Pages

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

Kinh tế thế giới hỗn loạn

Theo dữ liệu của NN Investment Partners, công ty quản lý tài sản Hà Lan, dòng tiền đã ồ ạt chảy ra khỏi các nền kinh tế đang phát triển với tốc độ nhanh hơn, thời gian dài hơn so với cuộc khủng khoảng tài chính toàn cầu năm 2008 – 2009.
Theo đó, khoảng 1 nghìn tỷ USD đã bị rút kể từ thời điểm tháng 7/2014, gấp đôi lượng tiền rút đi trong 9 tháng kéo dài tới thời điểm tháng 3/2009. 

Lý do rõ ràng được hiểu là việc Trung Quốc không còn mua nhiều hàng hóa như trước kia, đồng thời, thế giới bị dư thừa nguồn cung dầu mỏ. Tình hình này tác động nghiêm trọng tới các nước xuất khẩu. Khả năng Mỹ nâng lãi suất trong năm nay cũng khiến tiền bị hút ngược khỏi các thị trường rủi ro hơn. Kinh tế Nga đang suy thoái, Brazil cũng đang phải vật lộn, trong khi Kazakhstan vừa buộc phải phá giá đồng tiền của mình tới gần 25%. 
Trên 52 tỷ USD đã ra khỏi kinh tế Nga trong nửa đầu năm 2015, cộng thêm vào số 150 tỷ USD trong năm ngoái. Cung kỳ, Brazil chứng kiến 48 tỷ USD ra đi. Các nhà kinh tế học cho rằng ,Trung Quốc cũng bị suy sụt dòng tiền đầu tư vào nước này,nhưng chưa rõ con số chính xác. 
Các nhà đầu tư đang đi ngược lại xu hướng đổ vốn ào ạt tới 2 nghìn tỷ USD vào các thị trường mới nổi trong giai đoàn 2009 – 2014 nhằm tìm kiếm mức lợi nhuận tốt hơn mức lãi suất 0% tại các nền kinh tế phát triển. 
Nếu tình hình lặp lại thì các thị trường mới nổi sẽ bị chịu thiệt hại nặng nền trong một vài năm. Trước đây, hồi năm 2006 – 2007 chứng kiến dòng vốn khổng lồ đổ vào, tiếp theo đó năm 2008 – 2009, dòng tiền lại dồn dập chảy ra. 
Hầu hết các chính phủ tại các thị trường mới nổi đã tiến hành các cải cách cần thiết nhằm ngăn chặn khủng hoảng, trong đó nhiều nước từ bỏ tỷ giá ngoại hối cố định và cắt giảm lượng tiền vay bằng ngoại tệ. 
Nhưng trong khi các chính phủ trên đang cố tránh các khoản nợ bằng USD,  thì các doanh nghiệp của họ lại không làm vậy. Các nhà phân tích của NN Investment cho rằng, “tín dụng đã tăng trưởng quá nóng kể từ cuộc khủng hoảng Lehman năm 2008- 2009, đặc biệt là ở Trung Quốc”. 
Dòng tiền vay nước ngoài lớn được kích thích bởi các ngân hàng trung ương tại Mỹ, châu Âu và Nhật Bản, khiến giá trị đồng tiền trở giảm sút. 
Tuy nhiên, với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự định tăng lãi suất lần đầu tiên trong gần 1 thập niên qua, có thể sớm diễn ra trong tháng 9 tới,  tình hình sẽ biến đổi. 
Các thị trường mới nổi như Nga, Venezuela và Brazil phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu dầu mỏ. Nhưng giá dầu đã lao dốc từ mùa hè năm ngoái và tiếp tục xuống thấp dưới 40 USD. 
Sự hỗn loạn gần đây tại Trugn Quốc đặt ra nhiều cầu hỏi đối với sức tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Trung Quốc đã trở thành thành viên quan trọng hơn trong nền kinh tế toàn cầu kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008 – 2009. 
Việc Trung Quốc phá giá Nhân dân tệ (NDT) buộc các công ty nước này phải dựa vào nguồn dự trữ ngoại hối để trả nợ nước ngoài trước khi NDT tiếp tục mất giá tiếp. 
Dòng vốn chảy khỏi thị trường khiến giá trị đồng tiền của các nước mới nổi giảm. Đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ, peso của Colombia, real của Brazil, rupee của Ấn Độ và rúp của Nga nằm trong số các đồng tiền mất giá mạnh nhất. Các nước đang buộc phải tăng lãi suất hoặc bơm ngoại tệ vào thị trường để bảo vệ đồng nội tệ. 

Không có nhận xét nào: