peroxide at the site of Tianjin warehouse explosion on Aug. 20, 2015 in Tianjin, China. (ChinaFotoPress/Getty Images)
Lực lượng cứu hộ phun hydrogen peroxid (nước oxy già) tại nơi xảy ra vụ nổ nhà kho ở Thiên Tân ngày 20 tháng 8 năm 2015, Thiên Tân, Trung Quốc. (ChinaFotoPress / Getty Images)
Hai hiện tượng lạ đã xảy ra chỉ một thời gian ngắn sau khi chính quyền Trung Quốc tuyên bố rằng tất cả mọi việc đều đã ổn tại Thiên Tân, nơi có nhà kho chứa khoảng 700 tấn natri xyanua và một lượng lớn hóa chất độc hại khác phát nổ trong đám cháy gây chết người vào ngày 12 tháng 8.

Vào ngày 18 tháng 8, hàng đống bọt trắng rơi xuống trong cơn mưa đầu tiên kể từ sau vụ nổ ngày 12 tháng 8, loạt vụ nổ đã giết chết ít nhất 114 người và làm hàng trăm người bị thương. Ngày hôm sau, các cư dân của thành phố cảng ở phía bắc Trung Quốc đăng trên phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc những bức ảnh cá chết hàng loạt trắng bờ sông Hải Hà, cách phạm vi vụ nổ khoảng bốn dặm. Ngày 20 tháng 8, báo chí Trung Quốc đã xác nhận khung cảnh rùng rợn trên.
Các quan chức địa phương, những người trước đó đã báo cáo về mức độ xyanua cao trong vùng nước quanh nơi xảy ra vụ nổ, đã nhanh chóng bác bỏ tuyên bố về việc nước sông Hải Hà bị nhiễm xyanua. Các công dân Trung Quốc hoài nghi cao độ và nghi ngờ có sự che giấu tội ác.
Trong một phỏng vấn qua email với Đại Kỷ Nguyên, David Dzombak, đồng tác giả cuốn “Xyanua trong nước và đất trồng: Hóa học, rủi ro, và quản lý” (trích dẫn đầy đủ ở cuối) và là người phụ trách khoa kỹ thuật dân dụng và môi trường của Đại học Carnegie Mellon, giải thích cách xyanua ảnh hưởng đến con người và môi trường
Professor David Dzombak. (Photo provided by David Dzombak)
Giáo sư David Dzombak. (Ảnh cung cấp bởi David Dzombak)
Sau đây là bài phỏng vấn đã được chỉnh lý:
________________________________________
“Hydrogen xyanua (HCN) có tính phân hủy và  sau đó sẽ bay hơi. Các hình thức khác trong nước, đặc biệt là các hợp chất xyanua-kim loại như xyanua sắt, không phải dễ  phân hủy, và cũng ít độc hại hơn hydrogen xyanua. Các hợp chất xyanua-kim loại này có thể hình thành các ion xyanua (CN-) phản ứng với những kim loại hòa tan trong nước. Tuy vậy, với việc xả một lượng lớn natri xyanua vào nước, thì hình thức dễ nhận thấy nhất sau các phản ứng với nước thường là hydrogen xyanua.
“Nếu tiếp tục xả natri xyanua (NaCN) vào những vùng nước gần đó, có thể sẽ tạo nên hydrogen xyanua, rất độc cho cá.
“Hydrogen xyanua trong nước có thể bay hơi và hoà vào không khí khi là dạng khí. Khí hydro xyanua có độc tính cao. Trong các khu vực mở, khí hydro xyanua bốc hơi từ nước thường sẽ khuếch tán và loãng đi nhanh chóng, nhưng có hay không tình trạng tập trung nguy hiểm tăng lên trong một khu vực cụ thể sẽ phụ thuộc vào việc có bao nhiêu hydrogen xyanua trong nước, từ đó sẽ xác định được bao nhiêu khí đã toả ra từ nước trong một khoảng thời gian cụ thể. Ngoài ra, nếu nước bị ô nhiễm nằm trong khu vực bất kỳ bằng cách nào đó có không khí bao phủ phía trên, ví dụ giống như dưới một cây cầu hay các phần có dầm đỡ của tòa nhà phía trên mặt nước, có thể có sự tích tụ của không khí bị ô nhiễm tại các khu vực này .
“Theo tư liệu trong “Xyanua trong nước và đất trồng, ” các tiêu chí giới hạn chất lượng nước của Hoa Kỳ xung quanh khu vực có xyanua để bảo vệ đời sống thủy sinh là 22 microgram trên một lít trong các tầng nước ngọt (như sông Hải Hà), và 1 microgram trên một lít trong các tầng nước biển (như vịnh Bột Hải ở Thiên Tân). Những mức giới hạn quốc tế về xyanua trong các tầng nước sinh hoạt, để bảo vệ sức khỏe con người, ở vào khoảng từ 50 đến 200 microgram trên một lít. Những nồng độ là rất thấp. Có thể cho ​​rằng về thực chất, nồng độ này bị quá ngưỡng trong các khu vực gần những cống nước thải natri xyanua chủ yếu, thâm nhập vào vùng nước bị ảnh hưởng, trước khi loãng đi.
“Việc dùng bất cứ loại nước nào trong vùng nước ngọt bị ảnh hưởng, như ở sông Hải Hà, cần phải được theo dõi rất cẩn thận toàn bộ nồng độ xyanua.
“Những rủi ro ưu tiên đầu tiên là với những người hít phải hydrogen xyanua trong khu vực có nồng độ hydrogen xyanua có thể nhận thấy trong không khí, và từ việc uống nước bị ô nhiễm hydrogen xyanua; cho tới đời sống thủy sinh ở vùng nước bị ô nhiễm hydrogen xyanua.
“Với việc phóng thích một phần đáng kể trong số 700 tấn natri xyanua có trong nhà máy ở Thiên Tân tại thời điểm của vụ nổ như tin đã đưa, tôi chắc rằng có một số nước và đất trồng bị ô nhiễm đáng kể ở gần địa điểm vụ nổ, và sẽ có ô nhiễm xyanua khi giải quyết vấn đề tại hiện trường này trong một thời gian khá lâu.
“Vụ nổ có thể đã phát tán bột natri xyanua vượt xa ngoài ranh giới của hiện trường. Tôi mong rằng việc phát tán natri xyanua và các hóa chất khác từ các vụ nổ đang được kiểm tra tích cực. ”
Nơi trích dẫn đầy đủ cuốn sách của giáo sư Dzombak là: Dzombak, DA, Ghosh, RS, và Wong-Chong, GM (2006), Xyanua trong nước và đất trồng: Hóa học, rủi ro, và quản lý, Taylor & Francis / CRC Press, Boca Raton, FL, 602 pp. (Cyanide in Water and Soil:  Chemistry, Risk, and Management, Taylor & Francis/CRC Press, Boca Raton, FL, 602 pp.)