Pages

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

Một số ý kiến ban đầu về kết quả Hội nghị TW5 Khóa XI


Blog Quan Lam Bao
Lời QLB: Hãy đọc chính báo lề Đảng nói về Văn Giang và Tiên Lãng để thấy rõ nhân dân cả nước đều hiểu rõ bản chất của vụ việc như Quan Làm báo chúng tôi đã nêu.
Nhìn thực tế từ các vụ cưỡng chế thu hồi đất (tại Miền Bắc), có thể gợi lên một số vấn đề cần có sự xem xét, đánh giá rõ hơn:
Nhìn từ Hiến pháp, luật và thực tế
- Tính chất hệ thống của các vụ cưỡng chế thu hồi đất từ vụ cưỡng chế tại Tiên Lãng, qua các vụ cưỡng chế tại Bắc Giang, Vụ Bản, …. đến vụ tại Văn Giang. Tại Văn Giang, Công ty Vihajico đã đầu tư xây dựng tuyến đường từ chân cầu Vĩnh Tuy đến TP Hưng Yên cho UBND tỉnh để đổi lấy 500 ha thực hiện dự án Ecopark.
- Điều đáng lưu ý là dự án Ecopark nằm trên tuyến đường mà Vihajico xây cho tỉnh Hưng yên nên có thể nói là tuyến đường này, về thực chất, là một bộ phận cấu thành của dự án Ecopark, đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Ecopark. Mặt khác cũng cần lưu ý là Công ty Vihajico  được thành lập vào ngày 19/8/2003 nhưng đến 31/10/2003 đã được TTg phê duyệt dự án Ecopark, giao đất cho Vihajico để thực hiện dự án này.. Mặt khác, công ty Trong chừng mực nhất định, có thể thấy đấy là hoạt động có tính chất tổ chức của các nhóm lợi ích hoạt động tại các địa bàn khác nhau tại Miền Bắc ? Phải chăng các vụ cưỡng chế tại Bắc giang-Vụ bản có tính chất thăm dò phản ứng và thấy dư luận xã hội (và các cơ quan chức năng khác, không có phản ứng gì rõ rết nên các nhóm lợi ích trên thị trường BĐS thực hiện một mũi tiến công mạnh hơn tại Văn Giang để tiếp tục thăm dò thái độ, phản ững của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, cũng như phản ứng của dư luận xã hội.

- Ngay sau vụ cưỡng chế tại Tiên Lãng, rộ lên vấn đề phải sửa đổi Luật đất đai nhưng với một nét chủ yếu là đòi hỏi phải thay đổi chế độ sở hữu đất đai, theo đó phải công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất. Điều này cũng dẫn đến việc phải sửa điều tương ứng của Hiến pháp 1992. Đòi hỏi này đã tồn tại từ lâu và các thế lực thù địch đã đạt kết quả ban đầu bằng dùng Luật để sửa đổi Hiến pháp. Tại Luật tổ chức Chính phủ được thông qua tại kỳ họp thứ 10, QH K X, tuy điều 6, khoản 4 và tại điều 9, khoản 6 đã nhắc lại nguyên văn nhiệm vụ của Chính phủ được quy định tại điều 112, khoản 4 của Hiến pháp là Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn “… quản lý và bảo đảm sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu toàn dân, …” nhưng ngay tại điều 9 khoản 6 nói trên lại quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ là “… thực hiện chức năng chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại DN có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật.” Tiếp đó, tại Luật dân sự được thông qua tại kỳ họp thứ 7 của QH K XI, điều 200 đã xác định là “Tài sản thuộc hình thức sở hữu Nhà nước bao gồm đất đai, ….” Qua đó đã thực hiện việc sửa đổi Hiến Pháp bằng chuyển các tài sản thuộc sở hữu toàn dân thành tài sản thuộc sở hữu Nhà nước.
-Tuy nhiên, trước xu hướng đòi hỏi thay đổi chế độ sở hữu toàn dân, HN TƯ 5 đã có khẳng định lại là vẫn tiếp tục thực hiện chế độ sở hữu toàn dân, đồng thời có làm rõ là Nhà nước là đại diện chủ sở hữu (chứ không phải là chủ sở hữu như tại Luật dân sự) và có nhiệm vụ quyền hạn là phải thực hiện chức năng quản lý tài sản thuộc sở hữu toàn dân (như điểu 112, khoản 4 của Hiến pháp. Đồng thời xác định rõ mổi quan hệ giữa “quyền sở hữu tài sản” với “quyền sử dụng tài sản, quyền sử dụng tài sản là một loại hàng hóa đặc biệt”. Qua đó phủ định xu  hướng coi việc người có quyền sử dụng tài sản lại có những quyền thừa kế, chuyển nhựơng, … là, về thực chất là sự đồng nhất quyền sử dụng tài sản với quyền sở hữu tài sản. Quan điểm coi “quyền sử dụng tài sản là một loại hàng hóa” được thừa nhân tại các điều khoản tương ứng của Luật dân sự của các nước và của VN.
Trong nền sản xuất hàng hóa, nền kinh tế thị trường, quyền sử dụng tài sản được coi là một loại hàng hóa đã xuất hiện từ dưới chế độ xã hội nô lệ dưới hình thức cho vay tiền. Qua đó người chủ sở hữu tiền giao bán quyền sử dụng tiền cho người đi vay và giá bán quyền sử dụng đó là khoản lãi mà người đi vay phải trả cho người cho vay. Sau này quyền sử dụng tài sản được mở sang các lĩnh vực khác, chẳng hạn như trên thị trường BĐS qua các hình thức thuê đất, thuê nhà; trên thị trường lao động, đã chuyển từ hình thức mua bán sức lao động của người nô lệ sang mua bán quyền sử dụng sức lao động của người lao động không còn là nô lệ, dưới hình thức thuê, mướn lao động. …. Thế nhưng, không rõ vì lý do gì, các Luật gia và các nhà khoa học vê Luật vẫn không nhận thức và khẳng định quyền sử dụng tài sản là một loại hàng hóa mà chỉ dừng lại ở quyền sở hữu tài sản với các quyền tương ứng (thừa kế, chuyển nhượng, …) để đi tới đồng nhất quyền sử dụng tài sản với quyền sở hữu tài sản.
Chính vì thế nên một số nội dung của HN TƯ 5, chẳng hạn về chế độ sở hữu toàn dân, vẫn chưa được một số người chấp nhận và chắc chắn trong số những người đó, có những người thuộc nhóm lợi ích BĐS. Do đó cũng cần thấy là NQ HN TƯ 5 không được sự đồng thuận cao như các NQ HN TƯ 3, 4.
Nhưng người dân đồng tình và ủng hộ việc khẳng định chế độ sở hữu toàn dân là hợp lý, nhưng cần phải phân định rõ ràng về vấn đề đại diện chủ sở hữu toàn dân là ai (Quốc hội )  và trách nhiệm quyền hạn chỉ là người đại diện chứ không phải là chủ sở hữu vì vậy cần có quyền bầu và miễn nhiệm đại biểu QH thuộc về nhân dân(cử tri cả nước).
N.Lang
Theo Tầm nhìn

Không có nhận xét nào: