Pages

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

Ảnh hưởng của ASEAN tại Biển Đông



Trong tình hình biển Đông hiện nay chưa có gì sáng sủa, khi hành động gây hấn của Trung Quốc tiếp tục đáng ngại mà cụ thể nhất là vụ tranh chấp với Philippines ở Bãi cạn Scarbourough, hay lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông của Bắc Kinh
AFP
Các quốc gia trong khối ASEAN
thì công luận ngày càng nghi ngờ về vai trò của tổ chức ASEAN, thậm chí có ý kiến cho rằng tổ chức này chỉ là “cái vỏ trống rỗng”, không có thực chất. Như vậy, câu hỏi được nêu lên là vai trò và ảnh hưởng của ASEAN trong bối cảnh biển Đông hiện  giờ ra sao ? Qua cuộc trao đổi với Thanh Quang, GS Nguyễn Mạnh Hùng thuộc Đại học George Mason, Tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ, nhận định :


Sự thiếu đoàn kết của khối ASEAN


GS Nguyễn Mạnh Hùng: Trước hết nói rằng vai trò của ASEAN là “cái vỏ trống rỗng” thì không đúng hẳn, nhưng nếu nói ASEAN đóng vai trò quan trọng, như là một khối đóng vai trò quan trọng cho những biến động tại vùng Á Châu-Thái Bình Dương, thì đó là giấc mơ chưa tới.
Bởi vì từ bao nhiêu năm nay rồi, ASEAN muốn đạt đến điều gọi là trung tâm điểm của mọi vấn đề trong vùng – ASEAN Centrality, thì với vụ bãi cạn Scarborough đang diễn ra, ASEAN phản ứng rất yếu, gần như là rón rén, điều đó cho thấy cái gọi là ASEAN Centrality, tới giờ phút này, dù đã có một số cố gắng, nhưng ASEAN chưa đạt tới mục tiêu ấy.
...vai trò của ASEAN là “cái vỏ trống rỗng” thì không đúng hẳn, nhưng nếu nói ASEAN đóng vai trò quan trọng, như là một khối đóng vai trò quan trọng cho những biến động tại vùng Á Châu-Thái Bình Dương, thì đó là giấc mơ chưa tới.
GS Nguyễn Mạnh Hùng
Thanh QuangThưa GS, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN vừa qua tại Phnôm Pênh cho thấy một sự bất đồng trong khối ASEAN về vấn đề biển Đông - như với tư cách chủ tịch ASEAN, Campuchia quyết định rút vấn đề biển Đông ra khỏi chương trình nghị sự, hay việc tranh cãi về thời điểm Trung Quốc can dự vào việc đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử biển Đông COC. Liệu những bất đồng của ASEAN có thể làm phức tạp thêm tình trạng tranh chấp ở biển đông ra sao ? Có thể khiến Trung Quốc tiếp tục tuỳ tiện thao túng những nước thành viên của ASEAN như VN, Philippines như thế nào ?
Các nhà lãnh đạo ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần 20, ngày 3/4/2012. AFP
Các nhà lãnh đạo ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần 20, ngày 3/4/2012. AFP
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Có 2 khuynh hướng ở vùng đó. Khuynh hướng thứ nhất thì Trung Quốc muốn kiểu chia để trị và đóng vai trò tằm ăn rỗi, từng bước tiến lên để áp đặt tham vọng của mình. Một khuynh hướng khác thì nói rằng ASEAN phải đoàn kết lại để đối phó với Trung Quốc. Nhưng với khuynh hướng thứ hai này, chúng ta thấy có một sự tiến bộ rất nhỏ. Chẳng hạn như vấn đề Tuyên bố chung về ứng xử của các bên tại biển Đông, rồi tìm cách làm những nguyên tắc nhằm áp dụng tuyên bố chung đó để cuối cùng đi đến một Bộ luật về tuyên bố ấy, thì những chuyện này tiến rất là chậm chạp.
Nói chung các nước ASEAN có rất nhiều chia rẽ trong cách đối phó với Trung Quốc. Như tôi vừa nhắc tới vụ bãi cạn Scarborough, thì Malaysia chẳng làm gì cả, bảo rằng vấn đề tranh chấp không liên hệ gì tới họ, nên họ chẳng làm gì cả. Lý do là vì hiện nay nhiều quốc gia đã buôn bán với Trung Quốc, việc hợp tác kinh tế với Trung Quốc có lợi cho họ trong khi họ không có bị xâm phạm lãnh hải, cho nên họ không muốn giúp những quốc gia kia, hay muốn giúp nhưng lại sợ. Một mặt họ không muốn Trung Quốc tuỳ tiện lấn lướt ở biển Đông, nhưng mặt khác họ sợ bị thiệt hại quyền lợi. Do các nước ASEAN có quyền lợi khác nhau như thế đối với vấn đề biển Đông, cho nên họ không hành động như một khối được.
...Nói chung các nước ASEAN có rất nhiều chia rẽ trong cách đối phó với Trung Quốc. Như tôi vừa nhắc tới vụ bãi cạn Scarborough, thì Malaysia chẳng làm gì cả, bảo rằng vấn đề tranh chấp không liên hệ gì tới họ, nên họ chẳng làm gì cả. Lý do là vì hiện nay nhiều quốc gia đã buôn bán với Trung Quốc, việc hợp tác kinh tế với Trung Quốc có lợi cho họ trong khi họ

GS Nguyễn Mạnh Hùng

Vai trò các nước lớn trong vùng Biển Đông


Thanh QuangTheo nhận định của GS thì Hoa Kỳ, Ấn Độ và cả những đồng minh của Mỹ từ Úc, Nam Hàn cho tới Nhật Bản  có góp phần như thế nào cho vị thế của ASEAN không, trong bối cảnh có sự trỗi dậy ngày càng đáng ngại của Trung Quốc?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Thực sự thì họ cũng muốn. Họ có tuyên bố là họ đồng ý với quan điểm ASEAN Centrality  tức ASEAN là trung tâm điểm của mọi vấn đề trong khu vực, nhưng về mặt hành động thì họ không tin tưởng lắm. Do đó, một mặt thì các cường quốc này nói như vậy, nhưng mặt khác thì họ giúp ASEAN được phần nào hay phần ấy.
Thí dụ chúng ta thấy Úc cộng tác chặt chẽ với Mỹ. Rồi Ấn Độ, Nhật Bản, khi diễn ra vụ tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines ở Bãi cạn Scaborough, cũng đã cử hải quân đến thăm viếng những nước trong vùng ĐNÁ. Điều này chứng tỏ họ muốn có sự hiện diện của mình nơi đó. Và gần đây nhất chúng ta thấy Hoa Kỳ nói rất nặng rằng trong khi Trung Quốc có mục tiêu tối hậu là muốn kiểm soát gần trọn biển Đông, thì
Phó Đô đốc hải quân Philippines Alexander
Phó Đô đốc hải quân Philippines Alexander Pama trưng hình ảnh hai chiếc tàu hải giám Trung Quốc chặn tàu chiến Philippines trong một cuộc họp báo tại Manila ngày 11/4/2012.AFP
qua cuộc điều trần gần đây của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, Thượng nghị sĩ Barbara Boxer cũng nói rằng đòi hỏi của Trung Quốc là quá đáng. Ngoại trưởng Clinton cũng nhắc vai trò cuả Hoa Kỳ trong khu vực. Và gần đây nhất là hôm 29 tháng 5 vừa rồi, khi nói chuyện với sinh viên tốt nghiệp hải quân ở  Annapolis, Tổng trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta  nói rõ rằng vai trò hải quân Mỹ là củng cố sức mạnh của Hoa Kỳ tại vùng TBD/ĐNÁ, và phải đối phó với Trung Quốc. Do đó, chúng ta thấy những cường quốc này nỗ lực rất nhiều trong việc tự củng cố vị thế của mình. Và nếu các nước ASEAN mạnh lên được và đoàn kết với nhau để hình thành một lập trường chung thì điều này sẽ khiến các cường quốc vừa nói tin tưởng hơn. Còn nếu không thì những cường quốc này vẫn tiến hành công việc của họ.
Thanh QuangThưa GS, cũng có quan ngại rằng nếu khối ASEAN thiếu đoàn kết, không hình thành được một lập trường thống nhất để ứng phó với âm mưu “bẻ từng chiếc đũa” của Trung Quốc, thì mọi giải pháp cho những tranh chấp ở biển Đông do Trung Quốc gây ra hãy còn xa vời, và tương lai trong khu vực sẽ do những nước lớn quyết định. GS nghĩ sao về vấn đề này ?
...chúng ta thấy Úc cộng tác chặt chẽ với Mỹ. Rồi Ấn Độ, Nhật Bản, khi diễn ra vụ tranh chấp giữa TQ và Philippines ở Bãi cạn Scaborough, cũng đã cử hải quân đến thăm viếng những nước trong vùng ĐNÁ. Điều này chứng tỏ họ muốn có sự hiện diện của mình nơi đó. Và gần đây nhất chúng ta thấy Hoa Kỳ nói rất nặng rằng trong khi TQ có mục tiêu tối hậu là muốn kiểm soát gần trọn biển Đông...,
GS Nguyễn Mạnh Hùng
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Các nước lớn bao giờ cũng có vai trò quan trọng của họ. Các nước nhỏ thì hành động uyển chuyển trong khuôn khổ của họ thôi, sao cho có lợi nhất cho mình. Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta chưa thấy có dấu hiệu gì là vấn đề biển Đông có thể được giải quyết tận gốc. Chỉ có cố gắng lắm là tạo ra một nguyên trạng nào đó. Nhưng rất tiếc là trong thời gian gần đây, Trung Quốc không muốn để có một nguyên trạng như vậy, mà đang thử thách nguyên trạng này; và sự thử thách nguyên trạng nhiều nhất là tình trạng đối đầu giữa Trung Quốc và Philippines tại bãi cạn Scarborough. Trong khi Trung Quốc đưa rất nhiều tàu ra đó thì Philippines chỉ có 2 chiếc tàu ở đó thôi, 2 chiếc so với 60-70 tàu của Trung Quốc thì chẳng là gì cả.
Mà trong trường hợp Manila cho rút 2 chiếc tàu đánh cá đó đi, thì Trung Quốc chứng tỏ rằng họ kiểm soát được bãi cạn Scaborough. Và đó là sách lược “tằm ăn rỗi” của Bắc Kinh, từ từ tiến lên. Chuyện xảy ra là phía Trung Quốc tới đánh cá, còn Philippines tới kiểm soát vì cho là phía Trung Quốc vi phạm lãnh hải của mình, tức áp dụng luật Philippines tại vùng biển mà Manila cho là thuộc chủ quyền của họ. Nhưng bây giờ Trung Quốc mang tàu đến cứ tiếp tục hành động như vậy và thử thách tàu của Philippines, trong khi tàu chiến Philippines không còn ở đó nữa, tàu hải giám cũng rút về rồi, chỉ còn mấy chiếc tàu dân sự thôi. Và nếu mấy chiếc dân sự này rút đi thì chứng tỏ Trung Quốc có sự hiện ở đó,  Scaborough Shoal trở thành thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc. Bắc Kinh lại đi được một bước nữa.
Thanh QuangCảm ơn GS Nguyễn Mạnh Hùng.

Không có nhận xét nào: