Pages

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011

J-20 Trung Quốc không thể địch nổi hạm đội tàu sân bay Mỹ

J-20 phải mất 15 năm nữa mới có lô máy bay đầu tiên và nó khó có thể xuyên thủng mạng lưới hỏa lực siêu mạnh của hạm đội tàu sân bay Mỹ.

 Theo mạng tin tức công nghiệp quốc phòng Nga, Trung Quốc đã nghiên cứu chế tạo thành công máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 là J-20, có thể họ đã có sự đột phá về công nghệ hàng không, phản ánh đầy đủ thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật của Trung Quốc.

Một tàu sân bay của Mỹ được bảo vệ rất cẩn thận
Một tàu sân bay của Mỹ được bảo vệ rất cẩn thận
Báo Nga cho biết, J-20 đã chính thức bay thử vào tháng 1/2011. Tuy báo chí nước ngoài còn nghi vấn, tuy nói loại máy bay này chẳng qua là sản phẩm chắp vá không có gì thành công cho lắm, do được hợp thành bởi các thành phần kết cấu của Su-47, MiG-1.44, T-50 của Nga và F-22, F-35 của Mỹ,

thành tựu này của khoa học kỹ thuật hàng không Trung Quốc bị nghi ngờ. Nhưng, dù thế nào thì cũng phải thừa nhận, các kỹ sư hàng không Trung Quốc thực sự đã đi đầu phát triển được loại máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 phù hợp với tất cả các yêu cầu của thế kỷ 21, chỉ sau Mỹ và Nga.

Động cơ J-20 không đủ để tàng hình, chỉ là thế hệ 4+
Động cơ J-20 không đủ để tàng hình, chỉ là thế hệ 4+
Báo Nga cho rằng, phát triển thành công máy bay J-20 thực sự là một bước lớn tiến của các kỹ sư hàng không Trung Quốc. 

Trong nửa thế kỷ qua, họ từ là người học trò Nga đã phát triển lên thành những kỹ sư thực sự, những chuyên gia đẳng cấp thế giới, bắt đầu phát triển các trang bị hàng không vừa mang đặc sắc Trung Quốc vừa kết hợp các thành quả mới nhất của khoa học kỹ thuật quân sự thế giới.

Đây là thành tựu rõ ràng là đáng tự hào. Nhưng trên thực tế, trình độ của Trung Quốc còn có khoảng cách rõ rệt so với Mỹ và Nga, những nước có ngành chế tạo máy bay quân sự nổi tiếng.


Ngay cả Mỹ cũng còn phải chật vật

J-20, máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 của Trung Quốc bay thử thành công.
J-20, máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 của Trung Quốc bay thử thành công.
Điều cần chỉ ra là, từ khi máy bay nguyên mẫu được chế tạo cho đến khi bắt đầu sản xuất hàng loạt cần phải trải qua một thời gian khá dài. Ví dụ, ngay từ năm 1990, Mỹ đã cho bay thử máy bay F-22, nhưng phải đến 15 năm sau lô máy bay F-22 tốt nhất mới ra đời.

Báo chí Trung Quốc từng dẫn lời các nguồn tin từ công nghiệp quốc phòng cho biết, không quân Trung Quốc hy vọng tiếp nhận lô máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 đầu tiên vào các năm 2018-2019.

Hạm đội tàu sân bay của quân đội Mỹ.
Hạm đội tàu sân bay của quân đội Mỹ.
Theo đánh giá thận trọng hơn của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates, có lẽ sau 15 năm nữa (từ khi thử bay), tức là vào giữa thập niên 20 của thế kỷ này, J-20 của Trung Quốc mới có được khả năng chiến đấu thực sự. Cách tính như vậy là đã lạc quan và là thực tế nhất.

Nhưng xét tới kinh nghiệm quốc tế và đặc điểm thực tế của công nghiệp hàng không Trung Quốc, kỳ vọng này rõ ràng là quá lạc quan, chủ yếu là để cổ vũ tinh thần, thúc đẩy các bộ phận có liên quan nắm chắc công việc, tránh lơi lỏng.

Còn trong các nước có ngành chế tạo hàng không khá phát triển, chỉ có Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc đã đề ra nhiệm vụ tương tự, nhưng vẫn chưa phát triển thành công. Các nước châu Âu tạm thời còn giữ im lặng về máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5, họ tập trung chủ yếu cho hoàn thiện máy bay thế hệ thứ 4+ là “Gripen”, “Rafale” và “Typhoon”.

Báo Nga cho biết, mặc dù Trung Quốc đã đem lại các cơ hội cho tất cả mọi người muốn tìm hiểu J-20, nhưng cho đến nay chưa hề có một quan chức nào của họ đưa ra đánh giá về công dụng, công nghệ chủ yếu và tính năng tác chiến của máy bay mới.

Nhìn vào hình ảnh công khai của máy bay này, J-20 sử dụng cánh tam giác cao, vuông góc và đuôi cánh bằng. Có thể cho rằng, phần đầu và buồng lái của J-20 được thiết kế tương tự F-22 của Mỹ, cánh trước tương tự Su-37 của Nga, đường khí vào tương tự như F-35, cánh đuôi đứng gợi nhớ đến T-50, phần đuôi tương tự MiG-1.44.

Hai bên đường khí vào có thể bố trí khoang tên lửa không chiến tầm trung và ngắn, giữa thân máy bay phía dưới hoàn toàn có thể bố trí 2 khoang vũ khí hoặc một khoang tên lửa chống hạm, tên lửa tầm xa cỡ lớn. Cửa khoang lên xuống chính xem ra có chút vụng về.

Có quan điểm cho rằng, nhiệm vụ chủ yếu của J-20 là tấn công các mục tiêu mặt biển cỡ lớn. Điều này phản ánh mối đe dọa của hạm đội tàu sân bay đa năng Mỹ đối với lãnh thổ Trung Quốc.

Nhưng vấn đề ở chỗ, các máy bay được phát triển trên nền tảng J-20 có thể không thích hợp lắm với việc tấn công hạm đội tàu sân bay có khả năng phòng thủ tốt.

Cho dù biên đội tấn công J-20 mang theo tên lửa chống hạm chiến thuật có thể cũng khó mà đối phó hiệu quả với hạm đội tàu sân bay khổng lồ của Mỹ.

Nói chung, hệ thống phòng không và chống tên lửa hiện có của hải quân Mỹ đủ khả năng ngăn chặn tên lửa chống hạm chiến thuật hạng nhẹ của Trung Quốc, máy bay trên tàu sân bay của Mỹ cũng có thể đối phó hiệu quả với máy bay chiến đấu mới của Trung Quốc.

Hơn nữa, cho dù tên lửa chống hạm 150-250 kg của Trung Quốc có khả năng xuyên thủng mạng hỏa lực phòng thủ của tàu sân bay Mỹ, thì nó cũng không chắc chắn có thể gây sát thương chí mạng cho tàu chiến lớp 100.000 tấn.

Nguon: Mil,GDVN

Không có nhận xét nào: