Bác sĩ quân y phi hành – Thiếu tá hải quân Hoa Kỳ Josephine Nguyễn Cẩm Vân trong một chuyến đi Việt Nam giúp bệnh nhân nghèo
Một cô gái trẻ Việt Nam vừa là bác sĩ vừa là thiếu tá hải quân Hoa Kỳ. Đó là câu chuyện thành công của bác sĩ-thiếu tá quân y phi hành Josephine Nguyễn Cẩm Vân mà Tạp chí Thanh Niên có dịp giới thiệu với quý vị trong chương trình hôm nay.
Thiếu tá Cẩm Vân: Cả hai chị em tôi đều vào Học viện Hải quân Mỹ và tốt nghiệp năm 1999. Chúng tôi tham gia quân đội vì ảnh hưởng từ cha mình. Ông từng phục vụ hải quân của miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Cha tôi thường nói về tình yêu và sự cống hiến cho đất nước. Vì thế, chị em tôi quyết định tham gia quân đội Mỹ để phục vụ đất nước đã cưu mang và cho mình cơ hội phát triển.
Trà Mi: Chị có thể cho biết đôi chút về công việc của chị hiện nay?
Thiếu tá Cẩm Vân: Tôi đang khám chữa bệnh tại Trung tâm quân y Walter Reed, bệnh viện tại bang Maryland này chuyên phục vụ các quân nhân trong quân đội và hải quân Mỹ. Ngoài ra, tôi còn chịu trách nhiệm tuyển dụng các sinh viên gia nhập hải quân. Tôi cũng nằm trong ban xét duyệt cấp học bổng cho các sinh viên muốn theo học y khoa, rồi sau khi ra trường, họ sẽ làm việc cho hải quân trong 4 năm. Tôi đi nhiều nơi trên nước Mỹ thuyết trình với sinh viên để chia sẻ kinh nghiệm trong hải quân. Tôi hoàn tất thời gian làm bác sĩ nội trú tại đại học Pensylvania chuyên khoa da liễu vào năm 2010. Sau đó tôi được lệnh tới trung tâm Walter Reed công tác.
Trà Mi: Trước đó, công việc của chị thế nào? Là một thiếu tá hải quân phi hành chắc chị thường xuyên công tác xa nhà?
Thiếu tá Cẩm Vân: Sau khi tốt nghiệp Học viện Hải quân, tôi vào trường y Stanford ở California trong 4 năm. Hoàn thành thời gian thực tập, tôi vào trường bay ở Florida. Thời gian học bay đối với bác sĩ quân y là nửa năm. Sau đó tôi sang Nhật, làm y sĩ phi hành khoảng 2 năm.
Trà Mi: Một cô gái Việt Nam tham gia quân đội chắc chắn có nhiều khó khăn, thử thách. Chị có thể sơ lược một vài khó khăn mà chị cảm thấy lớn nhất đối với chị trên con đường binh nghiệp?
Thiếu tá Cẩm Vân: Bước vào Học viện Hải quân, tôi phải rời ba mẹ, không còn được cha mẹ bên cạnh chăm sóc như trước, phải tự lập hoàn toàn và học cách trở thành một người lãnh đạo. Thêm vào đó là những yêu cầu về thể chất và những kỷ luật nghiêm ngặt của quân trường. Đó là những cái tôi sợ nhất lúc đó, nhưng giờ đây nhìn lại, tôi hiểu rằng để trưởng thành, người trẻ cần phải bước ra khỏi vành đai an toàn của riêng mình. Bốn năm ở Học viên Hải quân là những năm gian khó nhất đối với tôi. Tôi chỉ tập trung vào đèn sách và học tập nền giáo dục của quân đội. Để thực hiện ước mơ trở thành bác sĩ, tôi phải nỗ lực từng ngày. Và tôi gặt hái được thành quả khi tôi tốt nghiệp với thứ hạng á khoa. Đối với tôi, thử thách lớn nhất là học cách trở thành một người lãnh đạo từ chính những giá trị của mình. Giờ đây tôi vui mừng vì đạt được vị trí hôm nay để với những giá trị Á Châu mà tôi thừa kế tôi có thể cống hiến trong lĩnh vực y khoa lẫn trong vị trí lãnh đạo ở hải quân.
Thiếu tá Cẩm Vân: Bước vào Học viện Hải quân, tôi phải rời ba mẹ, không còn được cha mẹ bên cạnh chăm sóc như trước, phải tự lập hoàn toàn và học cách trở thành một người lãnh đạo. Thêm vào đó là những yêu cầu về thể chất và những kỷ luật nghiêm ngặt của quân trường. Đó là những cái tôi sợ nhất lúc đó, nhưng giờ đây nhìn lại, tôi hiểu rằng để trưởng thành, người trẻ cần phải bước ra khỏi vành đai an toàn của riêng mình. Bốn năm ở Học viên Hải quân là những năm gian khó nhất đối với tôi. Tôi chỉ tập trung vào đèn sách và học tập nền giáo dục của quân đội. Để thực hiện ước mơ trở thành bác sĩ, tôi phải nỗ lực từng ngày. Và tôi gặt hái được thành quả khi tôi tốt nghiệp với thứ hạng á khoa. Đối với tôi, thử thách lớn nhất là học cách trở thành một người lãnh đạo từ chính những giá trị của mình. Giờ đây tôi vui mừng vì đạt được vị trí hôm nay để với những giá trị Á Châu mà tôi thừa kế tôi có thể cống hiến trong lĩnh vực y khoa lẫn trong vị trí lãnh đạo ở hải quân.
Trà Mi: Theo chị, tinh thần lãnh đạo có ý nghĩa thế nào đối với nữ giới nói riêng, cũng như đối với tuổi trẻ, nói chung.
Thiếu tá Cẩm Vân: Người có tinh thần lãnh đạo là người luôn đặt người khác lên trước bản thân mình, luôn sẵn sàng làm việc nhiều nhất và không bao giờ vụ lợi cá nhân. Khi tôi tốt nghiệp trường y Stanford và Học viện Hải quân, nhiều người cho rằng chắc là tôi hạnh phúc và hãnh diện lắm. Mặc dù bên ngoài tôi nói là tôi rất phấn khích, nhưng trong lòng tôi không vui lắm. Nhiều năm qua tôi đã suy nghĩ về điều này và lý do mà tôi không vui là vì tôi đã quá tập trung vào công việc của riêng mình để được vào những trường danh tiếng, ra trường hạng cao, và trở thành một bác sĩ. Nhưng giờ đây, trong cương vị một bác sĩ, tôi hướng sự tập trung của mình vào bệnh nhân, vào những người xung quanh tôi. Đó mới chính là thành tựu làm tôi hài lòng nhất. Trách nhiệm mới của tôi trong Hải quân là tuyển dụng sinh viên gia nhập vào hải quân và trở thành các bác sĩ quân y. Tôi đặc biệt chú ý tới những sinh viên gốc Á, đặc biệt là người Việt Nam. Các giá trị của người Việt dạy tôi về truyền thống gia đình, tinh thần làm việc chăm chỉ, và biết nghĩ đến người khác. Các giá trị của người Mỹ dạy tôi phải vươn ra ngoài vành đai an toàn của mình, đặt mình vào những tình huống khó khăn, và phát triển thành một người lãnh đạo. Đó là những điều tôi muốn chia sẻ với các bạn thanh niên để các bạn trở thành những nhà lãnh đạo, thành công trong các lĩnh vực mà các bạn đam mê.
Thiếu tá Cẩm Vân: Người có tinh thần lãnh đạo là người luôn đặt người khác lên trước bản thân mình, luôn sẵn sàng làm việc nhiều nhất và không bao giờ vụ lợi cá nhân. Khi tôi tốt nghiệp trường y Stanford và Học viện Hải quân, nhiều người cho rằng chắc là tôi hạnh phúc và hãnh diện lắm. Mặc dù bên ngoài tôi nói là tôi rất phấn khích, nhưng trong lòng tôi không vui lắm. Nhiều năm qua tôi đã suy nghĩ về điều này và lý do mà tôi không vui là vì tôi đã quá tập trung vào công việc của riêng mình để được vào những trường danh tiếng, ra trường hạng cao, và trở thành một bác sĩ. Nhưng giờ đây, trong cương vị một bác sĩ, tôi hướng sự tập trung của mình vào bệnh nhân, vào những người xung quanh tôi. Đó mới chính là thành tựu làm tôi hài lòng nhất. Trách nhiệm mới của tôi trong Hải quân là tuyển dụng sinh viên gia nhập vào hải quân và trở thành các bác sĩ quân y. Tôi đặc biệt chú ý tới những sinh viên gốc Á, đặc biệt là người Việt Nam. Các giá trị của người Việt dạy tôi về truyền thống gia đình, tinh thần làm việc chăm chỉ, và biết nghĩ đến người khác. Các giá trị của người Mỹ dạy tôi phải vươn ra ngoài vành đai an toàn của mình, đặt mình vào những tình huống khó khăn, và phát triển thành một người lãnh đạo. Đó là những điều tôi muốn chia sẻ với các bạn thanh niên để các bạn trở thành những nhà lãnh đạo, thành công trong các lĩnh vực mà các bạn đam mê.
Trà Mi: Giờ đây nhìn lại chặng đường đã trải qua, điều gì chị hài lòng nhất và điều gì chị cảm thấy chưa thật sự hài lòng?
Thiếu tá Cẩm Vân: Bây giờ là lúc tôi cảm thấy mình hạnh phúc nhất vì tôi không còn tập trung vào bản thân mình hay những gì mình mong muốn cho bản thân nữa mà vào những người xung quanh và giúp đỡ họ.
Thiếu tá Cẩm Vân: Bây giờ là lúc tôi cảm thấy mình hạnh phúc nhất vì tôi không còn tập trung vào bản thân mình hay những gì mình mong muốn cho bản thân nữa mà vào những người xung quanh và giúp đỡ họ.
Trà Mi: Chị có về Việt Nam 3 lần, trong những chuyến đi đó chị đi với tư cách cá nhân hay với tổ chức? Các chuyến đi kéo dài bao lâu và chị đã làm được những gì tại Việt Nam?
Thiếu tá Cẩm Vân: Một chuyến tôi đi với Project Vietnam, một tổ chức được nhiều người biết đến ở bang California hằng năm về Việt Nam khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo. Hai lần khác tôi đi cùng bạn bè. Chúng tôi đã tự mua các thiết bị y tế mang về giúp một số làng quê nhỏ bé ở miền Nam Việt Nam. Từ những chuyến đi này, tôi học được bài học rằng chúng ta không nên than phiền mà hãy sống và giúp đỡ người khác hết lòng. Tôi muốn nói với các bạn trẻ rằng các bạn đừng than phiền, mà ngược lại, hãy chấp nhận những khó khăn và học hỏi từ đó. Hãy luôn mỉm cười và giữ thái độ lạc quan. Khó khăn sẽ giúp chúng ta trưởng thành và trở thành những thành viên đóng góp hữu ích cho xã hội.
Thiếu tá Cẩm Vân: Một chuyến tôi đi với Project Vietnam, một tổ chức được nhiều người biết đến ở bang California hằng năm về Việt Nam khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo. Hai lần khác tôi đi cùng bạn bè. Chúng tôi đã tự mua các thiết bị y tế mang về giúp một số làng quê nhỏ bé ở miền Nam Việt Nam. Từ những chuyến đi này, tôi học được bài học rằng chúng ta không nên than phiền mà hãy sống và giúp đỡ người khác hết lòng. Tôi muốn nói với các bạn trẻ rằng các bạn đừng than phiền, mà ngược lại, hãy chấp nhận những khó khăn và học hỏi từ đó. Hãy luôn mỉm cười và giữ thái độ lạc quan. Khó khăn sẽ giúp chúng ta trưởng thành và trở thành những thành viên đóng góp hữu ích cho xã hội.
Trà Mi: Trong tương lai, chị có dự định trở lại Việt Nam?
Thiếu tá Cẩm Vân: Vâng, mùa hè năm nay, tàu bệnh viện của hải quân Mỹ USS Mercy sẽ thực hiện chuyến đi nhân đạo 3 tháng tới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương bắt đầu từ tháng 7. Chúng tôi sẽ ghé Việt Nam 2 tuần trong chuyến đi này. Tôi tham gia với tư cách là một bác sĩ quân y Hoa Kỳ trong đoàn khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo.
Thiếu tá Cẩm Vân: Vâng, mùa hè năm nay, tàu bệnh viện của hải quân Mỹ USS Mercy sẽ thực hiện chuyến đi nhân đạo 3 tháng tới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương bắt đầu từ tháng 7. Chúng tôi sẽ ghé Việt Nam 2 tuần trong chuyến đi này. Tôi tham gia với tư cách là một bác sĩ quân y Hoa Kỳ trong đoàn khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo.
Trà Mi: Bài học lớn nhất từ tất cả những kinh nghiệm chị đã trải qua tại quân trường với hải quân và trong ngành y là gì?
Thiếu tá Cẩm Vân: Có rất nhiều điều tôi học được trong những năm qua và thời gian gần đây tôi đọc rất nhiều sách về khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Tới được Hoa Kỳ là cơ hội tốt nhất mà tôi và gia đình tôi có được. Vì vậy, tôi muốn đóng góp lại cho nước Mỹ bằng cách tham gia vào các vấn đề đối ngoại, ứng dụng các giá trị Á Châu và kinh nghiệm có được trong quân đội Mỹ để giúp cải thiện các mối quan hệ giữa Mỹ với các nước.
Trà Mi: Trên chặng đường thành công, chị ứng dụng các giá trị của người Việt Nam và các giá trị của một người Mỹ bao nhiêu phần trăm?
Chị bị ảnh hưởng nhiều bởi những giá trị Việt Nam truyền thống hay bởi những giá trị của nước Mỹ nhiều hơn?
Chị bị ảnh hưởng nhiều bởi những giá trị Việt Nam truyền thống hay bởi những giá trị của nước Mỹ nhiều hơn?
Thiếu tá Cẩm Vân: Ai hỏi tôi rằng tôi là người Việt hay người Mỹ, tôi sẽ trả lời tôi là cả hai. Tôi thấy người Việt là người tử tế nhất. Tôi học được cách giao tế, tương tác với mọi người từ việc tiếp xúc với những người Việt quanh mình. Sinh trưởng ở Mỹ cho tôi những cơ hội mà ở Việt Nam không có được. Cả hai yếu tố này tạo nên con người tôi ngày nay và tôi biết ơn cả hai.
Trà Mi: Chị quyến luyến, gần gũi với nguồn gốc và quê hương của mình, nếu có thể góp phần cho quê hương của mình, chị sẽ làm gì?
Thiếu tá Cẩm Vân: Câu hỏi này cũng là điều tôi suy nghĩ hằng ngày. Tôi muốn khuyến khích các bạn trẻ Việt Nam đừng tập trung vào bản thân mình mà hãy nghĩ về những người xung quanh. Thành tựu lớn nhất trong đời sống là sự phục vụ người khác. Mục tiêu của tôi trong tương lai là tiếp tục về Việt Nam cho dù là trong sứ mạng nhân đạo với hải quân. Đó là điều tôi rất đam mê và hy vọng sẽ tiếp tục.
Trà Mi: Cảm ơn chị rất nhiều về thời gian dành cho cuộc trao đổi này. Xin chúc chị nhiều thành công trong sự nghiệp và trong những chuyến đi nhân đạo về Việt Nam.
Tạp chí Thanh Niên vừa gửi đến quý vị câu chuyện thành công của một cô gái trẻ Việt Nam, bác sĩ quân y phi hành-thiếu tá hải quân Josephine Nguyễn Cẩm Vân, hiện đang công tác tại Trung tâm quân y Walter Reed, tiểu bang Maryland, Hoa Kỳ. Để nghe lại câu chuyện này cùng nhiều gương thành công khác của giới trẻ Việt Nam, mời quý vị vào trang nhà voatiengviet.com.
Tạp chí Thanh Niên chia tay với quý vị và các bạn tại đây và hẹn tái ngộ cùng quý vị trong một câu chuyện mới vào giờ này, tuần sau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét