Pages

Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2015

Lực lượng an ninh Trung Quốc ra sức dẹp tan phong trào nhân quyền

Trong một chiến dịch phối hợp cách đây vài ngày, lực lượng an ninh của chế độ cộng sản Trung Quốc đã bắt giam khoảng năm mươi luật sư nổi tiếng. Họ là những luật sư đã thụ lý những vụ án chính trị nhạy cảm, và các phương tiện truyền thông nhà nước đã tìm cách loan truyền thông tin về những người luật sư này như thể họ là những kẻ cơ hội nham hiểm.

Những vụ mất tích bắt đầu vào nửa đêm ngày 9 tháng 7, khi Vương Vũ, người từ lâu đã theo đuổi việc bảo vệ các quyền nhân thân bằng cách sử dụng pháp luật, đã bị nhân viên cảnh sát cưỡng chế bắt đi khỏi nhà.

Bà viết trong thông điệp sau cùng gửi đến cho Hiệp Hội Những Nhà Bảo vệ Nhân Quyền Trung Quốc, một tổ chức phi chính phủ theo dõi việc lạm dụng các luật sư và các nhà hoạt động khác ở Trung Quốc: “Sau khi tiễn chồng tôi và con trai tôi ra sân bay, nguồn điện tại nhà của tôi đã bị cắt. Internet cũng mất kết nối. Tôi đã nghe tiếng ai đó cố gắng nâng cánh cửa và nói gì đó thì thầm bên ngoài nhà”.

Có vẻ như các thành viên gia đình của bà Vương, trong đó có chồng và con trai của bà cũng đã bị giam giữ.

Chẳng bao lâu sau khi bà bị bắt, hơn 100 luật sư khác từ khắp Trung Quốc đã ký tên trên một lá thư công khai chỉ trích việc bắt giữ này và lá thư đã được đăng trên trang web của Hiệp Hội Những Luật sư Quan Tâm về vấn đề Bảo vệ Nhân quyền Trung Quốc, có trụ sở ở Hồng Kông: http://goo.gl/ol5Hbu.

“Chúng tôi lên án mạnh mẽ… việc bắt giữ luật sư Vương tiến hành đồng thời với việc cắt đứt mạng lưới điện và internet. Đây là hành động lưu manh, là những hành vi vi phạm nghiêm trọng việc thực thi công lý theo đúng quy trình và các nguyên tắc luật pháp.”

Bức thư đã không thể ngăn cản cảnh sát của chính quyền Trung Quốc, những người mà chỉ trong vòng 24 giờ sau đã mở rộng phạm vi vây bắt từ các thành phố ven biển của Thiên Tân ở phía bắc cho đến nội địa Thành Đô ở phía tây nam.

“Bọn họ đang ở đây”

Các thông điệp cuối cùng ngay trước khi bị bắt của các nạn nhân cũng như được thổi bùng lên, một số trong số đó nghe giống như lấy từ kịch bản của một bộ phim kinh dị.

 Lấy ví dụ trường hợp của một trợ lý hành chính làm việc ở văn phòng công ty luật Fengrui Bắc Kinh, người này đang nói chuyện với luật sư Lưu Hiểu Nguyên khi các nhà chức trách đến.

Cuộc trò chuyện đang diễn ra bình thường, bỗng nhiên người trợ lý tên là Lưu Thế Tân, đột nhiên bắt đầu nói: “Bọn họ đang ở đây, đang ở đây rồi”.

Giờ thì luật sư Lưu Hiểu Nguyên đang mất tích, ông đồng thời là giám đốc của công ty Chu Shifeng. Những vụ bắt giữ này diễn ra vào sáng ngày 10 tháng 7.

Bà Vương Vũ cũng từng hợp tác với công ty luật Fengrui Bắc Kinh, và một số luật sư khác của công ty này cũng đã bị bắt giữ.

Nỗ lực hủy hoại thanh danh của các luật sư

Tất cả những người bị bắt giữ đã bị các phương tiện truyền thông nhà nước đưa tin như thể họ là bộ phận của một tổ chức tội phạm. William Nee, một nhà nghiên cứu thuộc tổ chức Ân xá Quốc tế viết trong một email: “Họ (chính quyền Trung Cộng) đang sử dụng phương tiện truyền thông nhà nước để nỗ lực làm mất uy tín phong trào bảo vệ nhân quyền và các luật sư bảo vệ cho các quyền này.”

Luật sư Vương Vũ giương tấm biển ghi "Trả lại quyền gặp thân chủ cho tôi" (Democratic China)
 Luật sư Vương Vũ giương tấm biển ghi “Trả lại quyền gặp thân chủ cho tôi” (Democratic China)

Một luật sư nổi tiếng khác, Lý Hòa Bình, người từng bảo vệ cho nhà hoạt động nhân quyền mù Trần Quang Thành, cũng đã bị bắt đi trong chiều ngày 11. Theo một luật sư khác tên là Lý Xuân Phú cho biết, nhà của luật sư Hòa Bình đã bị cảnh sát đột kích.

Những nỗ lực của Epoch Times trong việc thu thập thông tin cụ thể về các vụ mất tích này đã bị cản trở bởi một bầu không khí sợ hãi. Một người đã nghe máy từ số điện thoại của công ty luật Fengrui Bắc Kinh vào ngày thứ Bảy nhưng chỉ nghe phóng viên đặt câu hỏi, còn không nói một lời đáp lại.

Điện thoại di động của Vương Toàn Chương, một luật sư nổi tiếng từng theo đuổi các vụ kiện nhạy cảm liên quan đến vấn đề nhân quyền của các học viên Pháp Luân Công dường như đã bị tắt nguồn. Hoàng Lập Quần, một luật sư nổi tiếng vì đã bênh vực dân oan bị tước quyền, cũng không thể liên lạc được qua điện thoại. Một luật sư khác chỉ kịp nói “xin lỗi” và gác máy ngay khi ông nhìn thấy cuộc gọi từ cơ quan truyền thông nước ngoài.

Vào buổi sáng sớm ngày 12 tháng 7, các kênh tuyên truyền chính thức của Nhà nước Trung Quốc đã bắt đầu công kích một số luật sư nhân quyền bị mất tích gần đây.

Vào buổi sáng sớm ngày 12 tháng 7, các kênh tuyên truyền chính thức của Nhà nước Trung Quốc đã bắt đầu công kích một số luật sư nhân quyền bị mất tích gần đây.

Nhân Dân Nhật Báo, tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã xuất bản một bài báo công bố rằng Bộ Công an đã “phơi bày” những “bí mật đen tối” của các luật sư biện hộ nhân quyền.

Tờ báo cũng mô tả, những luật sư đã làm việc “tay trong tay với người khiếu kiện, và thành lập một tổ chức tội phạm chặt chẽ, to lớn trong đó có sự phân công công việc rất cẩn trọng”. Họ sử dụng những từ như công lý, công bằng và bảo vệ quyền lợi nhằn “làm gián đoạn nghiêm trọng trật tự xã hội để thực hiện các mục đích đen tối và bí mật. ”

Nhiều ảnh chụp màn hình từ Truyền hình Trung ương Trung Quốc, một kênh truyền hình nhà nước, thể hiện trong đó nhiều cá nhân xuất hiện để thú nhận về sự tham gia của họ trong các hoạt động này.

Phương tiện truyền thông nhà nước cho biết các luật sư là một phần của “nhóm cấu kết với nhau để hoạt động bảo vệ nhân quyền”

Biểu hiện hoảng loạn của chính quyền Cộng Sản Trung Quốc

Trái với những phong trào dân chủ nổi lên mạnh mẽ gần đây ở đại lục, các luật sư nhân quyền đang sống ngoài Trung Quốc lại không xem việc này như thể là điều gì đó mới mẻ.

Kim Quang Hồng, một luật sư bị đưa đến một bệnh viện tâm thần vì các hoạt động bảo vệ nhân quyền của mình ở Trung Quốc hiện đang sống ở Washington, DC cho biết: “Đảng Cộng sản Trung Quốc đang trong tình trạng hoảng loạn, vì vậy những gì mà họ thể hiện ra là sự đả kích.

Quan điểm của Đảng về vấn đề này rất đơn giản, đó là: Nếu luật sư các người muốn hủy hoại chúng tôi thì chúng tôi sẽ hủy hoại các vị”.

Các luật sư bảo vệ nhân quyền đã cố gắng sử dụng hệ thống pháp luật do Đảng Cộng sản ban hành để yêu cầu Đảng giữ đúng những gì đã hứa về các quyền được cấp cho tất cả các công dân Trung Quốc. Nhưng Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã nhìn nhận những nỗ lực này như một mối đe dọa trong việc cai trị của mình.

Đằng Bưu, một trong những luật sư biện hộ nhân quyền nổi tiếng nhất của Trung Quốc, hiện đang học tại Đại học Harvard theo chương trình học bổng, đã cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại hôm thứ Bảy rằng chiến dịch này có nhiều khả năng đã được Đảng lên kế hoạch từ thời gian trước.

“Cộng đồng hoạt động nhân quyền ở Trung Quốc khởi xướng từ năm 2003, và ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn. Các nhà chức trách đã lo lắng, và muốn tìm ra cách để chấm dứt những hoạt động này.”

Ông nói thêm: “Họ đã bịa đặt ra chuyện này. Sau đó là hàng loạt hành động nhằm quét sạch toàn bộ các luật sư.”

Nếu Đằng vẫn còn ở Trung Quốc, ông có thể cũng sẽ trở thành mục tiêu bị bắt.

“Đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ không có cách nào để giải quyết vấn đề. Nếu họ bắt 50 luật sự thì những người khác sẽ tiếp tục đứng lên. Cứ như vậy, họ khống chế càng nhiều ngườu, thì sẽ xuất hiện thêm càng nhiều người nữa.”

Báo cáo bổ sung của Luo Ya. Jenny Li đóng góp cho việc khảo cứu.

Tác giả: Matthew Robertson, Epoch Times | Dịch giả: Galaxy

(Đại Kỷ Nguyên)

Không có nhận xét nào: