Tổng Hợp Tin Tức ngày 31-7-2011 – Trích Diễn Đàn Paltalk VietnamExodus
Sau Thế Chiến II, với tư cách “Đồng Minh Chiến Thắng” – một trong “ngũ cường” cùng các đồng minh khác “vẽ lại bản đồ thế giới” – năm 1947 Trung Hoa Dân Quốc công bố bản đồ vùng biển Nam Trung Hoa với “hình lưỡi bò”, y như bản đồ về sau Tàu Cộng công bố năm 1958 (nhưng nét vẽ không gián đoạn như bản đồ 1958).
Wikipedia online ghi : “ Đường lưỡi bò bao trọn bốn nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên biển Đông (biển Nam Trung Hoa), là quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, Pratas và Macclesfield, với khoảng 75% diện tích mặt nước của biển Đông, chỉ chừa lại khoảng 25% cho tất cả các nước Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia và Việt Nam, tức mỗi nước được trung bình 5%… Từ khi Trung Hoa Dân Quốc công bố ranh giới lưỡi bò vào năm 1947 cho tới nay, Trung Hoa Dân Quốc và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa cũng chưa bao giờ chính thức nói ý nghĩa của ranh giới đó là gì : nó là ranh giới cho chủ quyền đối với các đảo, hay cho cả chủ quyền đối với các vùng nước. Nếu cho cả chủ quyền đối với các vùng nước thì với tư cách gì : nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, hay biển lịch sử, dù Trung Quốc đã có nhiều hành động thực tế bên trong ranh giới lưỡi bò, thí dụ như khai thác vùng James Shoal sát bờ biển Malaysia (năm 1981), ký hợp đồng khai thác vùng Tư Chính của Việt Nam với Crestone (năm 1992), quy định là tất cả các bản đồ của Trung Quốc phải vẽ ranh giới lưỡi bò (năm 2006)”. Năm 1949, Quốc Gia Việt Nam tái lập, xác nhận chủ quyền Biển Đông cả về pháp lý lẫn trong thực tế. Cũng năm đó, Tàu Cộng chiếm trọn lục địa Trung Hoa; Tàu QDĐ chạy sang Đài Loan. Cả hai nước Tàu không tranh cãi gì với Quốc Gia VN vể chủ quyền biển cũng như đảo trên Biển Đông. Năm 1950, Tàu Cộng và Việt Cộng “công nhận” nhau; La Quý Ba là đại sứ đầu tiên của Tàu Cộng ở vùng Việt Minh. Vệ Quốc Đoàn của Việt Minh đổi thành Quân Đội Nhân Dân, nhận súng Tàu, “cố vấn” Tàu, và được đem sang Tàu huấn luyện. Cơ cấu, nhân sự và “lý luận cách mạng”, nhất nhất đều “sao chép” Tàu. Năm 1951, đảng cộng sản vn (giải tán năm 1945) “ra công khai” với tên là Đảng Lao Động, tuyên bố : “… thế giới chia làm hai phe”, và “ta đứng về phe các nước xã hội chủ nghĩa”. Với “lý luận” như thế, trong quan hệ “ta-bạn-thù” thời đó, csvn đã : 1/ Tự hiến mình thành “một bộ phận” của cái mà chúng gọi là “Tổ Quốc Xã Hội Chủ Nghĩa”; 2/ Tự mâu thuẫn với ngọn cờ “giải phóng dân tộc” mà chúng đang “giương cao”. 3/ Quốc tế hóa chiến tranh VN (không còn là “nội chiến” nữa), biến nó thành “cục bộ nóng” của “chiến tranh lạnh”. Năm 1951, thế giới họp hội nghị San Francisco, ký hiệp ước chấm dứt chiến tranh với Nhật; 49 nước được mời tham dự, trong đó có Quốc Gia Việt Nam. Tàu Cộng cũng như Tàu QDĐ đều không được mời, vì lý do cả hai chưa giải quyết xong “tình trạng nội chiến”. Sử sách VNCH năm 1974 nêu rõ : “Tại hoà hội, Thủ Tướng Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Trần Văn Hữu đã đọc bản tuyên bố xác định chủ quyền đã có từ lâu đời của Quốc Gia Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Năm 1954, chiến tranh Đông Dương chấm dứt, Việt Nam bị chia đôi, Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong vùng thuộc quyền chủ quyền Quốc Gia VN. Năm1956, đến thời hạn do Hiệp Định Geneva 1954 quy định để “hiệp thương” chuẩn bị tổng tuyển cử, Việt Nam Cộng Hòa (vì Quốc Gia VN – tiền thân của VNCH – không ký Hiệp Định Geneva, không có nghĩa vụ phải tuân hành Hiệp Định ấy) khước từ hiệp thương với VNDCCH. Cũng năm 1956, Đại Hội XX đảng cs Liên Xô lên án và cho xác ướp của Stalin ra nghĩa địa, khiến “Tổ Quốc XHCN” nứt ra làm hai – Tàu Cộng lên án LX là “xét lại” – đồng thời Bắc VN khẳng định “đã bước vào giai đoạn quá độ xây dựng xã hội chủ nghĩa”, bắt đầu cuộc vận động “giải phóng Miền Nam”. Tháng 8-1956, Lê Duẩn hoàn tất “Đề Cương cách mạng miền Nam”. Tháng 11-1956, Chu Ân Lai sang Hà Nội. Đầu năm 1957, Hồ chủ trì soạn kế hoạch “củng cố miền Bắc, chiếu cố miền Nam”. Suốt năm 1957, hai cánh cộng sản Nam (Xứ Uỷ Nam Bộ) và Bắc (Trung Ương) ráo riết soạn thảo Nghị Quyết 15 Trung Ương (Khóa 2), với nhận định rằng “tình hình quốc tế vô cùng phức tạp, nội bộ phe chủ nghĩa xã hội bất hòa ngày càng nghiêm trọng”, và Liên Xô chủ trương “chung sống hòa bình” – peaceful coexistence – với tư bản, nên đồng lòng bằng mọi giá “tranh thủ” sự ủng hộ của Tàu Cộng trong mưu đồ xâm lược miền Nam. Cái giá ấy là cái gì ?
Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Tàu Cộng ra Tuyên Bố của Chính Phủ Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc về Lãnh Hải, trong ̣đó xác quyết các quần đảo Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa, Nam Sa, và các đảo khác nằm trong “lưỡi bò” đều thuộc Trung Quốc. (Ghi chú : Tây Sa là Hoàng Sa; Nam Sa là Trường Sa). Báo chí “lề phải” Hà Nội lập tức loan truyền rộng rãi bản tuyên bố này, cùng với tin “ … 50.000 quần chúng VN biểu tình ủng hộ Trung Quốc giải phóng Đài Loan”. Mười ngày sau bản tuyên bố của Tàu, ngày 14-9-1958 , công hàm Phạm Văn Đồng bán nước ra đời. Tại Bắc Kinh, ngày 21-9-2011, công hàm ấy được Nguyễn Khang (đại sứ VGCS) trao tay cho Cơ Bằng Phi, thứ trưởng ngoại giao Tàu Cộng. Ba tháng sau, tháng 1-1959, Nghị Quyết Trung Ương 15, Khóa 2, của csvn ra đời, làm nền cho công cuộc bành trướng đế quốc Tàu Đỏ về hướng Nam, được VGCS đặt tên là “công cuộc giải phóng miền Nam”, để thống nhất đất nước.
Ngày 19-1-1974, Hải Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nổ súng đuổi Tàu giữ nước ở Hoàng Sa. Ngày 14-3-1988, Tàu Cộng nổ súng “giáo trừng” bộ đội hải quân csvn ở Trường Sa. Tuy cả hai trận đều chống lại Tàu Cộng và đều thua Tàu, nhưng ý nghĩa hai trận hoàn toàn khác nhau. Trận Hoàng Sa năm 1974 là trận một nước có chủ quyền đuổi quân cướp nước. Trận Trường Sa năm 1988 là trận ông chủ đuổi theo đánh quân phản chủ. Tuy cùng chống Tàu, nhưng thân phận khác nhau, không thể đồng hóa. Từ ba năm nay, VGCS chết chẹt giữa Tàu và Mỹ, phải hết “xoa” bên này lại “vuốt” bên kia, chạy quanh, lúng túng, ‘đối phó sảng”, tiền hậu bất nhất, lòi ra những bằng chứng lịch sử không thể chối cãi về tội “bán nước từ khuya”.
Thử hỏi, năm 1974, khi Việt Nam Cộng Hòa đánh đuổi quân cướp nước thì bọn VGCS ở đâu ? Năm đó, chúng đang là đồng bọn và đồng lõa với quân cướp nước. Năm 1988, khi chúng bị chủ Tàu truy phạt, thì các “anh hùng giữ nước” ở Hoàng Sa năm 1974, giá như sống sót, cũng đã bị chúng bắt đi lao động khổ sai ở các trại tù tập trung có tên là trại cải tạo. Vậy mà, trong cảnh “chết chẹt” giữa hai ông chủ, chúng vô liêm sỉ đến mức cả gan ăn cắp căn cước của các anh hùng liệt sĩ Hoàng Sa để che thân. Quen thói “vàng thau lẫn lộn”, nay không còn “mặt nạ” hay “ngọn cờ” nào để mà “giương lên”, chúng chờ ngày “phán xét cuối cùng” của Quốc Dân Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét